Thử nghiệm gồm 3 giai đoạn: Thử nghiệm điều tra -> thử nghiệm hình thành -> thử nghiệm kiểm tra
* Giai đoạn 1: Thử nghiệm điều tra
Tiến hành thử nghiệm điều tra để tìm hiểu mức độ hình thành BTKG cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) thông qua việc sử dụng TCHT của trẻ ở cả hai nhóm TN và ĐC.
Giai đoạn này chúng tôi dự giờ, trò chuyện, quan sát, sử dụng hệ thống bài tập để tiến hành kiểm tra mức độ hình thành BTKG của trẻ ở cả hai nhóm TN và ĐC trong điều kiện bình thường và tương đương nhau về mọi mặt.
Ở nhóm đối chứng , chúng tôi đề xuất giáo viên vẫn tiến hành dạy trẻ nhằm hình thành BTKG cho trẻ MG 4 - 5 tuổi theo cách thông thường. Ở nhóm TN, chúng tôi đề xuất giáo viên tiến hành tổ chức dạy trẻ hình thành BTKG cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua TCHT theo các giáo án do chúng tôi biên soạn trong đó có sử dụng hệ thống các biện pháp đề cập đến trong đề tài ( Phụ lục 5 ).
Với các trò chơi đã được xây dựng chúng tôi tiến hành cho trẻ ở nhóm thử nghiệm.
+ Chuẩn bị địa điểm, trang thiết bị và dụng cụ Địa điểm cho trẻ chơi phải sạch sẽ, thoáng mát.
Trang thiết bị và dụng cụ chơi phải đẹp, đủ, đảm bảo tính khoa học, an toàn. + Giới thiệu trò chơi để tăng thêm sự hứng thú của trẻ. Giáo viên có thể cho trẻ chơi trò chơi, kể chuyện hay đọc đồng dao phù hợp với nội dung trò chơi.
+ Giải thích và làm mẫu trò chơi
+ Trẻ thực hiện trò chơi được nhiều lần va nâng cao dần yêu cầu của trò chơi.
Với những trò chơi mới cần cho trẻ được chơi nhiều lần. Khi trẻ đã có kinh nghiệm vận động thì giáo viên nâng cao dẫn yêu cầu của trò chơi để trẻ hứng thú khi chơi.
+ Quá trình chơi
Giáo viên luôn quan sát và khuyến khích trẻ vận động, kịp thời sửa sai cho trẻ nếu trẻ thực hiện không đúng luật. Luôn chú ý tới tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu có biểu hiện mệt mỏi thì phải ngừng chơi và chuyển sang hoạt động khác nhẹ nhàng hơn.
+ Kết thúc chơi
Tạo không khí thoải mái, nhận xét buổi chơi. Giáo viên nên đánh giá những mặt tốt, mặt tích cực của trẻ nhằm kích thích trẻ muốn được chơi tiếp vào những buổi sau.
Việc thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thường. Trình độ giáo viên ở 2 nhóm thử nghiệm và đối chứng đều từ trung cấp sư phạm mẫu giáo trở lên.
Trong quá trình tổ chức thử nghiệm, chúng tôi theo dõi, trao đổi với giáo viên để có những thông tin cần thiết, lập phiếu đánh giá, dự giờ và ghi lại chi tiết một số biểu hiện của trẻ khi tham gia vào TN như hứng thú, mức độ nắm kiến thức, kỹ năng, thái độ. Kết quả hoạt động của trẻ được biểu hiện qua lời nói, hành động và sản phẩm hoạt động của trẻ.
* Giai đoạn 3: Thử nghiệm kiểm tra
Thử nghiệm kiểm tra nhằm đánh giá kết quả của giai đoạn 2 TN hình thành và khẳng định tính đúng đắn của đề tài.
Sau khi tiến hành xong TN hình thành chúng tôi tiến hành thử nghiệm kiểm tra bằng cách quan sát, trò chuyện, sử dụng hệ thống bài tập … để tìm hiểu mức độ hình thành BTKG cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TCHT của trẻ ở cả hai nhóm TN và ĐC. Sau đó chúng tôi lấy số liệu, xử lý số liệu để đánh giá kết quả TN.