Các nguyên tắc tổ chức tự đánh giá môn Tiếng Việt cho HS lớp 5

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt cho học sinh lớp 5 (Trang 37 - 39)

6. Các phương pháp nghiên cứu

2.1. Cơ sở tổ chức tự đánh giá môn Tiếng Việt cho HS lớp 5

2.1.2. Các nguyên tắc tổ chức tự đánh giá môn Tiếng Việt cho HS lớp 5

2.1.2.1. Nguyên tắc phát triển

Nguyên tắc phát triển là khả năng đáp ứng phù hợp với đặc trưng của năng lực tuy nhiên, khả năng đó lại được dựa trên sự đồng hóa và sử dụng có cân nhắc các kiến thức, kỹ năng cần thiết trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Sự phát triển năng lực không diễn ra theo tuyến tính, từ đơn giản đến phức tạp, từ bộ phận tới toàn thể. Năng lực được kiến tạo trên cơ sở mức độ phức tạp, đa dạng của vấn đề. Điểm xuất phát để sử dụng và phát triển năng lực là toàn cảnh thách thức cần vượt qua, còn điểm đến là phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc cách ứng xử phù hợp trong tình huống đã cho.

Rèn luyện năng lực được tiến hành theo đường xoắn ốc, trong đó các năng lực có trước được sử dụng để kiến tạo kiến thức mới, và đến lượt mình kiến thức mới lại đặt cơ sở để hình thành những năng lực mới. Như vậy, năng lực chỉ được hình thành khi quá trình dạy học lấy việc học làm gốc.

2.1.2.2. Nguyên tắc vừa sức

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học, khi lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phải không ngừng nâng cao mức độ khó khăn trong học tập, gây nên sự căng thẳng về trí lực, thể lực một cách cần thiết.

Nói cách khác, dạy học vừa sức có nghĩa là trong dạy học phải tạo nên khó khăn vừa sức, những yêu cầu và nhiệm vụ học tập đề ra phải tương ứng với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất. Dạy học vừa sức không có nghĩa là sức học sinh đến đâu thì dạy đến đó, mà bao giờ cũng đề ra những khó khăn mà dưới sự chỉ đạo của người giáo viên, người học bằng sự nỗ lực của mình cũng đều khắc phục được. Dạy học như vậy mới đảm bảo đi trước sự phát triển, thúc đẩy sự phát triển của học sinh.

2.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Tổ chức tự đánh giá môn Tiếng Việt cho HS lớp 5 phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Phù hợp với trình độ nhận thức của HS Tiểu học.

- Phù hợp với năng lực chuyên môn của đại đa số GV giảng dạy lớp 5. - Có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn dạy học Tiếng Việt 5.

2.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Tổ chức tự đánh giá môn Tiếng Việt cho HS lớp 5 phải dựa trên thực tiễn dạy học Tiếng Việt 5, phải phù hợp với đặc điểm, nội dung, yêu cầu của chương trình Tiếng Việt 5 vừa có tác dụng nâng cao

2.1.2.5. Nguyên tắc dạy học phân hóa

Dạy học phân hóa là định hướng trong đó GV tổ chức dạy học tùy theo đối tượng, nhằm bảo đảm yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm - sinh

lý, nhịp độ, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của những người học; trên cơ sở đó phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi HS.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt cho học sinh lớp 5 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)