Mục đích, yêu cầu để triển khai hoạt động tự đánh giá cho HS lớp 5

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt cho học sinh lớp 5 (Trang 36 - 37)

6. Các phương pháp nghiên cứu

2.1. Cơ sở tổ chức tự đánh giá môn Tiếng Việt cho HS lớp 5

2.1.1. Mục đích, yêu cầu để triển khai hoạt động tự đánh giá cho HS lớp 5

*Việc triển khai hoạt động tự đánh giá cho HS lớp 5 nhằm các mục đích sau:

- Đối với HS: Về mặt tri thức và kỹ năng, việc tự đánh giá cho họ những thông tin phản hồi về quá trình học tập của bản thân, để họ điều chỉnh quá trình học tập. Nếu việc tự đánh giá được tổ chức nghiêm túc sẽ giúp HS nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, có ý chí vươn lên đạt những kết quả học tập cao hơn, củng cố lòng tin vào khả năng của bản thân, nâng cao ý thức tự giác, một năng lực cần thiết đối với quá trình học tập của HS không chỉ là khi ngồi trên ghế nhà trường mà còn cần thiết cho học tập suốt cuộc đời của một con người.

- Đối với GV: Việc tự đánh giá HS sẽ cung cấp cho GV những thông tin cần thiết về trình độ và kết quả học tập của lớp cũng như của từng HS đối với những mục đích học tập về các phương diện: nhận thức, kỹ năng và thái

độ. Phát hiện kịp thời những sai lầm điển hình của HS và nguyên nhân của những sai lầm, để từ đó kịp thời điều chỉnh hoạt động học tập của HS. Giúp GV có cơ sở thực tế để nhận thức ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

* Yêu cầu để triển khai hoạt động tự đánh giá cho HS lớp 5:

- Đảm bảo tính khách quan: Phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học, tránh những nhận định chủ quan, áp đặt thiếu căn cứ.

- Đảm bảo tính toàn diện: Theo quan điểm của GS. Trần Bá Hoành thì: “Một bài kiểm tra, một đợt đánh giá có thể nhằm vào một mục đích trọng tâm nào đó nhưng toàn bộ hệ thống kiểm tra – đánh giá phải đạt yêu cầu đánh giá toàn diện, không chỉ về mặt số lượng mà quan trọng là mặt chất lượng, không chỉ về mặt kiến thức mà cả về kỹ năng, thái độ tư duy.” [T3,7]

- Đảm bảo tính hệ thống: Hoạt động tự đánh giá phải tiến hành theo kế hoạch, có hệ thống bao gồm: tự đánh giá thường xuyên, tự đánh giá theo chủ đề, tự đánh giá định kì.

- Đảm bảo tính công khai: Hoạt động tự đánh giá phải tiến hành công khai, kết quả phải được công bố, có sự đánh giá lẫn nhau giữa các HS trong lớp.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt cho học sinh lớp 5 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)