Biện pháp 5: Tăng cường phối hợp các hình thức đánh giá bản thân trẻ

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 4 – 5 tuổi (Trang 65 - 69)

Để trẻ nhận thức, đánh giá về bản thân không chỉ là nhiệm vụ của người giáo viên mà chính trẻ cũng phải biết những đặc điểm, nhu cầu và kĩ năng tự đánh giá bản thân mình.

* Mục đích:

- Giúp giáo viên so sánh được vấn đề đặt ra trong kế hoạch giảng dạy trẻ, đánh giá mức độ đạt được và xem xét những vấn đề cần thay đổi cho phù hợp khi xây dựng các phương pháp, cách thức chăm sóc và giáo dục trẻ.

- Giáo viên hình thành phẩm chất đạo đức của trẻ và bồi dưỡng hành vi đạo đức, thói quen, lối sống và hình thành kĩ năng TNTBT cho trẻ.

* Ý nghĩa:

Việc tăng cường phối hợp các hình thức đánh giá bản thân giúp trẻ biết và hiểu rõ hơn về bản thân mình. Đánh giá nhận xét bạn và tự đánh giá bản thân là một trong những điều kiện cơ bản để hình thành và phát triển ý thức về bản thân của trẻ. Từ kết quả nhận xét, đánh giá bạn, trẻ đối chiếu với khả năng của bản thân, từ đó xác định được khả năng của mình, có sự điều chỉnh hành vi và lựa chọn những hoạt động phù hợp trong hoạt động tiếp theo.

Đánh giá mức độ tự nhận thức thông qua nhiều hình thức, phương thức khác nhau giúp trẻ biết lắng nghe ý kiến đóng góp, nhận xét của người thân, bạn

bè, thầy, cô giáo… là điều vô cùng quan trọng và cần thiết trong quá trình tự đánh giá bản thân mình. Khi lắng nghe trẻ luôn sẵn sàng đón nhận thông tin một cách khách quan nhất.

Tự đánh giá là cơ hội để trẻ tự khẳng định mình trước tập thể, giúp trẻ phát huy những mặt mạnh, mặt tích cực của bản thân, khắc phục những hạn chế, biết tự điều chỉnh hành vi, hành động cho phù hợp với yêu cầu giáo dục. Không để những định kiến, những cố chấp, bảo thủ hay những yếu tố bên ngoài tác động vào những gì nhận xét, đánh giá của người thân và hiểu theo hướng lệch lạc. Trẻ phát huy được thế mạnh của mình.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tiến hành tự nhận xét, đánh giá bạn cùng lớp và bản thân mình thông qua tiết học và ngoài tiết học. Đồng thời, kết hợp nhiều hình thức đánh giá khác nhau.

- Trước khi trẻ chơi, cô giáo nên cùng trẻ thảo luận, trao đổi và định hướng cho việc nhận xét, đánh giá bạn chơi với các nội dung như: việc xác định khả năng của bạn khi lựa chọn vai chơi có phù hợp với khả năng và sở thích không? Khi bạn chọn vai có biết thực hiện những hành động phù hợp với vai chơi không? Có bị nhầm lẫn trong xưng hô khi nhập vai không? Bạn có biết đưa ra và lựa chọn những vai chơi và hành động chơi phù hợp với bản thân không?... Trong khi chơi và sau khi chơi bạn có biết nhận xét, đánh giá bạn chơi không, kết quả đánh giá của bạn có phù hợp và khách quan không?

Ngoài ra giáo viên còn khuyến khích để trẻ huy động những kinh nghiệm trong cuộc sống thực của trẻ vào quá trình nhận xét và đánh giá bạn trong trò chơi, bởi kết quả của việc nhận xét trong quan hệ thực của trẻ ảnh hưởng tới kết quả nhận xét đánh giá trong quan hệ chơi. Tuy nhiên đánh giá, nhận xét bạn trong trò chơi thường cụ thể và thu hẹp phạm vi hơn nhiều so với trong các mối quan hệ thực giữa trẻ với nhau. Do vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi, cô giáo cần nêu rõ yêu cầu mà trẻ cần quan sát để mà nhận xét và đánh giá bạn mình.

- Trong tiết học chủ đề Bản thân. Giáo viên tích cực tổ chức các hoạt động, đưa ra các câu hỏi theo chủ đề để trẻ tự nhận xét về bản thân mình hay nhận xét các bạn khác. Giáo viên lồng ghép các vấn đề có liên quan tới bản thân vào các tiết học khác nhằm cung cấp, bổ sung về kiến thức, kinh nghiệm và gợi mở.

- Trong quá trình trẻ chơi, cô luôn quan tâm theo dõi biểu hiện kĩ năng chơi của trẻ đạt ở mức độ nào, để lúc kết thúc trò chơi, trẻ nhận xét đánh giá bạn ra sao và tự đánh giá bản thân mình như thế nào? Đây chính là cơ sở để xác định mức độ biểu hiện ý thức về bản thân của trẻ trong tiêu chí 4 (khả năng nhận xét, đánh giá bạn chơi và tự đánh giá bản thân.)

- Ngoài ra, trẻ được tham gia đánh giá bản thân và các bạn trong lớp thông qua hoạt động nêu gương bé ngoan: Nhận xét và nêu gương trong thời điểm chơi và hoạt động theo ý thích hàng ngày, nêu gương cuối tuần…

- Phụ huynh học sinh tham gia trao đổi, nhận xét với giáo viên về bản thân trẻ qua giờ đón trẻ, hoạt động tham quan, dã ngoại hay những buổi họp lớp để cùng trao đổi ý kiến.

- Giáo viên đánh giá bản thân trẻ bằng các mẫu phiếu, đánh giá dựa vào chỉ số phát triển.

Trong quá trình học tập và lĩnh hội tri thức, trẻ được học mà chơi, chơi mà học, giáo viên đánh giá chất lượng giáo dục, tìm ra được ưu điểm và nhược điểm của trẻ. Từ đó, tác động tích cực tới trẻ, giúp trẻ hiểu hơn về bản thân và góp phần hoàn thiện nhân cách.

* Điều kiện vận dụng:

- Các tiêu chí đánh giá phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu đối với trẻ.

- Phải cho trẻ trình bày ý kiến của mình với giáo viên, xem trẻ đã làm gì, trẻ có thắc mắc gì. Từ đó giáo viên xem xét, đánh giá trẻ.

- Việc đánh giá phải công bằng.

- Trẻ phải có kĩ năng so sánh mình với người khác.

- Số lượng trẻ trong nhóm chơi, trong lớp không quá đông để giáo viên có thể quan sát, nhận xét được từng trẻ và cho từng trẻ nhận xét, đánh giá bạn và bản thân mình

Kết luận chương 2

Qua quá trình khảo sát, tìm hiểu kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi có xu hướng TNTBT cao hơn thực tế. Tất cả mọi trẻ đều có biểu hiện của kĩ năng TNTBT. Tuy nhiên, trẻ chỉ nắm rõ được biểu tượng về bản thân, biết tên gọi các giác quan và các bộ phận trên cơ thể. Trẻ chưa biết thể hiện cảm xúc, tình cảm suy nghĩ cũng như hành vi của mình. Trẻ chưa biết quan tâm, chăm sóc, bảo vệ cơ thể và bày tỏ thái độ với bản thân mình. Mặt khác, giáo viên triển khai các hoạt động chưa đồng đều, thiên về biểu tượng bản thân của trẻ. Nội dung của việc rèn luyện kĩ năng TNTBT cho trẻ trương đối đầy đủ. Tuy nhiên hình thức giáo dục chưa phong phú, các biện pháp chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.

Xuất phát từ những cơ sở điều tra thực trạng và dựa trên những cơ sở khoa học sau: Mục tiêu giáo dục mầm non về nhận thức, Chương trình giáo dục mầm non, Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo. Từ đó, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện kĩ năng TNTBT cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. Đó là:

Biện pháp 1: Khai thác nội dung giáo dục tự nhận thức bản thân cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua các chủ đề cụ thể

Biện pháp 2: Thiết kế hoạt động hướng dẫn trẻ khám phá bản thân

Biện pháp 3: Rèn kĩ năng tự nhận thức bản thân thông qua hoạt động trải nghiệm môi trường sống.

Biện pháp 5: Sử dụng các tình huống có vấn đề

Biện pháp 4: Tăng cường phối hợp các hình thức đánh giá bản thân trẻ Giữa các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đem lại hiệu quả trong quá trình sử dụng.

Chương 3:

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 4 – 5 tuổi (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)