Biện pháp 3: Rèn kĩ năng tự nhận thức bản thân thông qua hoạt động trải nghiệm môi trường sống

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 4 – 5 tuổi (Trang 61 - 63)

trải nghiệm môi trường sống

Các kĩ năng TNTBT giúp trẻ tiếp thu, xử lí thông tin qua các hành động cụ thể liên quan đến việc tìm hiểu, khám phá chính mình. Các kĩ năng này có liên quan với nhau, được hình thành và phát triển trên cơ sở của nhau. Việc rèn luyện các kĩ năng này cần thiết không chỉ cho việc học mà còn cần cho việc xử lí các vấn đề hàng ngày.

* Mục đích:

Hình thành ở trẻ các kĩ năng cần thiết trong qua trình học tập, khám phá và phát triển kĩ năng TNTBT thông qua hoạt động khám phá và trải nghiệm MTXQ.

* Ý nghĩa:

Trẻ tham gia hoạt động khám phá MTXQ, trải nghiệm môi trường sống giúp trẻ hình thành cho mình một số thói quen, nền nếp tốt. Từ đó, trẻ tự ý thức được bản thân, rèn luyện cho mình một số kĩ năng sống cơ bản: kĩ năng ứng xử, giao tiếp, kĩ năng độc lập, tư duy, kĩ năng đạt mục tiêu và tự điều chỉnh hành vi…

* Cách tiến hành:

- Đổi mới phương pháp giảng dạy, thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực.

- Vận dụng linh hoạt các nội dung của giáo dục kĩ năng sống tùy theo từng giai đoạn hoạt động giáo dục ngooài tiết học và điều kiện cụ thể của từng môn học.

- Giáo viên tạo ra động lực cho trẻ, giúp trẻ tham gia một cách tích cực vào quá trình hình thành kĩ năng sống nói chung và kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng TNTBT, kĩ năng ứng phó với cảm xúc… thông qua một số hoạt động. Cụ thể:

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mẫu giáo nên có ý nghĩa với hoạt động nhận thức của trẻ.

Giáo viên tổ chức các hoạt động vui chơi hâp dẫn, sôi nổi, giúp trẻ cảm thấy hứng thú và tham gia một cách tích cực. Từ đó, hình thành biểu tượng chính xác, phong phú những khái niệm sơ đẳng. Tạo cơ hội cho trẻ vận dụng tri thức về MTXQ vào quá trình chơi, góp phần củng cố kĩ năng nhận thức cho trẻ.

Trong hoạt động vui chơi tại các góc, giáo viên phân các góc chơi với nội dung khác nhau: góc xây dựng, y tế, góc học tập… Trẻ tham gia các góc chơi theo sở thích của mình và nắm được đặc điểm của góc chơi đó.

Ví dụ: Góc Y tế: Trẻ hiểu được ý nghĩa của các giác quan và các bộ phận trên cơ thể của bản thân trẻ cũng như của bạn. Qua đó, giúp trẻ nhận biết được đặc điểm cấu tạo và các chức năng hoạt động của các giác quan, các bộ phận trên cơ thể. Trẻ hình thành kĩ năng chăm sóc cơ thể và có mong muốn quan tâm, chăm sóc các bạn khác và đặc biệt là các bạn khuyết tật.

Ví dụ: Cho trẻ chơi trò chơi Đóng vai theo chủ đề: chủ đề gia đình. Trong quá trình chơi, trẻ nhập vào vai chơi, biết thay đổi cách xưng hô phù hợp khi tham gia chơi, trẻ không còn xưng hô theo quan hệ Bạn - Tớ; Tớ - Cậu mà thay vào đó là Mẹ - con; Cháu - bà; Anh - em… Trẻ tự nhận thức được rằng khi chơi trẻ được tham gia một mối quan hệ mới, không đơn thuần là mối quan hệ bạn bè thông thường. Trẻ đã biết tự điều chỉnh hành vi, ngôn ngữ, lời nói sao cho phù hợp với hoàn cảnh chơi. Điều đó góp phần không nhỏ cho việc rèn luyện kĩ năng điều chỉnh hành vi, kĩ năng tự nhận thức cho trẻ lứa tuổi mầm non.

+ Hoạt động ngoài trời, tham quan:

Khi tham gia hoạt động ngoài trời, giáo viên giúp cho trẻ khám phá thêm một môi trường mới. Ở đó, trẻ được thỏa thích khám phá và bộc lộ cảm xúc của mình một cách rõ ràng, mạnh mẽ nhất.

Ví dụ: Khi dạo chơi, trẻ tham gia các trò chơi khác nhau và sáng tạo với các vật liệu tự nhiên… trẻ tích lũy được kinh nghiệm cảm tính và biết được những mối quan hệ trong tự nhiên. Giáo viên gián tiếp dạy trẻ nhận biết tình cảm của người khác để hiểu tâm trạng của họ và so sánh tình cảm, cảm xúc với người khác. Bản thân trẻ biết hành động và nói lên suy nghĩ của mình.

- Tích cực cho trẻ đi xem các chương trình văn nghệ, thể dục thể thao hay các hội thi của địa phương. Tham gia lễ hội, đồng nghĩa với việc trẻ được rèn luyện thêm về kĩ năng xã hội, kĩ năng sống. Qua việc tổ chức ngày lễ hội giúp trẻ có khái niệm về một số ngày lễ hội gần gũi với trẻ và thể hiện tình cảm thái độ của mình với các ngày đó.

- Giáo viên cho trẻ tham gia các hoạt động trong ngày lễ hội. Thông qua hoạt động nghệ thuật giúp trẻ cảm nhận về nghệ thuật. Việc thể hiện các tiết mục văn nghệ các trò chơi dân gian, trò chơi vận động mang tính giáo dục, trẻ biết cảm thụ nghệ thuật, tự tin trước đám đông, chủ động điều chỉnh bản thân, phối hợp với bạn bè nêu cao tinh thần tập thể. Ví dụ: trò chơi Tiếp sức, Chung sức, Ai nhanh hơn…

- Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại gia đình, bàn bạc cách giải quyết khó khăn gặp phải.

* Điều kiện thực hiện:

Thời gian cho trẻ tham gia hoạt động khám phá MTXQ (môi trường tự nhiên, môi trường xã hội) phải phù hợp với nội dung, chủ đề và lứa tuổi.

Những ngày hội văn hóa, thể dục thể thao, giao lưu văn hóa văn nghệ tại địa phương phải đảm bảo an toàn, mang tính chất giáo dục và phát triển nhận thức.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 4 – 5 tuổi (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)