Kết quả sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 4 – 5 tuổi (Trang 75 - 88)

Để kiểm chứng lại kết quả của chương trình thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra kết qủả sau TN. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2: Mức độ rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 2 nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm Nhóm trẻ Số trẻ Mức độ rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản

thân của trẻ 4 - 5 tuổi (Tính theo tiêu chí) 𝜮X

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3

TN 35 4,26 4,14 3,8 12,2

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 TC1 TC2 TC3 TN ĐC ĐIỂM TIÊU CHÍ

Biểu đồ 3.2: Mức độ kĩ năng tự nhận thức bản thân của trẻ ở nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm.

Kết quả bảng 3.2 cho thấy, mức độ TNTBT của trẻ trong nhóm TN cao hơn hẳn nhóm ĐC.

- Về biểu tượng về bản thân của trẻ: Điểm trung bình cộng của nhóm TN là 4,26 điểm, của nhóm ĐC là 3,37 điểm. Độ chênh lệch giữa 2 nhóm là: 0,89 điểm.

- Về cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ: Điểm trung bình cộng của nhóm TN là 4,14 điểm, của nhóm ĐC là 3,26 điểm. Độ chênh lệch giữa 2 nhóm là: 0,88 điểm.

- Về thái độ của trẻ đối với bản thân mình: Điểm trung bình cộng của nhóm TN là 3,8 điểm, của nhóm ĐC là 2.93 điểm. Độ chênh lệch giữa 2 nhóm là: 0.87 điểm.

Sự chênh lệch về mức độ TNTBT của trẻ diễn ra ở cả 3 mặt: biểu tượng về bản thân của trẻ, cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ, thái độ của trẻ đối với bản thân mình và ở các tiêu chí của từng mặt đó. Trong đó sự chênh lệch cao nhất là ở biểu tượng về bản thân của trẻ của cả 2 mặt: biểu tượng về bản thân của trẻ, cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ đó là các tiêu chí:

- Có biểu tượng về bản thân như một thực thể tự nhiên. - Biết sử dụng các giác quan để tìm hiểu MTXQ.

- Có biểu tượng về vị trí của bản thân trong xã hội. - Biết chăm sóc cơ thể và quan tâm đến người khác.

Tuy vậy, ở những tiêu chí khác cũng có sự phát triển cao hơn so với trước thực nghiệm, cụ thể:

a) Mức độ rèn luyện kĩ năng TNTBT của trẻ ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều cao hơn trước thực nghiệm

Nếu trước thực nghiệm điểm TBC của nhóm ĐC ở biểu tượng về bản thân của trẻ là 2,92 điểm, cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ là 2,63 điểm, mặt thái độ của trẻ với bản thân là 2,6 điểm thì sau khi thực nghiệm đã tăng lên: Về biểu tượng về bản thân của trẻ: 3,37 điểm tăng 0,45 điểm; Về cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ: 3,1 điểm tăng 0,47 điểm; Về thái độ của trẻ đối với bản thân mình: 2.93 điểm tăng 0,33 điểm.

Ở nhóm thực nghiệm, nếu trước thực nghiệm điểm TBC của biểu tượng về bản thân của trẻ là 2,66 điểm cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ là 2,56 điểm, thái độ của trẻ đối với bản thân mình là 2,21 điểm thì sau khi thực nghiệm đã tăng lên: Về biểu tượng về bản thân của trẻ: 4,26 điểm tăng 1,6 điểm ; Về cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ: 4,14 điểm tăng 1,58 điểm; Về thái độ của trẻ đối với bản thân mình: 3,8 điểm tăng 1,59 điểm.

b) Sau khi thực nghiệm kĩ năng TNTBT của trẻ ở nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng.

Mặc dù sau thực nghiệm mức độ TNTBT của trẻ ở cả hai nhóm đều tăng cao hơn trước thực nghiệm, nhưng ở nhóm thực nghiệm mức độ TNTBT của trẻ tăng cao hơn ở nhóm đối chứng cả về ba mặt: biểu tượng về bản thân của trẻ, cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ, thái độ của trẻ đối với bản thân mình. Cụ thể:

* Sau thực nghiệm điểm TBC của nhóm TN ở cả 3 mặt: biểu tượng về bản thân của trẻ: 4,26 điểm; cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ: 4,14 điểm; thái độ của trẻ đối với bản thân mình: 3,8 điểm.

Điểm TBC của nhóm ĐC: biểu tượng về bản thân của trẻ: 3.37 điểm; cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ: 3,1điểm; Thái độ của trẻ đối với bản thân mình: 2.93 điểm.

Điểm chênh lệch về biểu tượng về bản thân của trẻ: TN cao hơn ĐC 0,89 điểm; về cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ: TN cao hơn ĐC 1.04 điểm; về thái độ cử trẻ về bản thân: TN cao hơn ĐC 0,87 điểm.

Qua quan sát trẻ trong các hoạt động tìm hiểu MTXQ, chúng tôi thấy cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ TNTBT của trẻ ở mẫu TN tiến bộ rõ rệt so với trước TN và cao hơn so với trẻ ở mẫu ĐC.

- Ở nhóm TN:

+ Về biểu tượng về bản thân của trẻ: đa số trẻ biết được tên của mình, tên của các bộ phận trên cơ thể, các giác quan và vị trí của nó, hiểu ý nghĩ của các giác quan cũng như các bộ phận của cơ thể) : Con tên là Ngọc Huyền, con năm nay 4 tuổi, con có 2 cái chân để đi, 2 cái tay để cầm, 1 cái miệng để nói, 1 cái mũi để thở, 2 cái mắt để nhìn và có 1 cái đầu để suy nghĩ...(Cháu Ngọc Huyền – Lớp 4B1).

Trẻ cũng đã biết bày tỏ suy nghĩ của mình trong từng hoàn cảnh cụ thể: Con buồn khi bị cô giáo phạt bởi con nói chuyện riêng trong lớp và con không khóc vì như thế là xấu (Cháu Lan Hương - Lớp 4B2).

Trẻ cũng đã biết vị trí bản thân trong gia đình, trường mầm non, biết tên các thành viên trong gia đình: Gia đình con có 4 người: bố con tên là Hoà-làm Bác sĩ, mẹ con tên là Ngân, làm cô giáo, anh con tên là Trung và con tên là Thịnh, nhà con ở Thị xã Phú Thọ (Cháu Đức Thịnh – Lớp 4B1).

Đa số trẻ đều trả lời được các câu hỏi khi cô đưa ra, tham gia các hoạt động, giải quyết các bài tập, tình huống một cách nhiệt tình, sáng tạo. Trẻ tự lực tham gia vào các hoạt động, ít khi cần sự giúp đỡ của cô.

+ Về cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ: Đa số trẻ đã biết sử dụng các giác quan để tìm hiểu MTXQ; biết dùng tay để cầm, nắm, sờ; mũi để ngửi; miệng, lưỡi để nếm; chân để chạy, nhảy...biết thể hiện tình cảm, suy nghĩ, điều khiển hành vi; biết khi vui, khóc, buồn, biết tìm cách giải quyết những vấn

đề nào đó...; biết chăm sóc cơ thể: ăn uống đủ chất, tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh, biết giữ gìn vệ sinh thân thể...

+ Về thái độ của trẻ đối với bản thân mình: Phần lớn trẻ có nhu cầu quan tâm đến cơ thể, có hứng thú với quá trình suy nghĩ, biết cách ứng xử với mọi người xunh quanh; biết nhường đồ chơi cho bạn, lấy nước cho bạn uống, cất dọn đồ giúp bạn, giúp cô...Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số ít trẻ chỉ thực hiện khi có yêu cầu của giáo viên hoặc ở một số tình huống nhưng chưa đúng với một số tình huống chung.

Ở nhóm TN, mức độ TNTBT của trẻ đồng đều hơn và thể hiện ở cả 3 mặt: Biểu tượng về bản thân của trẻ, cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ, thái độ của trẻ đối với bản thân mình.

- Về mặt biểu tượng về bản thân của trẻ: Số trẻ có biểu hiện tự nhận thức bản thân ở mức độ cao chiếm 57.1% là 20/35 trẻ, mức độ tương đối cao chiếm 42.9% là 15/35 trẻ tăng lên so với đầu vào. Đặc biệt số trẻ ở mức độ trung bình thấp và rất thấp là không có. Bên cạnh đó còn có một số trẻ chưa hiểu hoặc hiểu một cách không chuẩn xác về các bộ phận trên cơ thể của bản thân. Trong hoạt động thực nghiệm, những trẻ này thường tỏ ra chậm chạp khi trả lời các câu hỏi của cô. Đó là các cháu như: Ánh Dương, Quang Trung, Minh Huệ, Đình Phong. Về tình cảm, ý nghĩ, kĩ năng, hành vi, trẻ đã nhận biết được tình cảm của mình trong quan hệ với mọi người xung quanh, tuy nhiên cách thể hiện tình cảm chưa được phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, chưa thể hiện được kĩ năng tự điều chỉnh hành vi của mình. Về vị trí bản thân của trẻ trong xã hội, có một số ít trẻ nhận biết về vị trí của mình trong gia đình, trong lớp học tương đối tốt, trẻ không chỉ biết được về bản thân trẻ mà còn kể được những thành viên trong gia đình của mình như bố, mẹ tên gì, làm gì…Nhưng cũng có một số trẻ nhận biết về vị trí của bản thân chỉ đạt ở mức độ trung bình còn chưa chính xác, có thể trẻ trả lời câu hỏi tốt nhưng tham gia vào trò chơi, giải quyết bài tập tình huống chưa tốt, còn có sự nhầm lẫn trong cách xưng hô (cháu Hồng Ngọc, Mai Lan, Nam Tuấn). Lí do dẫn đến kết quả này có thể do biểu tượng về vị trí xã hội của bản thân trẻ

còn mờ nhạt, chưa rõ ràng. Trẻ ít tham gia các hoạt động trong lớp một cách tự nguyện, còn rụt rè, nhút nhát.

- Cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ: Mức độ cao chiếm 45,7% là 16/35 trẻ; Mức độ tương đối cao chiếm 54,3% là 19/35 trẻ.

Về kĩ năng chăm sóc các giác quan, bộ phận cơ thể, trẻ đã có ý thức đối với các kĩ năng vệ sinh hàng ngày: rửa mặt, rửa tay, đánh răng, chải tóc… một cách tự giác, tích cực mà không phải có sự gợi ý, nhắc nhở của cô giáo. Tuy nhiên trẻ thực hiện các kĩ năng đó chưa được thuần thục, còn ngượng ngùng, đặc biệt là khi trẻ buộc tóc như cháu: Khánh Linh, Bích Ngọc, Quỳnh Mai.

- Thái độ của trẻ đối với bản thân mình: Mức độ cao chiếm 20% là 7/35 trẻ; Tương đối cao chiếm 62,86% là 22/35 trẻ; Mức độ trung bình chiếm 17,14% là 6/35 trẻ. Đặc biệt là không còn trẻ nào ở mức độ thấp và rất thấp.

Ở nhóm đối chứng: Mức độ tự nhận thức bản thân của trẻ có cao hơn so với trước, nhưng sự chênh lệch không đáng kể.

- Về biểu tượng về bản thân của trẻ: có 5 trẻ đạt ở mức độ cao chiếm 14.3%, có 51.4% là 18/35 trẻ đạt ở mức tương đối cao; 31.4% là 11/35 trẻ đạt ở mức độ trung bình.

Trẻ đã nhận thức được bản thân như một thực thể tự nhiên, nghĩa là biết được cơ thể có các bộ phận, các giác quan. Việc nhận thức bản thân như một thực thể xã hội không còn hạn chế như trước, trẻ biết tên gọi và vị trí của chúng trong gia đình, trong lớp qua cách xưng hô hàng ngày. Trẻ đã biết mọi người đều có thể suy nghĩ, nhu cầu mong muốn không giống nhau, nên cần phải tôn trọng suy nghĩ, tình cảm của mọi người xung quanh. Một số bạn đã cố gắng và tích cực hoạt động nên vốn hiểu biết và rèn luyện kĩ năng TNTBT được cải thiện, tăng lên rõ rệt như cháu: Nam Khánh, Hải Yến, Thu Phương, Chí Hòa… Kĩ năng thể hiện ý nghĩ bằng lời nói đã mạch lạc, rõ ràng hơn. Đó là trẻ biết sử dụng câu đúng ngữ pháp, diễn đạt ý rõ nghĩa, dễ hiểu,… trẻ cũng đã tỏ ra biết thể hiện tình cảm, không còn thấy quá khó khăn trong việc nhận biết tình cảm của người khác và biết bộc lộ tình cảm với mọi người xung quanh.

- Về cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ: chiếm 2.86% là 1/35 trẻ đạt ở mức độ cao; 42.86% là 15/35 trẻ đạt mức tương đối cao; 48.6% là 17/35

trẻ đạt ở mức trung bình; 5.7% là 2/35 trẻ đạt ở mức độ thấp, không có trẻ ở mức độ rất thấp.

- Về thái độ của trẻ đối với bản thân mình: 2,86% là 1/35 trẻ đạt mức độ cao; 31.4% là 11/35 trẻ đạt mức tương đối cao; 60% là 21/35 trẻ đạt ở mức trung bình; 5.7% là 2/35 trẻ đạt ở mức độ thấp và cũng không có trẻ nào đạt ở mức độ rất thấp.

c) Mức độ TNTBT của trẻ trong nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm phát triển cao hơn so với trước thực nghiệm. Có thể thấy rõ điều này trong bảng sau:

Bảng 3.3: Mức độ rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân của trẻ nhóm TN trước và sau TN

Nhóm trẻ Số trẻ

Mức độ rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản

thân của trẻ 4 - 5 tuổi (Tính theo tiêu chí) 𝜮X

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3

Trước TN 35 2,66 2,56 2,21 7,43 Sau TN 35 4,26 4,14 3,8 12,2 ĐIỂM 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 TC1 TC2 TC3 Trước TN Sau TN TIÊU CHÍ

Biểu đồ 3.3: Mức độ kĩ năng tự 8nhận thức bản thân của trẻ ở nhóm TN trước TN và sau TN.

Về mặt biểu tượng về bản thân của trẻ, điểm TBC của trẻ trước TN là 2,26 điểm, sau TN là 4,26 điểm. Sự chênh lệch điểm TBC giữa trước và sau TN là 1,6 điểm. Về cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ: điểm TBC của trẻ trước TN là 2,56 điểm, sau TN là 4,14 điểm. Sự chênh lệch điểm TBC giữa trước và sau TN là 1,58 điểm.

Về thái độ của trẻ đối với bản thân mình: điểm TBC của trẻ trước TN là 2,21 điểm, sau TN là 3,8 điểm. Sự chênh lệch điểm TBC giữa trước và sau TN là 1,59 điểm. Sự chênh lệch về điểm TBC giữa trước và sau thực nghiệm ở các mặt: Biểu tượng về bản thân của trẻ, cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ, thái độ của trẻ đối với bản thân mình cụ thể ở từng tiêu chí cũng tăng lên rõ rệt.

- Về biểu tượng về bản thân của trẻ: Sự chênh lệch điểm diễn ra cao nhất ở tiêu chí 2 với 0,66 điểm (Trước TN: 1,01; Sau TN: 1,67) và thấp nhất là ở tiêu chí 3 với 0,39 điểm (Trước TN: 0,4; Sau TN: 0,79). Điều này chứng tỏ rằng, chúng ta có thể hình thành cho trẻ kĩ năng TNTBT, cụ thể là giúp trẻ có biểu tượng về bản thân như là một thực thể tự nhiên đến nhận thức bản thân như là một thực thể xã hội nếu biết sử dụng biện pháp tác động phù hợp với trẻ. Tuy nhiên kĩ năng tự nhận thức cũng còn phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi đứa trẻ, vào sự phát triển cá nhân, do đó cần phải dựa vào đặc điểm nhận thức riêng của từng đứa trẻ để giáo dục cho phù hợp.

- Về cách thức khai thác khả năng của bản thân ở trẻ: Sự chênh lệch điểm diễn ra cao nhất ở tiêu chí 2 với 0,69 điểm (Trước TN: 1,05; Sau TN: 1,74) và thấp nhất là ở tiêu chí 1 với 0,35 điểm (Trước TN: 1,22; Sau TN: 1,57). Qua TN, chúng tôi thấy sau khi sử dụng các biện pháp giáo dục phù hợp, trẻ đã biết sử dụng các giác quan để tìm hiểu MTXQ một cách thành thạo hơn, biết sử dụng chúng để thể hiện tình cảm, ý nghĩ, kĩ năng, hành vi của mình thông qua điệu bộ, cử chỉ lời nói một cách tương đối rõ ràng, kết quả đạt được cao hơn hẳn trước TN. Ví dụ: Cháu Mai Hương, Hoàng Long, Phạm Đăng đã biết thể hiện tình cảm, ý nghĩ, kĩ năng của mình một cách rõ rằng hơn sau khi thực nghiệm. Trẻ không còn cảm thấy mất tự tin, e dè khi thể hiện cảm xúc và sợ hãi khi người khác biết cảm xúc của mình... Tuy nhiên, độ chênh lệch ở tiêu chí 1 không nhiều cũng bởi do đây

là tiêu chí tương đối dễ và trước khi tiến hành thực nghiệm, trẻ cũng đã thể hiện tương đối tốt tiêu chí này như cháu: Mai Anh, Nhật Anh, Thu Huyền.

- Về thái độ của trẻ đối với bản thân mình: Sự chênh lệch điểm diễn ra cao

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 4 – 5 tuổi (Trang 75 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)