Trước khi tiến hành thử nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ TNTBT của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở cả 2 nhóm TN và ĐC qua chủ đề “Bản thân”
- Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1: Mức độ rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 2 nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm Nhóm trẻ Số trẻ Mức độ rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 2 (Tính theo tiêu chí)
𝜮X
Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3
TN 35 2,66 2,56 2,21 7,43 ĐC 35 2,6 2,63 2,21 7,44 ĐIỂM 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 TC1 TC2 TC3 TN ĐC TIÊU CHÍ
Biểu đồ 3.1: Mức độ kĩ năng tự nhận thức bản thân của trẻ hai nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm
Phân tích bảng 3.1 về kết quả khảo sát trước TN, cho thấy:
- Mức độ rèn luyện kĩ năng TNTBT của trẻ 4 - 5 tuổi ở cả 2 mẫu TN và ĐC là tương đồng và nhìn chung còn thấp.
- Điều này chứng tỏ rằng: ở cả 2 mẫu, trẻ mới chỉ nhận thức được bản thân như một thực thể tự nhiên, nghĩa là biết được cơ thể có các bộ phận, các giác quan. Việc nhận thức bản thân như một thực thể xã hội còn hạn chế, trẻ chỉ biết tên gọi và vị trí của chúng trong gia đình, trong lớp qua cách xưng hô hàng ngày. Trẻ chưa có biểu tượng rằng, mọi người đều có thể suy nghĩ, nhu cầu mong muốn giống nhau, nên cần phải tôn trọng suy nghĩ, tình cảm của mọi người xung quanh.
Chính sự nhận thức còn hạn chế như vậy nên dẫn đến kĩ năng thể hiện cũng còn ở mức độ thấp. Bước đầu trẻ có kĩ năng nhận biết, phân biệt các bộ phận cơ thể, vị trí của nó nhưng kĩ năng nhận biết về bản thân còn lúng túng (Sử dụng các giác quan, bộ phận cơ thể để khám phá chức năng của nó…). Kĩ năng thể hiện ý nghĩ bằng lời nói còn chưa mạch lạc, rõ ràng (Sử dụng câu, diễn đạt ý còn tối nghĩa, khó hiểu…), trẻ cũng đã tỏ ra biết thể hiện tình cảm nhưng lại khó khăn trong việc nhận biết tình cảm của người khác hoặc không để ý đến điều đó. Tất cả những điều này dẫn đến hành vi của trẻ trong quan hệ với bạn, cô giáo chưa thể hiện đúng mực, đôi khi có thể dẫn đến xung đột trong quá trình sinh hoạt và hoạt động.
- Mức độ rèn luyện kĩ năng TNTBT của trẻ ở cả 2 nhóm TN và ĐC là gần như nhau và đều ở mức độ chưa cao.
Điều đó có nghĩa là ở cả 2 mẫu TN và ĐC, mức độ rèn luyện kĩ năng TNTBT của trẻ chưa đạt yêu cầu giáo dục. Trẻ mới chỉ có biểu tượng về bản thân như một thực thể tự nhiên, các hành vi thể hiện chưa phù hợp với hoàn cảnh. Trẻ chưa xác định rõ vị trí của mình trong gia đình và trong mối quan hệ với MTXQ, trẻ sử dụng các giác quan để tìm hiểu MTXQ đúng với yêu cầu đề ra, trẻ biết thể hiện tình cảm, suy nghĩ, kĩ năng, hành vi trong một số tình huống quen thuộc. Từ sự nhận thức còn hạn chế, nên trẻ chưa quan tâm chăm sóc cơ thể, chưa thực sự tự giác thực hiện yêu cầu vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày mà còn phải có sự gợi ý của cô giáo. Một số trẻ có sự cố gắng trong thực hiện các kĩ năng chăm sóc cơ thể nhưng vẫn chưa thành thạo. Về hứng thú, nhu cầu quan
tâm đến cơ thể trẻ mới chỉ dừng lại ở một vài tình huống quen thuộc khi có mặt của giáo viên. Có sự cố gắng trong quan hệ ứng xử với mọi người xung quanh ở một số tình huống nhưng sự duy trì hứng thú trong quá trình giao tiếp chưa bền vững, trẻ nhanh nản và chuyển sang chơi với bạn khác mà không để ý xem bạn có vui lòng không.
- Mức độ rèn luyện kĩ năng TNTBT của trẻ diễn ra không đồng đều ở các tiêu chí trên cả 3 lĩnh vực biểu tượng về bản thân của trẻ, cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ, thái độ của trẻ đối với bản thân mình.
Mức độ rèn luyện kĩ năng TNTBT của trẻ diễn ra ở tất các tiêu chí của cả 3 mặt. + Về biểu tượng về bản thân của trẻ: Cao nhất là ở tiêu chí 1 với 1,25 điểm ở nhóm TN và 1,36 điểm ở nhóm đối chứng. Thấp nhất là tiêu chí 3 với 0,4 điểm ở nhóm TN và 0,41 điểm ở nhóm ĐC.
+ Về cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ: Cao nhất là ở tiêu chí 1 với 1,22 điểm ở nhóm thực nghiệm, tiêu chí 2 với 1,17 điểm ở nhóm ĐC và thấp nhất là ở TC3 với 0,29 điểm ở nhóm TN, 0,38 điểm ở nhóm ĐC.
+ Về thái độ của trẻ đối với bản thân mình: Đối với nhóm TN, cao nhất là tiêu chí 1 với 1,01 điểm, thấp nhất là ở tiêu chí 3 với 0,26 điểm. ở nhóm ĐC, cao nhất là tiêu chí 1 với 1,18 điểm và thấp nhất là tiêu chí 3 với 0,29 điểm.
Sự phát triển không đồng đều này có thể là do mức độ yêu cầu khó hơn ở các tiêu chí sau so với độ tuổi và khả năng của trẻ và việc hình thành nó cần có thời gian, không thể nóng vội. Điều này cho thấy rằng khi sử dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng TNTBT của trẻ không thể tiến hành đồng loạt với cả 3 tiêu chí ở các lĩnh vực: Biểu tượng về bản thân của trẻ, cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ, thái độ của trẻ đối với bản thân mình mà phải căn cứ vào độ khó dễ của từng tiêu chí và phải xét đến những hạn chế về lứa tuổi của trẻ.
Qua quá trình quan sát, chúng tôi thấy có những nét nổi bật sau:
+ Về biểu tượng về bản thân của trẻ: Đa số trẻ ở cả 2 nhóm TN và ĐC đều mới chỉ biết được tên gọi của một số bộ phận, giác quan và vị trí của chúng trên cơ thể, trẻ mới chỉ biết tác dụng của một số bộ phận, giác quan đơn giản: mắt để nhìn, tai để nghe, tay để cầm…. Bên cạnh đó còn có một số trẻ chưa hiểu hoặc
hiểu một cách không chuẩn xác về các bộ phận trên cơ thể của bản thân. Trong hoạt động thực nghiệm, những trẻ này thường tỏ ra chậm chạp khi trả lời các câu hỏi của cô, có trẻ không tham gia vào hoạt động mà cô giáo tổ chức. Đó là các cháu như: Anh Tú, Văn Tú, Hà Phương, Hải Long…Về tình cảm, ý nghĩ, kĩ năng, hành vi, trẻ bước đầu nhận biết được tình cảm của mình trong quan hệ với mọi người xung quanh, tuy nhiên cách thể hiện tình cảm chưa được phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Về vị trí bản thân của trẻ trong xã hội, có một số ít trẻ nhận biết về vị trí của mình trong gia đình, trong lớp học tương đối tốt, trẻ không chỉ biết được về bản thân trẻ mà còn kể được những thành viên trong gia đình của mình như bố, mẹ tên gì, làm gì…Nhưng cũng có một số trẻ nhận biết về vị trí của bản thân chỉ đạt ở mức độ trung bình còn chưa chính xác, có thể trẻ trả lời câu hỏi tốt nhưng tham gia vào trò chơi, giải quyết bài tập tình huống chưa tốt, còn có sự nhầm lẫn trong cách xưng hô (cháu Hữu Kiên, Hải Long, Quang Hưng…). Lí do dẫn đến kết quả này có thể do biểu tượng về vị trí xã hội của bản thân trẻ còn mờ nhạt, chưa rõ ràng. Những trẻ đó phần lớn là thụ động, ít tham gia các hoạt động trong lớp một cách tự nguyện, còn rụt rè, nhút nhát.
+ Về cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ: Cả hai nhóm TN và ĐC, trẻ mới chỉ biết sử dụng các giác quan để tìm hiểu MTXQ đúng với yêu cầu đề ra. Việc sử dụng các giác quan và cơ thể để thể hiện tình cảm, suy nghĩ, hành vi còn hạn chế, mới chỉ thực hiện được trong một số tình huống quen thuộc thông qua điệu bộ, cử chỉ, lời nói trong giao tiếp ứng xử với bạn, với cô. Tuy nhiên trẻ còn yếu trong việc nhận ra tình cảm, hiểu ý nghĩ, hành vi của người khác mà cần phải có sự gợi ý của cô.
Về kĩ năng chăm sóc các giác quan, bộ phận cơ thể, một số ít trẻ có ý thức đối với các kĩ năng vệ sinh hàng ngày: rửa mặt, rửa tay, đánh răng, chải tóc… một cách tự giác, tích cực mà phải có sự gợi ý, nhắc nhở của cô giáo.
+ Về thái độ của trẻ đối với bản thân mình: Qua kết quả khảo sát cho thấy, trẻ ở cả hai nhóm TN và ĐC cũng đều tương đương nhau và đều đạt ở mức độ trung bình đối với tất cả các tiêu chí. Cụ thể, sự hứng thú với quá trình vệ sinh hàng ngày chưa bền vững, không ổn định, chưa thành thói quen đối với trẻ để trẻ có thể tự giác trong sinh hoạt hàng ngày. Trẻ chưa thể hiện được nhu cầu quan tâm đến cơ thể trong mọi tình huống mà chỉ mới thể hiện được khi có sự gợi ý,
hướng dẫn của giáo viên. Trẻ chưa tích cực thể hiện mình trong quá trình tự nhận thức. Kĩ năng thể hiện của trẻ ở cả hai nhóm còn vụng về, lúng túng. Trẻ chưa tích cực tham gia vào đánh giá và tự đánh giá hành vi quan tâm đến cơ thể của những người xung quanh.
* Kết quả khảo sát cho thấy:
Trẻ ở cả hai mẫu bước đầu đã có một số biểu hiện của khả năng tự nhận thức bản thân nhưng mới chỉ ở mức độ trung bình và mức độ thấp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hi vọng vào việc có thể hình thành khĩ năng TNTBT cho trẻ ở mức độ cao hơn bởi ở trẻ đã có những biểu hiện ban đầu của sự nhân thức này.
Qua phân tích kết quả chúng tôi thấy rằng: Để nâng cao mức độ tự nhận thức của trẻ 4 - 5 tuổi, trong quá trình TN cần chú ý các vấn đề sau:
- Cần phải sử dụng các biện pháp giáo dục hướng đến củng cố nhận thức của trẻ về bản thân như thực thể tự nhiên và tập trung vào việc giúp trẻ nhận thức bản thân như một thực thể xã hội (có tình cảm, suy nghĩ, kĩ năng, hành vi…)
- Việc rèn luyện kĩ năng TNTBT không chỉ thông qua việc cung cấp kiến thức mà còn chú trọng đến việc hình thành, rèn luyện kĩ năng và thái độ. Có như vậy thì nhận thức của trẻ về bản thân càng đầy đủ và chính xác.