6. Các phương pháp nghiên cứu
2.2. Xây dựng Bộ công cụ tự đánh giá môn Tiếng Việt cho HS lớp 5
2.2.2. Bộ công cụ tự đánh giá theo chủ đề
Các bài tập biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa với tính chất là củng cố và rèn luyện các kỹ năng tư duy cho HS. Bốn kỹ năng tập trung rèn luyện là: viết, đọc hiểu, nói, nghe. Tùy vào yêu cầu của từng tuần học mà định hướng tổ chức rèn luyện theo các hoạt động của HS. Sự phân tách thành các bài cũng giúp cho GV dễ dàng vận dụng bài tập vào trong giờ học mà không
bị lo đảo lộn chương trình và kế hoạch lên lớp, đồng thời giúp HS sau khi làm bài có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình sau một chủ đề để có thể định hướng mục tiêu và cố gắng học tập trong chủ đề tiếp theo.
Từ những yêu cầu trên, người GV cần xác định một quy trình thiết kế, biên soạn bộ công cụ kiểm tra khoa học, đúng mục tiêu, phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định. Quy trình chung gồm các bước
- Bước 1: Xác định mục đích yêu cầu kiểm tra
Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo từng chủ đề môn học chúng ta xác định mục đích, yêu cầu kiểm tra về năng lực tiếp thu kiến thức, nặng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập cụ thể.
- Bước 2: Xác định khung mục tiêu kiểm tra
Đây là bước định tính quan trọng cho một bộ công cụ tự đánh giá chủ đề. Chúng ta liệt kê từng đơn vị bài học, xác định trọng tâm kiến thức và xác định mục tiêu kiểm tra cụ thể cho mỗi đơn vị bài học cả về kiến thức và kĩ năng theo chuẩn.
- Bước 3: Viết câu hỏi theo các cấp độ tư duy cho từng mục tiêu kiểm tra
Tỉ trọng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận tương ứng với trọng tâm kiến thức đã xác định ở bước 2. Mỗi mục tiêu tương ứng có thể viết ít nhất 1 câu hỏi trắc nghiệm mức độ biết, 1 câu hỏi mức độ hiểu và 1 câu hỏi mức độ vận dụng. Khi viết câu hỏi chúng ta nên cân nhắc lựa chọn, diễn đạt câu hỏi sao cho tường minh, độ nhiễu của các phương án đừng quá lớn
- Bước 4: Hình thành đề kiểm tra
Đề kiểm tra đánh giá được thiết kế theo 10 chủ đề ở sách Tiếng Việt lớp 5 bao gồm các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Mỗi đề kiểm tra tương ứng với 1 chủ đề môn học bao gồm cả câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận.
- Bước 5: Xây dựng Phiếu tự đánh giá kết quả học tập
Trên cơ sở xác định mục tiêu, kiến thức, kĩ năng với từng đề kiểm tra đánh giá theo chủ đề môn học, HS so sánh, đối chiếu kết quả đánh giá với
mục tiêu, nhiệm vụ học tập. Từ đó xác định được mức độ mình đạt được sau môn chủ đề môn học và tự rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh kiến thức, kỹ năng cải thiện kết quả học tập.
Minh họa bộ công cụ đánh giá theo chủ để môn học:
Bài 1: Chủ đề Việt Nam – Tổ quốc em
BÀI 1: CHỦ ĐỀ VIỆT NAM – TỔ QUỐC EM TẬP ĐỌC
Thư gửi các học sinh
Các em học sinh thân mến!
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giờ nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào của các em. Vậy các em nghĩ sao?
Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy yêu bạn. Sau 80 năm giờ nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
Chào các em thân yêu!
1. Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
A. Các em được lên lớp mới. B. Các em được học cô giáo mới. C. Các em được đi học.
D. Các em được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
2. Sau cách mạng tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
A. Đấu tranh giành độc lập. B. Tăng gia sản xuất kinh tế. C. Ra sức học tập.
D. Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
3. Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
A. Ra sức học tập
B. Nghe lời ông bà cha mẹ C. Yêu tổ quốc
D. Siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn.
1. Nghe - viết
Việt Nam thân yêu Khoanh tròn vào đáp án đúng
2. Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài văn sau. Biết rằng:
a: chứa tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh. b: chứa tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh c: chứa tiếng bắt đầu bằng c hoặc k
Ngày Độc Lập
Mùng 2 tháng 9 năm 1945 - một….a.. đáng.. b.. nhớ. Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Một vùng trời bát .. a… cờ, đèn, hoa và biểu.. a….
Các nhà máy đều… a …việc. Chợ búa không họp. Mọi hoạt động sản xuất, buôn bán của thành phố tạm ngừng. Già, trẻ, ..b…, trai đều xuống đường. Mọi người đều thấy mình cần … c…. mặt trong ...a … hội lớn .. c.. dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng triệu đồng bào. Lời của vị lãnh tụ điềm đạm, ấm áp, khúc triết, rõ ràng; từng câu, từng tiếng đi vào lòng người.
Đọc đến nửa chừng, Bác dừng lại hỏi: - Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?
Người người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm: - Co…o…ó !
Từ giây phút đó, Bác cùng với cả biển người hòa làm một.
Buổi lễ.. c.. thúc bằng những lời thề độc lập. Đó là ý chí.. c.. toàn dân Việt Nam … c… quyết thực hiện lời Hồ Chủ tịch trong bản Tuyên ngôn: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.”
Lịch sử đã sang trang. Một kỉ nguyên mới bắt đầu: …c… nguyên của Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.
Theo VÕ NGUYÊN GIÁP
3. Tìm chữ thích hợp với mỗi ô trống:
Âm đầu Đứng trước i,e,ê Đứng trước các âm còn lại
Âm “ cờ” Viết là….. Viết là…..
Âm “ gờ” Viết là….. Viết là…..
Âm “ ngờ” Viết là….. Viết là…..
1. Tìm các từ đồng nghĩa:
a) Chỉ màu xanh
a) Chỉ màu đỏ
b) Chỉ màu trắng
c) Chỉ màu đen
1. Đặt câu với mỗi từ em tìm được ở bài tập 1:
2. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài sau:
Cá hồi vượt thác
Đàn cá hồi vượt thác phải nghỉ lại lấy sức để sáng mai vượt sóng. Suốt đêm thác reo (điên cuồng, dữ dằn, điên đảo). Nước tung lên thành những búi trắng như tơ. Suốt đêm đàn cá rập rịch.
Mặt trời vừa (mọc, ngoi, nhô) lên. Dòng thác óng ánh (sáng trưng, sáng quắc, sáng rực) dưới nắng. Tiếng nước suối (gầm rung, gầm vang, gầm gào). Những con cá hồi lấy đà lao vút lên như chim. Chúng xé toạc màn mưa thác trắng. Những đôi vây xòe ra như đôi cánh.
Đàn cá hồi lần lượt vượt thác an toàn. Đậu “chân” bên kia ngọn thác, chúng chưa kịp chờ cho cơn choáng đi qua, lại (cuống cuồng, hối hả, cuống quýt) lên đường.
Theo Nguyễn Phan Hách
1. Đọc bài văn dưới đây:
Buổi sớm trên cánh đồng
Từ làng, Thủy đi tắt qua đồng để ra bến tàu điện. Sớm đầu thu mát lạnh. Giữa những đàm mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. Một vài giọt mưa loáng thoáng trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.
Theo Lưu Quang Vũ
a) Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
b) Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
c) Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả?
d) Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN:
Sau khi hoàn thành các câu hỏi kiểm tra, đối chiếu với đáp án thầy (cô) giáo đã hướng dẫn, em hãy tự đánh giá:
1. Những gì em đã làm được……….... 2. Những gì em có thể làm tốt hơn………... 2. Những gì em có thể làm tốt hơn………... 3. Những gì em cần được hỗ trợ thêm……….. 4. Những gì em cần tìm hiểu thêm………... 5. Cảm giác của em sau khi hoàn thành bài kiểm tra này (chọn đáp án phù hợp với em):
A. Rất hài lòng B. Hài lòng C. Bình thường D. Thất vọng 6. Rút ra kết luận về kết quả học tập của em. Chọn phương án mà em thấy hợp lí
A. Em nghĩ kết quả học tập của em đạt mức tốt
Vì:……… B. Em nghĩ kết quả học tập của em đạt mức khá
Vì:……… C. Em nghĩ kết quả học tập của em đạt mức trung bình
Vì:……… D. Em nghĩ kết quả học tập của em không tốt lắm
Vì:……… 7. Kết quả………là phù hợp với em vì:
A. Em thấy các bài học đều dễ hiểu và em đã học tập rất chăm chỉ, tích cực. B. Em thấy các bài học đều dễ hiểu nhưng em đã không ôn tập chăm chỉ C. Em đã ôn tập chăm chỉ nhưng một số bài học quá khó
D. Các bài học quá khó và em chẳng muốn học chút nào
*Đưa ra quyết định
Từ kết quả tự đánh giá ở trên, em quyết định kế hoạch trong thời gian tới của em:
- Mục tiêu học tập trong thời gian tới:……… - Để đạt được mục tiêu đó tự em sẽ:………. - Để đạt được mục tiêu đó tự em sẽ:………. Em sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của:……… Về:………...
ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN HỌC:
Họ và tên người đánh giá:………... - Tôi thấy mức độ………là phù hợp với bạn…………... Vì……… ………
ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:
Nhận xét kết quả học tập:……… Về khả năng tự đánh giá:……… Lời khuyên:……….