Các nguyên tắc của sử dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) (Trang 36 - 38)

quả hình thành biểu tượng không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)

2.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Mục đích của TCHT là hình thành biểu tượng không gian cho trẻ MGN (4 - 5 tuổi). Vì vậy, nhiệm vụ chơi (nhiệm vụ nhận thức), luật chơi và hành động chơi của trò chơi phải tạo cho trẻ hứng thú, tập trung và đòi hỏi trẻ sử dụng.

Các kiến thức, kĩ năng, thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa), trẻ phải nỗ lực tìm kiếm phương thức giải quyết nhiệm vụ

nhận thức mà trò chơi đặt ra cho trẻ. Vì vậy, việc thiết kế TCHT nhằm hình thành biểu tượng không gian cho trẻ 4 - 5 tuổi hướng tới mục đích làm phong phú, chính xác, khái quát hơn những biểu tượng không gian đã có ở trẻ, giúp trẻ luyện tập, nhận biết, phân biệt, so sánh, khái quát không gian của các sự vật hiện tượng.

2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hấp dẫn

Việc thiết kế TCHT nhằm hình thành biểu tượng không gian cho trẻ 4 - 5 tuổi phải luôn gắn với đặc điểm cá nhân (nhu cầu, xúc cảm, tình cảm, trình độ phát triển của trẻ).

Việc thiết kế và TCHT hình thành biểu tượng không gian cho trẻ 4 - 5 tuổi phải thực sự hấp dẫn trẻ, lôi cuốn sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ, phải luôn gắn với đặc điểm cá nhân (nhu cầu, xúc cảm, tình cảm, trình độ phát triển của trẻ, với tính chất hoạt động của trò chơi) để trẻ tự tình nguyện tham gia vào trò chơi, tích cực vận dụng vốn hiểu biết của mình để giải quyết nhiệm vụ nhận thức trong hoàn cảnh chơi sinh động, hấp dẫn, muốn chơi tiếp.

Tên gọi của trò chơi phải phù hợp với nhiệm vụ, nội dung chơi và khêu gợi trẻ mong muốn, khao khát được tham gia vào trò chơi.

Nội dung các trò chơi phải bám sát vào nội dung chương trình giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi đang hiện hành và phù hợp với đặc điểm nhận thức về không gian của trẻ. Phải huy động được kiến thức, kỹ năng mà trẻ đã có vào việc giải quyết các nhiệm vụ nhận thức sao cho tạo ra “vùng phát triển gần nhất” ở trẻ.

Cách chơi dễ nhớ, hấp dẫn và phù hợp với khả năng của trẻ. Giáo viên dễ tổ chức hướng dẫn trò chơi và trẻ có thể tự tổ chức trò chơi sau khi được cô giáo hướng dẫn chơi.

Đồ chơi phải đẹp, hấp dẫn, dễ kiếm, dễ làm, dễ tận dụng từ nguồn sẵn có trong lớp và địa phương….

2.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính phát triển

Nguyên tắc này đòi hỏi khi thiết kế trò chơi trong hình thành biểu tượng không gian cho trẻ khi yêu cầu nhận thức, luật chơi, hành động chơi phải được phức tạp hóa dần từ dễ tới khó, từ đơn giản đến phức tạp theo một trình tự lôgic. Những kiến thức mới phải dựa trên những kiến thức trẻ đã học, đồ chơi phải làm cơ sở cho trẻ tiếp thu những kiến thức sau nhằm từng bước phát triển biểu tượng về không gian cho trẻ.

2.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đa dạng

Việc thiết kế trò chơi trong hệ thống phải đa dạng, phong phú. Cần tạo ra những hình thức mới cho một nội dung hình thành biểu tượng không gian đã cũ, cần làm tăng độ mới lạ, hấp dẫn tránh dập khuân, trùng lặp hình thức của những trò chơi cũ nhằm tạo cơ hội cho trẻ thực hành, vận dụng vốn hiểu biết thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và sử dụng khả năng tư duy của mình để giải quyết nhiệm vụ nhận thức trong tình huống chơi da dạng, phong phú.

2.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính linh hoạt

Việc thiết kế TCHTnhằm hình thành biểu tượng không gian cho trẻ 4 - 5 tuổi không nhất thiết phải theo một trình tự nhất định mà tùy theo nội dung của chương trình quy định, theo hoạt động chơi của trẻ, điều kiện trò chơi, năng lực tổ chức, hướng dẫn của giáo viên để tạo nên một hệ thống trò chơi luôn mới.

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)