Phương pháp tổ chức tự đánh giá bằng giờ ôn tập, thực hành buổi 2

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt cho học sinh lớp 5 (Trang 61 - 71)

6. Các phương pháp nghiên cứu

2.3.2.Phương pháp tổ chức tự đánh giá bằng giờ ôn tập, thực hành buổi 2

2.3. Các phương pháp tự đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt cho HS lớp

2.3.2.Phương pháp tổ chức tự đánh giá bằng giờ ôn tập, thực hành buổi 2

2

Ở buổi 2, khi dạy tiết tự chọn Tiếng Việt, GV có cơ hội tốt nhất để phát triển năng lực tư duy và phát triển toàn diện nhân cách cho HS. Khi lên lớp dạy học ở buổi 2 nếu phương pháp dạy học đơn điệu, nghèo nàn, HS sẽ rất ngại học, chán học. Bởi thế bên cạnh việc chủ động chọn nội dung, thời lượng thích hợp thì GV quan tâm đến lựa chọn phương pháp tổ chức tự đánh giá, hình thức học cá nhân, học nhóm, học cả lớp, thay đổi giữa các bài tập dạng trắc nghiệm, bài tập tự luận,…

GV hướng dẫn HS làm các bài tập củng cố kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu từ dễ đến khó, ôn tập tổng hợp các lí thuyết cần ghi nhớ của chủ điểm hoặc của chương, của một dạng bài kết hợp tổ chức tự đánh giá.

Ví dụ: Khi học bài “Tiếng Việt *: Luyện tập về từ đồng nghĩa” GV tổ

chức các hoạt động cho HS tự đánh giá theo hình thức học nhóm:

Hoạt động của GV Hoạt động cuae HS

Bài 1:

- Yêu cầu HS đọc nội dung bài

- Tổ chức HS thi tìm từ theo nhóm viết vào phiếu bài tập

- Các nhóm trình bày lên bảng - GV kết luận:

+ Các từ đồng nghĩa chỉ màu xanh: xanh biếc, xanh lơ, xanh thẫm, xanh lét, xanh tươi, xanh non, xanh lục, xanh rờn,…

+ Các từ đồng nghĩa chỉ màu đỏ: đỏ tươi, đỏ rực đỏ ửng, đỏ tía, đỏ au, đỏ ối, đo đỏ,.. + Các từ đồng nghĩa chỉ màu trắng: trắng tinh, trắng muốt, trăng trắng, trắng ngần, trắng bệch, trắng ngà, trắng toát,..

- GV hướng dẫn HS đánh giá trong nhóm theo mẫu bảng:

BẢNG KIỂM NGHIỆM ĐÁNH GIÁ LẪN NHAU (TRONG NHÓM) - HS đọc yêu cầu - Hoạt động nhóm để tìm các từ đồng nghĩa a, Chỉ màu xanh b, Chỉ màu đỏ c, Chỉ màu trắng d, Chỉ màu vàng - Các nhóm nhận xét, trao đổi - HS lắng nghe - HS thực hiện

S T T Họ và tên Nhiệm vụ được giao Tinh thần hợp tác Sự chủ động, tích cực Mức độ BẢNG KIỂM NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NHÓM Nhiệm vụ của nhóm là gì?

Ưu điểm của nhóm? Nếu được làm lại, nhóm sẽ làm gì?

Nhóm gặp khó khăn gì khi thực hiện công việc?

Ví dụ: Khi thực hiện tiết “Tiếng Việt*: Ôn tập cuối học kì 1”, GV tổ chức

cho HS thực hiện phiếu bài tập và phiếu tự đánh giá trong thời gian 90 phút

Hoạt động của GV Hoạt động của

HS PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT

Thời gian: 90 phút

ĐỌC HIỂU – TRẢ LỜI CÂU HỎI:

Con gái

Mẹ sắp sinh em bé. Cả nhà mong, Mơ háo hức. Thế rồi mẹ sinh một em gái. Dì Hạnh bảo: “Lại một vịt trời nữa.” Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.

Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ. Em không hiểu vì sao mọi người lại có vẻ không vui lắm khi mẹ sinh em gái. Mơ thì kém gì con trai nhỉ? Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơn giúp mẹ. Thế mà đám con trai còn dám trêu Mơ. Các bạn nói rằng con gái chẳng được tích sự gì. Tức ghê!

Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Tối, mẹ ôm Mơ vào lòng, thủ thỉ: “Đừng vất vả thế, để sức mà lo học, con ạ!” Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào: “Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé ! Mẹ ôm chặt Mơ, trào nước mắt.

Chiều nay, thằng Hoan học lớp 3C mải đuổi theo con cào cào, trượt chân sa xuống ngòi nước. Nó cứ chới với, chới với. Mơ vội vàng lao xuống. Cả hai đứa ngụp lên, ngụp xuống, uống cơ mam là nước. May mà mọi người đến kịp. Thật hú vía!

Tối đó, bồ về. Bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở. Cả bố và mẹ đều rơm rơm nước mắt. Chỉ có em bé nằm trong nôi là cười rất tươi. Chắc là em khen chị Mơ giỏi đấy. Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào: “Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng.”

Theo Đỗ Thị Thu Hiền

Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?

A. Cả nhà mong, Mơ háo hức.

B. Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn. C. Dì Hạnh bảo: “Lại một vịt trời nữa.”

D. Dì Hạnh bảo: “Lại một vịt trời nữa.” Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.

2. Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì bạn trai ?

A. Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ.

B. Mơ giúp mẹ nấu cơm. C. Mơ giúp mẹ trông em. D. Mơ chẻ củi giúp mẹ.

3. Sau chuyện Mơ cứu Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về “con gái” không ?

A. Có tất cả mọi người đều thay đổi quan niệm về “con gái”. B. Chỉ có dì Hạnh thay đổi quan niệm về “con gái”.

C. Không thay đổi gì.

D. Chỉ có bố thay đổi quan niệm về “con gái”.

4. Sau khi đọc xong câu chuyện này, em thấy bạn Mơ trong chuyện là người như thế nào?

A. Mơ là một người con ngoan.

B. Mơ là một người con ngoan, trò giỏi, biết giúp đỡ bạn lúc hoạn nạn khó khăn, và không thua kèm gì một bạn con trai.

C. Mơ là một học trò giỏi.

D. Mơ không thua kém gì một bạn con trai.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Tìm dấu câu thích hợp với mỗi chỗ trống: (dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)

Tùng bảo Vinh: - Chơi cờ ca-rô đi!

- Để tớ thua à...Cậu cao thủ lắm!

A …… Tớ cho cậu xem cái này…. Hay lắm!

Vừa nói, Tùng vừa mở túi lấy quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem.

- Ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế?

- Cậu nhầm to rồi ... Tớ đâu mà tớ...Ông tớ đấy! - Ông cậu?

- Ừ... Ông tớ ngày còn bé mà... Ai cũng bảo tớ giống ông nhất nhà.

Theo Hải Hồ

1. Hãy chữa lại những dấu câu bị dùng sai trong mẩu chuyện vui dưới đây. Giải thích vì sao em chữa như vậy.

Lười

Nam: - Tớ vừa bị mẹ mắng vì toàn để chị phải giặt giúp quần áo.

Hùng: - Thế à? Tớ chẳng bao giờ nhờ chị giặt quần áo. Nam: - Chà. Cậu tự giặt lấy cơ à. Giỏi thật đấy? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hùng: - Không? Tớ không có chị, đành nhờ…… anh tớ giặt giúp!

MINH CHÂU sưu tầm 2. Với mỗi nội dung sau đây, em hãy đặt một câu và dùng dấu câu thích hợp:

a) Nhờ em (hoặc anh, chị) mở cửa sổ.

b) Hỏi bố xem mấy giờ hai bố con đi thăm ông bà.

c) Thể hiện sự thán phục trước thành tích của bạn

d) Thể hiện sự ngạc nhiên, vui mừng khi được mẹ tặng cho một món quà mà em ao ước từ lâu.

CHÍNH TẢ

1. Nhớ - viết : Đất nước (từ mùa thu nay……đến hết)

2. Tìm những cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong bài văn sau. Nhận xét về các cụm từ đó.

Gắn bó với niềm Nam

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch quê ở Quảng Nam, nhưng cả cuộc đời ông gắn bó với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ngay từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông đã góp công xây dựng nhiều cơ sở cách mạng ở Sài Gòn, thành lập Đoàn Thanh niên Tiên phong Nam Bộ. Cách mạng thành công, ông phụ trách công tác ngoại giao của ủy ban hành chính lâm thời Nam bộ và làm bí thư thanh niên tiên phong, rồi trở thành chủ tịch ủy ban kháng chiến - Hành chính khu Sài Gòn - Gia Định. Hòa bình lập lại, trên cương vị Bộ trưởng Bộ y tế, ông đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, đặc biệt là trong lĩnh vực chống bệnh lao. Trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ông đã 4 lần đi từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc để chỉ đạo công tác y tế chiến trường, rồi lặng lẽ qua đời ngày 7-11-

1968 vì sốt rét trong một ngôi nhà tranh giữa chiến khu Đông Nam Bộ.

Sinh thời ông được Đảng và nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Các phần thưởng cao quý: Huân chương Kháng chiến , Huân chương Lao động. Sau khi mất , ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM

3. Viết lại cho đúng tên các danh hiệu trong đoạn văn dươí đây:

Với các thành tích xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã được Nhà nước tuyên dương đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang

nhân dân. Toàn huyện có 2 xã được tặng danh hiệu đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, có 28 bà mẹ được tặng danh

hiệu bà mẹ VIỆT NAM anh hùng.

Theo VIỆT NAM KỲ TÍCH

TẬP LÀM VĂN

1. Đọc bài văn dưới đây:

Buổi sớm trên cánh đồng

Từ làng, Thủy đi tắt qua đồng để ra bến tàu điện. Sớm đầu thu mát lạnh.

Giữa những đàm mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. Một vài giọt mưa loáng thoáng trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành

phố.

Theo Lưu Quang Vũ

a) Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?

b) Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào?

c) Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).

- Hết thời gian GV cho HS đối chiếu kết quả và điền vào phiếu đánh giá kết quả học tập

TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN:

Sau khi hoàn thành các câu hỏi kiểm tra, đối chiếu với đáp án thầy (cô) giáo đã hướng dẫn, em hãy tự đánh giá:

2. Những gì em có thể làm tốt hơn……….. 3. Những gì em cần được hỗ trợ thêm………. 3. Những gì em cần được hỗ trợ thêm………. 4. Những gì em cần tìm hiểu thêm……….. 5. Cảm giác của em sau khi hoàn thành bài kiểm tra này (chọn đáp án phù hợp với em):

A. Rất hài lòng B. Hài lòng C. Bình thường D. Thất vọng 6. Rút ra kết luận về kết quả học tập của em. Chọn phương án mà em thấy hợp lí

A. Em nghĩ kết quả học tập của em đạt mức tốt

Vì:……… B. Em nghĩ kết quả học tập của em đạt mức khá

Vì:……… C. Em nghĩ kết quả học tập của em đạt mức trung bình

Vì:……… D. Em nghĩ kết quả học tập của em không tốt lắm

Vì:……… 7. Kết quả………là phù hợp với em vì:

A. Em thấy các bài học đều dễ hiểu và em đã học tập rất chăm chỉ, tích cực.

B. Em thấy các bài học đều dễ hiểu nhưng em đã không ôn tập chăm chỉ

C. Em đã ôn tập chăm chỉ nhưng một số bài học quá khó D. Các bài học quá khó và em chẳng muốn học chút nào

*Đưa ra quyết định

Từ kết quả tự đánh giá ở trên, em quyết định kế hoạch trong thời gian tới của em:

- Mục tiêu học tập trong thời gian tới:……… - Để đạt được mục tiêu đó tự em sẽ:……… Em sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của:………

Về:………

ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN HỌC:

Họ và tên người đánh giá:……… - Tôi thấy mức độ………là phù hợp với bạn

Vì……… ………

ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Nhận xét kết quả học tập:………. Về khả năng tự đánh giá:………. Lời khuyên:………..

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt cho học sinh lớp 5 (Trang 61 - 71)