Biện pháp 1: Khai thác nội dung giáo dục kĩ năng tự nhận thức bản thân cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi thông qua các chủ đề trong chương trình giáo

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 4 – 5 tuổi (Trang 53 - 57)

thân cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua các chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non

* Mục đích:

- Giúp giáo viên có thể lựa chọn và khai thác các nội dung giáo dục tự nhận thức bản thân một cách cụ thể, chi tiết, phù hợp với từng nội dung trong các chủ đề của chương trình giáo dục mầm non hiện hành. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể dễ dàng lựa chọn nội dung tổ chức hoạt động khám phá MTXQ gắn với việc giáo dục tự nhận thức bản thân cho trẻ một cách hiệu quả.

- Cung cấp cho trẻ những kiến thức, kĩ năng cần thiết liên quan đến nội dung tự nhận thức bản thân. Phát triển chủ đề, duy trì tối đa hứng thú của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ ứng dụng những kiến thức, kĩ năng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động. Tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm những cảm xúc khác nhau, hình thành thái độ đúng đắn đối với cuộc sống xung quanh, hình thành tính độc lập, tự tin vào bản thân.

Đồng thời, dựa trên cơ sở đó khai thác được nội dung học tập và khám phá tri thức cho trẻ 4 - 5 tuổi để từ đó có phương pháp giảng dạy và điều chỉnh quá trình lĩnh hội, hình thành kĩ năng TNTBT cho phù hợp, đúng đắn.

* Ý nghĩa:

Giúp trẻ kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống.

Dạy học theo chủ đề thông qua hoạt động khám phá MTXQ tác động đến quá trình học và làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn và hấp dẫn hơn; rèn luyện kĩ năng TNTBT cho trẻ thêm đầy đủ hơn và rõ ràng hơn.

* Cách tiến hành:

- Trong mỗi chủ đề, giáo viên xác định và xây dựng kế hoạch cho các hoạt động chính, coi đó là những hoạt động cơ bản tạo cơ hội cung cấp, củng cố kinh nghiệm, làm tăng sự tò mò, hứng thú, hài lòng ở trẻ, tạo những động cơ mới để phát triển chủ đề. Chính vì vậy mà giáo viên cần chuẩn bị kĩ lưỡng những hoạt động này nhằm gây được ấn tượng mạnh đầu tiên với trẻ. Hoạt động chính hoạt động mà từ đó có thể tổ chức các hoạt động xoay quanh đó.

Ví dụ:

* Trong chủ đề: Gia đình: Bao gồm các nội dung:

+ Gia đình của bé

+ Đồ dùng trong gia đình + Nhu cầu của gia đình bé

Đối với chủ đề Gia đình giáo viên cần khai thác nội dung cần thiết giúp trẻ nhận thức được bản thân như: Tên của mình, tên của bố, mẹ; nhận biết được các thành viên trong gia đình và sự thay đổi cũng như mối quan hệ trong gia đình (Nhánh: Gia đình của bé). Trẻ biết cách xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, trẻ tự nhận thức được việc ghi nhớ, học thuộc địa chỉ nhà ở của mình để tránh được một số mối nguy hiểm không may xảy ra như trẻ đi lạc hay bi bắt cóc…

* Chủ đề Giao thông:

+ Biết được một số quy định về giao thông: Đi làn đường bên tay phải. + Nhận biết được một vài biển báo giao thông cho người đi bộ, tự chấp hành luật lệ an toàn giao thông đề bảo vệ bản thân.

+ Giáo viên cho trẻ nhận thức được tại sao phải chấp hành luật lệ giao thông. Đồng thời, hướng dẫn và giúp trẻ rèn luyện một số kĩ năng sống, kĩ năng cần thiết trong khi tham gia giao thông: giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không.

+ Cô tổ chức hoạt động để trẻ khám phá, trả lời các câu hỏi và giải quyết các vấn đề đặt ra trong bản lập kế hoạch như hoạt động tham quan, quan sát, thảo luận, trò chuyện, phỏng vấn, tìm hiểu qua sách, tranh ảnh, khám phá trực tiếp thông qua thực hành, thí nghiệm, lao động...các hoạt động thể hiện.

* Chủ đề Gia đình:

+ “Gia đình tôi”: Trẻ biết họ tên, giới tính của mọi người trong gia đình, hiểu được các mối quan hệ trong gia đình.

+ “Ngôi nhà gia đình ở”: Trẻ biết địa chỉ nhà của gia đình và biết các thành viên sống trong cùng một ngôi nhà.

+ “Họ hàng của gia đình”: Trẻ biết xưng hô với mọi người trong gia đình một cách phù hợp, Có kĩ năng giao tiếp phù hợp với chuẩn mực văn hóa.

* Chủ đề Nghề nghiệp:

+ Trẻ tham gia chơi đóng vai theo chủ đề về một số nghề trong xã hội: Biết được vị trí của mình trong xã hội, tính chất công việc của nghề nghiệp trẻ tham gia.

+ Cần cho trẻ khám phá được bản thân mình, trẻ biết được những điểm mạnh, điểm yếu của mình. Khi trẻ nhận thức được ưu điểm và nhược điểm thì trẻ sẽ tự tin phát huy những điểm mạnh và giáo viên sẽ định hướng để trẻ khắc phục những nhược điểm của bản thân để trẻ hoàn thiện hơn, mạnh dạn hơn và giúp trẻ cảm thấy hiểu bản thân mình hơn.

+ Không những vậy, trẻ còn vạch định cho mình những ước mơ hay nhận thức được bản thân mình muốn gì, lớn lên trẻ muốn làm nghề gì và nghề nào trẻ cảm thấy phù hợp với mình. Trong nhánh: Con lớn lên muốn làm gì? (Bé tập làm cô giáo, Bé biết gì về nghề y, Bé tập làm chú xây dựng, Bé biết gì về nghề nông?) trẻ nói lên suy nghĩ của mình về nghề nghiệp trẻ thích và trẻ muốn làm. Trẻ nhận thức được đặc điểm công việc của từng nghề trong xã hội để từ đó đưa ra quyết định, và mong muốn của mình.

* Chủ đề Thế giới thực vật, Thế giới động vật:

+ Vai trò của thực vật, động vật đối với đời sống, sức khỏe của mỗi người. + Trẻ biết sử dụng các loại thực phẩm như thế nào an toàn và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.

+ Biết công dụng và tác dụng của các loại thực phẩm được làm từ động vật và thực vật.

* Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên:

+ Trẻ nhận biết được khí hậu, thời tiết và các hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người.

+ Biết mặc trang phục phù hợp với thời tiết và các mùa trong năm. + Có một só thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh. + Phòng tránh những nơi nguy hiểm liên quan đến sức khỏe con người.

* Chủ đề Quê hương – Đất nước – Bác hồ: + Tên đất nước trẻ đang sinh sống.

+ Biết Quốc tịch, dân tộc của bản thân.

+ Trang phục truyền thống của dân tộc mình: Trẻ là dân tộc thiểu số có trang phục truyên thống là gì: Tày, Nùng, Mường, Thái, Ê đê…

Trong quá trình học tập, giáo viên lồng ghép những câu hỏi liên quan đến nội dung bài học về nhận thức bản thân cho trẻ, hay đưa ra những bài thơ, câu truyện nhằm góp phần rèn luyện cho trẻ một số kĩ năng TNT cơ bản và cần thiết.

* Điều kiện thực hiện:

Để đạt được hiệu quả cao khi sử dụng biện pháp này, giáo viên cần đảm bảo một số điều kiện sau:

- Giáo viên chú ý quan sát trẻ trong quá trình trẻ khám phá MTXQ theo chủ đề. Xử lí linh hoạt các tình huống xảy ra, giúp trẻ giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

- Trong quá trình hoạt động, khám phá, trẻ thích thú, hào hứng tham gia và rất hiếu động. Vì vậy trẻ phải có một số kiến thức về kĩ năng cơ bản để trẻ biết tự bảo vệ mình trong quá trình nhận thức, quá trình tiếp thu các tri thức mới.

- Cách gây hứng thú cho trẻ phải được diễn ra một cách tự nhiên, nên tạo tình hướng có vấn đề để trẻ có thể tự mình giải quyết và quá trình khám phá MTXQ theo các chủ đề diễn ra một cách sôi nổi, hiệu quả, thành công. Qua đó, trẻ biết và nắm bắt thêm một số kĩ năng mới trong quá trình tự nhận thức; nó còn kích thích trẻ tự tìm hiểu và khám phá chính bản thân mình.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 4 – 5 tuổi (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)