giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính
Dựa vào đặc điểm quá trình nhận thức của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi (giai đoạn tư duy trực quan - hình tượng) chúng tôi nhận thấy:
Quá trình tự nhận thức của trẻ không chỉ diễn ra một cách cảm tính hay lí tính mà nó còn diễn ra giữa sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính. Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính là những giai đoạn khác nhau của cùng một quá trình nhận thức thống nhất.
* Nhận thức cảm tính
Cảm giác và tri giác là hai mức độ khác nhau của nhận thức cảm tính. Cảm giác là một quá trình nhận thức có kích thích là bản thân các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan. Chỉ phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Cảm giác là mức độ nhận thức thấp nhất của quá trình nhận thức. Cảm giác của con người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục. Ngoài cảm giác tác động vào quá trình nhận thức của trẻ mà tri giác phản ánh các sự vật, hiện tượng một cách chỉnh thể khi chúng trực tiếp tác động lên giác quan của trẻ [40].
Tri giác phản ánh hiện thực, khách quan một cách trực tiếp nhưng lại phản ánh sự vật, hiện tượng đó một cách trọn vẹn. Đó là một quá trình tích cực, được gắn liền với hoạt động của con người. Cảm giác và tri giác đều phản ánh sự vật, hiện tượng một cách cá lẻ, nghĩa là phản ánh từng thuộc tính hay trọn vẹn các thuộc tính của từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ, cụ thể, chứ chưa phải là những thuộc tính bên trong, bản chất. Cảm giác là định hướng đầu tiên của con người và là nguồn cung cấp nguyên liệu để con người tiến hành những quá trình nhận thức cao hơn. Nói cách khác, hình ảnh của tri giác thực hiện chức năng là vật điều chỉnh hành vi và hoạt động nhận thức của con người trong TGXQ.
* Nhận thức lí tính
Nhận thức lí tính bao gồm quá trình tư duy, tưởng tượng và ngôn ngữ. Quá trình này liên quan tới sự tự nhận thức của trẻ trong việc khám phá môi trường xung quanh. Tư duy mang tính có vấn đề, tính gián tiếp, trừu tượng và khái quát. Nhờ đặc điểm này của tư duy mà con người có thể nhìn xa vào tương lai. Nghĩa là giải quyết trong đầu những nhiệm vụ đề ra, đòi hỏi trẻ biết giải
quyết nhiệm vụ hiện tại. Mỗi một hành động tư duy là một quá trình giải quyết vấn đề, giải quyết một nhiệm vụ nào đó, nẩy sinh trong quá trình nhận thức hay hoạt động thực tiễn của con người.
Không chỉ có tư duy mà phân tích - tổng hợp cũng là một trong những nội dung của nhận thức lí tính. Phân tích là sự phân chia bằng trí óc đối tượng nhận thức thành các bộ phận, thành các phần, thuộc tính, quan hệ khác nhau để nhận thúc nó sâu sắc hơn. Tổng hợp là sự hợp nhất bằng trí óc các bộ phận, thành phần, thuộc tính, quan hệ… của đối tượng nhận thức thành một chỉnh thể [40; tr64].