Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 4 – 5 tuổi (Trang 43 - 51)

Sau khi thu hồi phiếu chúng tôi đã sử dụng công thức tính giá trị trung bình và tần xuất để xử lí số liệu và đã thu được kết quả như sau:

* Tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.

Đã số giáo viên Mầm non đều đã nhận thấy rằng việc rèn luyện kĩ năng tự nhận thức về bản thân cho trẻ 4 - 5 tuổi là rất cần thiết, góp phần giáo dục tính tích cực của trẻ nói riêng và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ nói chung. Cụ thể:

Có 76,8% số ý kiến cho rằng việc làm này là rất cần thiết, trong khi đó chỉ có 23,29% số ý kiến cho là cần thiết.

* Nhận thức của giáo viên về nội dung - yêu cầu của việc rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân cho trẻ 4 - 5 tuổi.

Bảng 2.2: Thực trạng về mức độ khai thác các nội dung rèn kĩ năng tự nhận thức bản thân cho trẻ 4 - 5 tuổi.

TT Nội dung Các yêu cầu cụ thể Mức độ sử dụng % Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi 1 Kĩ năng tự nhận thức về cơ thể của mình

- Có hiểu tượng về bản thân như một thực thể tự nhiên (tên gọi, các giác quan và các bộ phận)

96,2 3,8 0

- Có nhu cầu quan tâm đến cơ thể,

đồng cảm với người tàn tật 94,6 5,4 0 - Có kĩ năng tâm đến cơ thể, và

biết cách chăm sóc cơ thể 82,7 17,3 0 - Có thái độ đồng cảm, quan tâm

đến người khác, người tàn tật 90,2 9,8 0 2 Kĩ năng tự nhận thức về tình cảm, ý nghĩ, kĩ năng, hành vi của mình - Hình thành hiểu tượng về bản thân như một thực thể xã hội (có suy nghĩ, tình cảm, kĩ năng, hành vi.)

59,3 27,9 12,8

- Biết sử dụng các giác quan và cơ thể để thể hiện tình cảm, suy nghĩ, hành vi, (Biết đưa ra tình cảm, suy nghĩ của người khác, biết lắng nghe, hiểu ý nghĩ của người khác

41,6 49,4 9,6

- Có hứng thú với quá trình suy nghĩ. Tôn trọng suy nghĩ, tình cảm của người khác 38,2 60,5 1,3 3 Kĩ năng tự nhận thức vị

- Trẻ biết được họ tên, địa chỉ gia đình, số điện thoại, tên cha, mẹ và người thân trong gia đình

thế của mình với mọi người xung quanh

- Trẻ biết tên, tuổi, ngày tháng

năm sinh của mình 35,5 62,9 1,6

- Trẻ làm quen với khái niệm “gia đình”, vị trí của trẻ và các thành viên trong gia đình

44,3 48,4 7,3

- Trẻ bước đầu biết đến khái niệm gia phả và làm quen với dòng họ và gia tộc của mình

29,8 57,1 13,1

- Trẻ làm quen về giới tính. Trẻ biết được giới tính của mình và người khác

81,2 12,8 0

Chúng tôi có nhận xét như sau:

Đa số giáo viên mầm non đều đồng ý với những nội dung mà chúng tôi đã đưa ra. Điều đó chứng tỏ rằng, họ nắm được nội dung và nhận thức đúng về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng TNTBT cho trẻ.

Tuy nhiên, khi trả lời về mức độ sử dụng các nội dung trên trong quá trình rèn luyện kĩ năng TNTBT cho trẻ 4 - 5 tuổi trong hoạt động tìm hiểu MTXQ thì các ý kiến đưa ra có sự khác nhau.

- Với nội dung: “Kĩ năng TNTBT cơ thể của mình”, có tới 27 giáo viên cho rằng đã thực hiện thường xuyên, 3 giáo viên mới tỉnh thoảng giáo dục trẻ:

+ Sử dụng các giác quan để tìm hiểu MTXQ có tới 13 giáo viên đã thực hiện thường xuyên, 17 giáo viên thỉnh thoảng mới thực hiện.

+ Trẻ có nhu cầu quan tâm đến cơ thể, đồng cảm với người tàn tật thì có 24 giáo viên thường xuyên thực hiện, còn lại 6 giáo viên thỉnh thoảng.

- Với nội dung: “Kĩ năng TNT về tình cảm, ý nghĩ, kĩ năng, hành vi của bản thân. Hình thành biểu tượng về bản thân như một thực thể xã hội thì chỉ có 22 giáo viên cho rằng thường xuyên thực hiện, thấp hơn so với yêu cầu của nội dung “Kĩ năng TNTBT cơ thể của mình”. Điều đó cũng có nghĩa, với nội dung khó hơn, giáo viên cũng chưa tận dụng cơ hội để dạy trẻ.

+ Biết sử dụng các trạng thái xúc cảm để thể hiện tình cảm, suy nghĩ, hành vi, có 15 giáo viên thực hiện thường xuyên và 15 giáo viên thỉnh thoảng mới thực hiện.

+ Có hứng thú với quá trình suy nghĩ, tôn trọng suy nghĩ, tình cảm của người khác. Có 14 giáo viên cho rằng rất hiếm khi thực hiện, 16 giáo viên thỉnh thoảng mới thực hiện bởi họ cho rằng yêu cầu này cũng tương đối khó đối với trẻ.

- Với nội dung: “Kĩ năng TNTBT về vị thế của mình với mọi người xung quanh”, phần lớn giáo viên đã không chú ý mấy đến nội dung này, chỉ có từ 30,4 đến 47,6% số ý kiến cho là thường xuyên thực hiện. Còn có từ 6,3 đến 13,1% số ý kiến cho rằng hiếm khi thực hiện.

Giáo viên đã giải thích về mức độ khai thác các nội dung trên: Những nội dung nào phù hợp với khả năng của trẻ thì họ thường xuyên sử dụng. Những nội dung khó và không phù hợp thì thỉnh thoảng hoặc hiếm khi được họ thực hiện bởi có thực hiện cũng khó đạt kết quả như mong muốn.

Nhìn chung, kết quả ở bảng 1.2 cho thấy: Giáo viên mầm non đã có một số hiểu biết nhất định về những nội dung của việc rèn luyện kĩ năng TNTBT cho trẻ. Tuy vậy, mỗi giáo viên lại có sự đánh giá các nội dung một cách khác nhau. Phần lớn giáo viên mới chỉ quan tâm đến nội dung “Kĩ năng TNTBT về cơ thể của mình”, với hai nội dung còn lại, chưa thực sự được giáo viên đề cao, đó chính là những nội dung quan trọng không thể thiếu trong việc rèn luyện kĩ năng TNTBT cho trẻ. Chính vì sự nhận thức chưa đầy đủ của giáo viên về vấn đề này nên việc quan tâm đến rèn luyện kĩ năng TNTBT cho trẻ và đánh giá chúng chưa được thoả đáng.

* Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng tự nhận thức về bản thân cho trẻ 4 - 5 tuổi trong hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh.

Bảng 2.3. Thực trạng về biện pháp rèn luyện kĩ năng TNTBT cho trẻ 4 - 5 tuổi trong hoạt động tìm hiểu MTXQ.

TT Biện pháp Mức độ sử dụng (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

thưởng 2 Đàm thoại 99,2 0,8 0 3 Quan sát 98,1 1,9 0 4 Làm mẫu, giải thích 93,4 6,6 0 5 Luyện tập 50,2 39,7 10,1 6 Tạo tình huống có vấn đề 30,2 43,1 26,7

7 Trải nghiệm, thí nghiệm 25,5 74,5 0

Đa số giáo viên mầm non đều đã sử dụng những biện pháp mà chúng tôi đưa ra. Tuy nhiên, mức độ sử dụng của họ không giống nhau. Do vậy, khi trả lời về mức độ sử dụng các biện pháp trên trong quá trình rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân cho trẻ, thì các ý kiến đưa ra có sự khác nhau.

+ Biện pháp đánh giá, động viên, khen ngợi: Được 30 giáo viên sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá chung cả lớp. Ví dụ: Cô thường xuyên nói: “Các con rất giỏi, cô khen cả lớp nào!”. Việc đánh giá, động viên, khen ngợi diễn ra thường xuyên nhưng nhiều khi không kịp thời. Cô mới chỉ chú ý đến một số trẻ tự tin, mạnh dạn, còn đối với trẻ nhút nhát, ít hoạt động cùng các bạn thì cô thường xuyên không chú ý đến.

+ Biện pháp đàm thoại: Cũng là một biện pháp được rất nhiều giáo viên sử dụng. Có tới 25 giáo viên sử dụng thường xuyên, 5 giáo viên thỉnh thoảng. Nhưng trong quá trình tổ chức đàm thoại trên thực tế cho thấy hầu hết câu hỏi của cô đều dập khuôn, máy móc, không phát huy được nhận thức của trẻ. Chủ đề đàm thoại nghèo nàn, bám theo chương trình, thíêu sự mở rộng và sáng tạo. Cô mới chỉ chú ý đến việc đặt câu hỏi cho trẻ mà không chú trọng đến việc tạo điều kiện để trẻ có thể thể hiện nhu cầu, mong muốn thể hiện hiểu biết của mình bằng cách đặt câu hỏi cho cô.

+ Biện pháp quan sát: Có 24 giáo viên sử dụng thường xuyên; 6 giáo viên số giáo viên sử dụng không thường xuyên. Tuy nhiên trong thực tế cho thấy giáo viên mới chỉ dừng lại ở mức độ nhất định, chưa có sự linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn vật mẫu, mô hình ... cho trẻ quan sát. Cô còn thực hiện một cách máy móc, dập khuôn nên hiệu quả của quá trình quan sát chưa cao.

+ Biện pháp làm mẫu, giải thích: Được 27 giáo viên sử dụng thường xuyên; 3 giáo viên thỉnh thoảng. Điều này cho thấy giáo viên vẫn còn quá đề cao hiệu quả của biện pháp giáo dục truyền thống. Nhưng trong quá trình thực hiện giáo viên chưa phát huy được hết ưu điểm, tiềm năng vốn có của biện pháp này. Khi sử dụng chưa có sự phối hợp với các biện pháp khác một cách hợp lí.

+ Biện pháp luyện tập: Có 4 giáo viên cho rằng không bao giờ sử dụng 21 giáo viên thường xuyên và 5 giáo viên là thỉnh thoảng. Trên thực tế các bài luyện tập của cô đưa đến cho trẻ chưa nhiều, nội dung chưa đầy đủ, phương pháp rèn luyện còn nghèo nàn, đơn điệu.... chưa khơi gợi được hứng thú cho trẻ.

+ Biện pháp tạo tình huống có vấn đề: Biện pháp này được 9 giáo viên sử dụng thường xuyên. Nhưng qua khảo sát chúng tôi thấy rằng các tình huống này thường đơn giản, nghèo nàn, quá quen thuộc, ít có sự thay đổi với các tình huống hay, mới lạ, hấp dẫn trẻ; 8 giáo viên thỉnh thoảng sử dụng khi có dự giờ kiểm tra; 13 giáo viên không bao giờ sử dụng vì họ cho rằng gây hứng thú cho trẻ bằng các thủ thuật: đọc thơ, câu đố, bài hát, trực quan... là đủ.

+ Biện pháp trải nghiệm, thí nghiệm: Chỉ có 11 giáo viên thường xuyên sử dụng biện pháp này, 19 giáo viên kiến cho rằng thỉnh thoảng mới sử dụng. Bởi trên thực tế, nhiều giáo viên chưa có nhận thức đầy đủ về tác dụng của biện pháp này đối với việc rèn luyện kĩ năng NTNBT của trẻ. Chỉ có một số ít giáo viên có kinh nghiệm mới thường xuyên sử dụng biện pháp này.

* Nhận thức của giáo viên về việc xác định các cách thức rèn kĩ năng TNTBT của trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá MTXQ.

+ Sử dụng hệ thống các câu hỏi phù hợp với trẻ: Biện pháp này được 26 giáo viên sử dụng câu hỏi phù hợp với trẻ, sử dụng thường xuyên, 4 giáo viên thỉnh thoảng sử dụng câu hỏi. Đôi khi những giáo viên này đưa ra những câu hỏi tương đối khó với trẻ hay những câu hỏi không phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ 4 - 5 tuổi.

+ Sử dụng đồ dùng trực quan phong phú, đa dạng: Có 12 giáo viên thưỡng xuyên sử dụng, còn 18 giáo viên thỉnh thoảng sử dụng nhiều đồ dùng trực quan. Tuy đồ dùng trực quan giúp trẻ nhận thức tốt hơn nhưng không phải lúc nào giáo viên cũng áp dụng. Bởi giáo viên lạm dụng học trình chiếu papoi cho trẻ, giảm bớt đồ dùng thật, cho trẻ học qua trình chiếu.

+ Đưa ra hệ thống các bài luyện tập cho trẻ trải nghiệm với môi trường: Ở biện pháp này có 9 giáo viên thường xuyên cho trẻ tìm hiểu MTXQ bằng cách trải nghiệm môi trường sống. Nhưng qua quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy, giáo viên luyện tập cho trẻ trải nghiệm với môi trường rất đơn giản, chưa đem lại nhiều hiệu quả, trẻ thường được được nhận biết các sự vật, hiện tượng hay được

vui chơi với MTXQ chứ không mang tính chất trải nghiệm môi trường. Có 19 giáo viên thỉnh thoảng cho trẻ trải nghiệm môi trường vì trong quá trình cho trẻ khám phá, trải nghiệm, giáo viên khó bao quát được hết trẻ vì trẻ rất năng động, hiếu kì. Còn 2 giáo viên không bao giờ cho trẻ trải nghiệm với môi trường. Họ cho rằng, trẻ nhỏ chưa biết trải nghiệm môi trường nên chỉ cho trẻ nhận biết về TGXQ hay đơn thuần cho trẻ vui chơi ngoài trời là đủ.

+ Cho trẻ quan sát tranh và kể lại theo tranh: Có 13 giáo viên thường xuyên cho trẻ kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo. Có 10 giáo viên thình thoảng cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo tranh. Có 7 giáo viên không bao giờ cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo tranh. Họ chỉ cho trẻ kể lại chuyện theo ý hiểu của trẻ hay chỉ cho trẻ nhớ được tên các nhân vật trong chuyện, lời thoại của các nhân vật đó. Hiếm khi trẻ được tự kể chuyện sáng tạo theo bức tranh mà cô chuẩn bị.

+ Đưa ra các trò chơi đa dạng, phù hợp: Có 15 giáo viên thương xuyên đưa ra các trò chơi cho trẻ, vì trẻ “học mà chơi, chơi mà học” nên việc áp dụng các trò chơi vào trong những tiết day của cô, giúp cho tiết học thêm sôi nổi và hứng thú. Có 15 giáo viên thình thoảng mới sử dụng trò chơi khác nhau, trò chơi mới. Những trò chơi dành cho trẻ đã quá quen thuộc, ít khi được đổi mới.

+ Dựa vào chủ đề, chủ điểm được giới thiệu trong tài liệu: Ở biện pháp này, có 11 giáo viên thường xuyên sử dụng trong quá trình gây hứng thú, giảng dạy trong tiết học. Có 19 giáo viên thỉnh thoảng mới áp dụng. Tuy dựa vào chủ đề, chủ điểm trong tài liệu nhưng đôi khi giáo viên còn bị nhầm lẫn, nội dung gây hứng thú trước khi vào bài cho trẻ chưa trùng khớp với nội dung bài học.

+ Dựa vào đồ dùng, đồ chơi trong lớp: có 18 giáo viên thường xuyên áp dụng đồ dùng, đồ chơi trong lớp, có 12 giáo viên thỉnh thoảng sử dụng, có 39 giáo viên không sử dụng bao giờ. Theo chúng tôi điều tra thực trang, các giáo viên hầu như không biết khai thác, tận dụng triệt để những đồ dùng, đồ chơi đã có. Những đồ dùng, đồ chơi đó chủ yếu dùng để trang trí lớp học hay dành cho trẻ sử dụng ở các góc chơi. Giáo viên khi chuẩn bị đồ dùng để giảng dạy, thông thường làm các đồ dùng mới liên quan tới tiết dạy, vì mỗi bài dạy lại có cách tiếp cận, cách thực hiện khác nhau.

+ Dựa vào các bài luyện tập cho trẻ trải nghiệm: cũng như biện pháp đưa ra hệ thống các bài luyện tập cho trẻ trải nghiệm với môi trường: Có 14 giáo viên thường xuyên cho trẻ sử dụng, 12 giáo viên thỉnh thoảng áp dụng, có 4 giáo viên không bao giờ thực hiện. Giáo viên có cho trẻ luyện tập, nhưng chất lượng không cao, trẻ chưa biết thế nào là trải nghiệm.

+ Dựa vào hứng thú, nhu cầu, khả năng của trẻ: Có 13 giáo viên thường xuyên thực hiện, 15 giáo viên thỉnh thoảng thực hiện, 2 giáo viên không bao giờ thực hiện biện pháp này. Qua điều tra, chúng tôi thấy được giáo tỉ lệ giáo viên dựa vào hứng thú, nhu cầu và khả năng của trẻ để tiến hành giảng dạy trong tiết học là chưa cao. Trong qua trình giảng dạy giáo viên vẫn chưa chủ động cho trẻ tự tìm hiểu về bản thân. Trẻ tham gia các hoạt động trong trạng thái bị động, quá trình tìm hiểu, khám phá bản thân dưới tác động của giáo viên.

+ Dựa vào mức độ phát triển của trẻ ở mỗi lứa tuổi: có 12 giáo viên sử dụng thường xuyên, có 28 giáo viên thỉnh thoảng sử dụng biện pháp này. Đa số giáo viên biết được mức độ phát triển của trẻ và đưa ra những câu hỏi, tình huống phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ. Đôi khi vẫn còn xảy ra một vài trường hợp đưa ra câu hỏi khó hơn so với trẻ 4 - 5 tuổi.

* Khó khăn:

Giáo viên áp dụng một số biện pháp để rèn kĩ năng TNTBT cho trẻ 4 - 5 tuổi

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 4 – 5 tuổi (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)