Trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn trẻ khám phá MTXQ, giáo viên cần tác động gián tiếp lên trẻ thông qua việc lên kế hoạch, thiết kế hoạt động giảng dạy giúp trẻ khám phá bản thân mình. Để làm được điều đó, người giáo viên phải biết lập kế hoạch, thiết kế hoạt động giảng dạy phù hơp. Không chỉ tiếp thu được tri thức mà trẻ còn phát triển về thể chất và ngôn ngữ, thẩm mĩ, phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội. Từ đó, trẻ sẽ dễ dàng khám phá, tìm hiểu và nhận thức bản thân mình một cách rõ ràng và chuẩn xác hơn.
* Mục đích:
Giúp giáo viên chủ động trong việc triển khai các nội dung giáo dục tự nhận thức bản thân cho trẻ thông qua việc dự kiến các phương pháp, hình thức tổ chức, hướng dẫn đã được cụ thể hóa trong từng kế hoạch đã được thiết kế.
Giáo viên dễ dàng hướng dẫn, giáo dục trẻ trong quá trình khám phá, tìm hiểu nhận thức về bản thân trong quá trình học tập cũng như quá trình khám phá MTXQ một cách rõ ràng, sắc nét.
* Ý nghĩa:
Trẻ hiểu được bản thân mình cần gì và muốn gì. Trẻ hiểu được chính bản thân mình, biết bảo vệ cơ thể và tạo cho trẻ nhiều cơ hội được trải nghiệm nhanh hơn quãng đường phát triển mà trẻ đang đi.
Rèn luyện cho trẻ phát triển về cảm giác và tri giác: Tạo cho trẻ tiếp cận trực tiếp với các đối tượng, huy động tối đa sự tham gia của các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác…) và sự vận động cơ thể để khảo sát sự vật, hiện tượng, và tự đánh giá bản thân.
* Cách tiến hành:
- Căn cứ vào nội dung giáo dục kĩ năng TNTBT trong mỗi chủ đề cụ thể, giáo viên sẽ lên kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá khoa học một cách linh hoạt, đảm bảo hứng thú cho trẻ.
Chẳng hạn:
- Lựa chọn nội dung của chủ đề “Bản thân” phải gần gũi với trẻ, thuộc các lĩnh vực giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với địa phương. Thực hiện nội dung trong các lĩnh vực: Giáo dục tình cảm xã hội, phát triển thể chất và giáo dục phát triển nhận thức hết sức nhấn mạnh.
- Xây dựng mạng hoạt động, hoạt động nhánh chủ đề bản thân theo tuẩn, theo tháng một cách tỉ mỉ, dễ hiểu.
* Chủ đề Bản thân: Gồm các chủ đề nhánh: “Tôi là ai?”, “Cơ thể của tôi?”, “Tôi
cần gì lớn lên và khỏe mạnh?”.
Giáo viên sẽ thiết kế những các hoạt động cụ thể:
+ Nhánh “Tôi là ai”: Đặc điểm riêng của tôi, Cảm xúc và mối quan hệ của tôi, Sở thích và hoạt động yêu thích.
Ví dụ: Hoạt động chung: Khám phá khoa học: Chủ đề: “Bản thân”: - NDTT: Tôi và bạn?
Trò chơi: Đón bạn đến chơi. - NDTT: Đố biết tôi là ai? Trò chơi: Tìm bạn
Chủ đề: “Gia đình”: - NDTT: Ngày sinh nhật của bé Trò chơi: Đài phát thanh - NDTT: Gia đình thân yêu Trò chơi: Bạn có gì khác? + “Cơ thể của tôi”: Bộ phận của cơ thể, Các giác quan. Chủ đề: “Bản thân”: - NDTT: Tôi khỏe mạnh
Trò chơi: Chuông reo ở đâu?
- NDTT: Chức năng của các giác quan Trò chơi: Tai ai thính, mắt ai tinh?
Chủ đề: “Gia đình”: - NDTT: Bé yêu gia đình Trò chơi: Chiếc túi bí mật - NDTT: Gia đình thông thái Trò chơi: Đặt đúng vị trí
+ “Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh”: Sự yêu thương, chăm sóc của người thân, Dinh dưỡng và rèn luyện sức khỏe, Chơi thân thiện với bạn bè, Môi trường ô nhiễm và an toàn.
Chủ đề: “Bản thân”: - NDTT: Bé trưởng thành Trò chơi: Ai chọn đúng
- NDTT: Tìm hiểu về các món ăn hàng ngày Trò chơi: Nên làm và không nên làm
Chủ đề: “Gia đình”: - NDTT: Bé làm nội trợ Trò chơi: Nhà thông thái - NDTT: Gia đình là số 1
Trò chơi: Chọn cho tôi trang phục phù hợp nhất Cụ thể:
* Hoạt động góc:
+ Góc học tập: Giáo viên tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt động như: Xếp các bộ phận cơ thể bé trai, bé gái bằng chấm tròn. Xây dựng mô hình người hoạt hình bằng que diêm, Tổ chức trò chơi đoán tên các bộ phận trên cơ thể…
+ Góc Gia đình: Trẻ thể hiện vai chơi Mẹ - con, Cửa hàng, siêu thị. Đóng các vai trong gia đình, chăm sóc sức khỏe cho mọi người và nấu ăn. Phòng khám bệnh, phòng khám nha khoa: Cách giữ gìn vệ sinh răng miệng và ăn uống hợp lí.
+ Góc tạo hình: Giáo viên tổ chức cho trẻ tô màu, cắt, dán: Làm ảnh tặng bạn thân, tặng mẹ… Vẽ thêm những bộ phận còn thiếu trên cơ thể, thiết kế thời trang…
+ Góc nghệ thuật: Xem tranh truyện giữ gìn cơ thể, Kể lại truyện đã nghe, biểu diễn lại những bài hát, bài múa theo chủ đề…
+ Góc xây dựng: Xếp hình bé tập thể dục, Xây dựng và xếp đường về nhà bé, Xây công viên và xếp hình bé và bạn. Xây dựng ngôi nhà của bé…
* Hoạt động ngoài trời:
+ Tổ chức những trò chơi rèn luyện các giác quan của bé: Tai ai tinh, Ai nhanh hơn, Ai thông minh, Ai đoán giỏi, Nhanh tay nhanh mắt…
* Chủ đề: Gia đình: Gồm các chủ đề nhánh: “Gia đình tôi”, “Họ hàng gia đình”,
+ Trẻ tìm hiểu: “Gia đình tôi”: Các thành viên trong gia đình, công việc của các thành viên trong gia đình, Gia đình là nơi vui vẻ, hạnh phúc…
+ “Họ hàng gia đình”: Cách gọi tên bên nội, bên ngoại. + “Ngôi nhà gia đình ở”: Địa chỉ gia đình, địa chỉ nhà ở. + “Đồ dùng gia đình”: Cách giữ gìn quần áo, bảo vệ bản thân. Ví dụ: Chủ đề: “Bản thân”: - NDTT: Bé yêu của mẹ
Trò chơi: Đoán xem đó là ai? - NDTT: Đố biết tôi ở đâu? Trò chơi: Kết bạn
Chủ đề: “Gia đình”: - NDTT: Gia đình của bé Trò chơi: Địa chỉ nhà cháu - NDTT: Nhà bé ở đâu?
Trò chơi: Tôi có điều bí mật
- Giáo viên tổ chức hướng dẫn, giảng dạy và tổ chức các hoạt động trong ngày cho trẻ như: Hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời…
+ Góc học tập: Trẻ tham gia chơi trò chơi “Ai nhớ giỏi”, trẻ kể tên người thân của mình trong gia đình và chia sẻ với bạn bè, Trẻ xếp hình ngôi nhà, đường về nhà bằng nắp chai…
+ Góc nghệ thuật: giáo viên cho trẻ hát, múa, đọc thơ, kể chuyện theo chủ đề; chọn sách và đọc sách về gia đình, người thân trong gia đình, giới thiệu về bản thân, gia đình của bé; Tô màu các thành viên trong gia đình và ngôi nhà của bé…
+ Góc phân vai: Trẻ tham gia nhiều vai chơi: Chơi Gia đình: chăm sóc người thân, dạy bé nấu ăn, chơi thể thao, đưa con đi khám bệnh ở phong khám đa khoa...; Bác sĩ: Khám bệnh cho bệnh nhân, bé làm ý tá chăm sóc bệnh nhân…
+ Góc tạo hình: tô màu các thành viên trong gia đình; Vẽ, xé dán tranh về gia đình; Làm sách các căn phòng trong nhà.
+ Góc xây dựng: Xây dựng nhà của bé, phòng học của bé, lắp ghép mô hình bé vui chơi…
- Lồng ghép các câu hỏi và một số tình huống cho trẻ trong quá trình trẻ tự nhận thức, khám phá bản thân mình. Đồng thời, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống cho trẻ.
- Tích hợp MTXQ vào các tiết học khác theo chủ đề. Giáo viên chú ý tác động cùng một lúc đến nhiều mặt phát triển khác nhau của trẻ trong quá trình học tập.
Để đạt được hiệu quả cao khi sử dụng biện pháp này, giáo viên cần đảm bảo một số điều kiện sau:
Tạo môi trường giáo dục lành mạnh: Môi trường tự nhiên và môi tường xã hội. - Môi trường tự nhiên: phong phú về nội dung và hình thức thể hiện; an toàn về vật chất và môi trường tiếp xúc. Xử lí linh hoạt các tình huống xảy ra trong qúa trình hoạt động, giúp trẻ giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
- Môi trường xã hội: Trường mầm non, gia đình và cộng đồng đảm bảo nguồn tri thức phong phú, giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu an toàn, tình cảm, tạo ra sự tin tưởng và hiểu biết về môi trường, về bản thân. Tạo ra được nhiều kí ức tốt đẹp, thông tin đúng đắn của trẻ về môi trường, bản thân, về mọi người.