6. Các phương pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở tổ chức tự đánh giá môn Tiếng Việt cho HS lớp 5
2.1.3. Xuất phát từ thực tế đánh giá HS trên địa bàn
Tự đánh giá có liên quan chặt chẽ với việc tự giáo dục, trẻ càng tự đánh giá đúng, hợp lý về mình bao nhiều thì càng biết cách sớm định hướng, điều khiển hoạt động học tập. HS ở cuối bậc tiểu học đã có khả năng tự đánh giá những phẩm chất nhân cách cơ bản của người HS song việc tự đánh giá ổn định và phù hợp chiếm tỷ lệ chưa cao và phụ thuộc khá rõ vào nội dung, chuẩn đánh giá cũng như trình độ học lực. Việc nâng cao chất lượng học tập, khả năng nhận thức là một trong những con đường nâng cao khả năng tự đánh giá của các em, giúp các em định hướng chính xác, điều chỉnh và tự giáo dục một cách hiệu quả.
Thực tế trên địa bàn đa số cán bộ và quản lý GV đều chưa nhận thức được sự cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập trong dạy học do: Chưa hiểu rõ về khái niệm tự đánh giá kết quả học tập, HS chưa có khả năng tự đánh giá, cách tự đánh giá ở trường Tiểu học còn chưa đổi mới, chưa thực sự coi trọng việc tự đánh giá kết quả học tập của HS. HS không đối chiếu với kiến thức, kỹ năng của mình với mục tiêu, nhiệm vụ học tập và sau khi học bài cũng như làm bài tập xong các em không đặt ra cho mình những câu hỏi như: Mục tiêu của học tập là gì?, Mình có thức sự quan tâm đến vấn đề của thầy dạy không?, Mình học được gì, nhớ được cái gì qua các tiết học?, Mình phải làm gì để cải thiện kết quả học tập của bản thân?. Chính vì những lí do trên mà HS chưa biết tự đánh giá và không bao giờ tự đánh giá kết quả học tập của mình.