Mục tiêu học tập trong thời gian tới:

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt cho học sinh lớp 5 (Trang 48)

- Để đạt được mục tiêu đó tự em sẽ:………. Em sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của:……… Về:………...

ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN HỌC:

Họ và tên người đánh giá:………... - Tôi thấy mức độ………là phù hợp với bạn…………... Vì……… ………

ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Nhận xét kết quả học tập:……… Về khả năng tự đánh giá:……… Lời khuyên:……….

2.2.3. Bộ công cụ tự đánh giá định kì

Dạng bài tập này chúng tôi dành cho HS Tiểu học được xây dựng dưới dạng các đề kiểm tra. Với mục tiêu đánh giá mức độ nhận thức và vốn kiến thức của HS đã học ở trong chương trình, các đề hướng tới tính tổng hợp trong kiến thức chứ không dừng ở các chủ đề cụ thể. Cách thiết kế bài tập có tính nâng cao ở các câu hỏi sau với lượng vừa phải (khoảng 20%) nhằm mục đích phân loại người học đồng thời giúp GV đánh giá được chính xác hơn sự tiến bộ của HS qua các tuần. Các bài tập này được khuyến khích sử dụng ở các bài kiểm tra định kì hơn là thường xuyên. Qua các đề này, GV sẽ đánh giá được sự tiến bộ của người học qua từng giai đoạn đồng thời điều chỉnh hoạt động dạy học của mình theo chiều hướng tích cực hơn.

Từ những yêu cầu trên, người GV cần xác định một quy trình thiết kế, biên soạn bộ công cụ tự đánh giá định kì khoa học, đúng mục tiêu, phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định. Quy trình chung gồm các bước

- Bước 1: Xác định mục đích yêu cầu kiểm tra

Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo từng định kì (3 tuần) chúng ta xác định mục đích, yêu cầu kiểm tra về năng lực tiếp thu kiến thức, nặng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập cụ thể.

- Bước 2: Xác định khung mục tiêu kiểm tra

Đây là bước định tính quan trọng cho một bộ công cụ tự đánh giá định kì. Chúng ta liệt kê từng đơn vị bài học, xác định trọng tâm kiến thức và xác định mục tiêu kiểm tra cụ thể cho mỗi đơn vị bài học cả về kiến thức và kĩ năng theo chuẩn.

- Bước 3: Viết câu hỏi theo các cấp độ tư duy cho từng mục tiêu kiểm tra

Tỉ trọng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận tương ứng với trọng tâm kiến thức đã xác định ở bước 2. Mỗi mục tiêu tương ứng có thể viết ít nhất 1 câu hỏi trắc nghiệm mức độ biết, 1 câu hỏi mức độ hiểu và 1 câu hỏi mức độ vận dụng. Khi viết câu hỏi chúng ta nên cân nhắc lựa chọn, diễn đạt câu hỏi sao cho tường minh, độ nhiễu của các phương án đừng quá lớn

- Bước 4: Hình thành đề kiểm tra

Thiết kế tỉ trọng câu hỏi/ tỉ trọng cấp độ tư duy/ tỉ trọng điểm cho đề kiểm tra. Với thời lượng 1 tiết, theo chúng tôi nên thiết kế theo hai mô hình ma trận sau:

Mô hình 1: dành cho lớp chọn

- Trắc nghiệm khách quan: 12 câu/3 điểm + 5 câu nhận biết

+ 7 câu thông hiểu - Tự luận: 2 câu/ 7 điểm + 1 câu vận dụng thấp/ 2 điểm + 1 câu vận dụng cao/ 5 điểm

Mô hình 2: dành cho các lớp bình thường - Trắc nghiệm khách quan: 8 câu/ 4 điểm + 3 câu nhận biết

+ 5 câu thông hiểu

- Trắc nghiệm tự luận: 2 câu/ 6 điểm + 1 câu vận dụng thấp/ 2 điểm + 1 câu vận dụng cao/ 4 điểm

- Bước 5: Xây dựng Phiếu tự đánh giá kết quả học tập

Trên cơ sở xác định mục tiêu, kiến thức, kĩ năng với từng đề kiểm tra đánh giá theo chủ đề môn học, HS so sánh, đối chiếu kết quả đánh giá với mục tiêu, nhiệm vụ học tập. Từ đó xác định được mức độ mình đạt được sau môn chủ đề môn học và tự rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh kiến thức, kỹ năng cải thiện kết quả học tập.

Minh hoa hệ thống bài tập đánh giá định kì tuần 1:

Bài 1: Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại:

A. Cầm B. Nắm C. Cõng D. Xách

Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa với từ đen dùng để nói về: Con mèo:

A. đen tuyền C. A, B đúng B. đem xì D. A, B sai

Bài 3: Hãy điền chữ thích hợp vào các ô trống sau:

nghỉ …..ơi; suy ….ĩ; …..oằn ngoèo; …..iêng ngả; ……iên cứu; ……iện ngập; ….ênh rạch; …..ính trọng; ….ánh xiếc; …..ông kênh; cấu …..ết; \

Bài 4: Tìm chữ thích hợp với mỗi chỗ trống:

Âm đầu Đứng trước i, ê, e Đứng trước các âm còn lại

Âm “cờ” Viết là……… Viết là………

Âm “gờ” Viết là……… Viết là………

Âm “ngờ” Viết là……… Viết là………

Bài 5: Cho các câu tục ngữ sau:

- Cáo chết ba năm quay đầu về núi. - Lá rụng về cội.

- Trâu bảy năm còn nhớ chuồng.

Dòng nào dưới đây giải nghĩa chung của các câu tục ngữ đó? A. Làm người phải thủy chung.

B. Gắn bó quê hương là tình cảm tự nhiên. C. Loài vật thường nhớ nơi ở cũ.

D. Lá cây thường rụng xuống gốc.

Bài 6: Từ nào dưới đây không phải là danh từ?

A. Niềm vui B. Màu xanh C. Nụ cười D. Lầy lội

Bài 7: Tìm các từ trái nghĩa với các từ sau:

A. hòa bình / …… B. đoàn kết /……

C. thương yêu /…… D. giữ gìn /……

Bài 8: Đặt câu với các thành ngữ sau:

a) Quê cha đất tổ.

b) Nơi chôn rau cắt rốn.

………

Bài 9: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B theo nội dung bài đọc

Quang cảnh làng mạc ngày mùa (sgk trang 10)

A B tàu đu đủ làng quê rơm và thóc màu trời mái nhà màu lúa chùm quả xoan lá mít tàu lá chuối bụi mía con chó quả ớt nắng vàng giòn toàn màu vàng vàng xuộm vàng hoe vàng ối vàng xọng vàng mượt vàng mới

vàng hơn thường khi đỏ chói

vàng tươi vàng lịm

Tự đánh giá kết quả học tập sau khi làm bài : 1.Những gì em đã làm được: ... ... 2. Những gì em có thể làm tốt hơn: ... ... 3. Những gì cần hỗ trợ thêm: ... ... 4. Những gì em cần tìm hiểu thêm: ... ... 5. Rút ra kết luận về kết quả học tập của em:

a, Em nghĩ kết quả học tập của em đạt mức tốt vì: ... ... b, Em nghĩ kết quả em đạt được mức khá vì: ... ... c, Em nghĩ kết quả em đạt được mức trung bình vì: ... ...

Từ kết quả tự đánh giá ở trên, em quyết định kế hoạch trong thời gian tới của em:

Mục tiêu học tập trong thời gian tới: ... ... Để đạt được mục tiêu đó tự em sẽ: ...

2.2. 4. Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Trong quá trình tự đánh giá, phương pháp đánh giá thường sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Gọi là khách quan vì cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm. Trắc nghiệm khách quan là nhóm các câu hỏi trong đó mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết đòi hỏi HS phải viết câu trả lời rất ngắn gọn hoặc lựa chọn một câu trả lời, thậm chí chỉ cần điền thêm một vài từ.

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan có thể chia làm bốn loại chính: - Câu trắc nghiệm đúng – sai

- Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn - Trắc nghiệm ghép đôi

- Câu trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn Quy trình tổ chức bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan:

Xác định mục tiêu và điều kiện của bài trắc nghiệm khách quan

Thiết lập ma trận đặc trưng

Thiết kế câu hỏi theo ma trận đặc trưng

Thiết kế bảng hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả học tập

Bước 1: Xác định mục tiêu và điều kiện của bài trắc nghiệm khách quan

- Bài trắc nghiệm xây dựng nhằm kiểm tra kiến thức và kỹ năng của HS về môn Tiếng Việt cho HS lớp 5, đồng thời nhằm rèn luyện kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập cho các em.

Bước 2: Thiết lập ma trận đặc trưng

- Ma trận đặc trưng là một bảng gồm hai chiều, một chiều là nội dung kiến thức cần kiểm tra, chiều còn lại là các mức độ nhận thức của học sinh. Trong mỗi ô ma trận là số lượng của câu hỏi. Quyết định câu hỏi cho từng mục tiêu tùy thuộc vào mức độ quan trọng của mục tiêu đó, thời gian làm bài và trọng số điểm quy định cho từng nội dung kiến thức, từng mức độ nhận thức.

- Các bước thiết lập ma trận đặc trưng:

+ Xác định trọng số cho từng mức độ nhận thức: Trong số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng cần tập trung vào mức độ thông hiểu, vận dụng và khả năng bậc cao.

+ Xác định số lượng và hình thức câu hỏi.

Bước 3: Thiết kế câu hỏi theo ma trận đặc trưng

Căn cứ vào ma trận đặc trưng và các mục tiêu đã xác định, GV thiết kế nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần đo của HS qua từng câu hỏi.

- Lựa chọn câu hỏi: bao gồm các loại câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt với 4 mức độ: Dễ - Trung bình – Khó – Rất khó.

- Dự định số lượng câu hỏi: Chúng tôi dự định bài trắc nghiệm này có 10 câu hỏi (đối với học sinh lớp 5) và làm trong thời gian 15 phút.

- Việc sắp xếp các câu hỏi nhìn chung tuân theo từng phần nội dung, độ khó tăng dần trong từng phần. Tuy nhiên ở đôi chỗ chúng tôi cũng sắp xếp các câu hỏi có xen kẽ các phần có liên quan để tránh tính đơn điệu, nhàm chán cho học sinh.

Tùy vào hệ thống câu hỏi và tùy vào mức độ nhận thức kiến thức cần đạt được, GV sắp xếp bài tập theo các mức độ và viết các chuẩn kiến thức học sinh cần đạt được ở bài đó vào ô mức độ kiến thức, kỹ năng. Để học sinh rút kinh nghiệm sau khi làm bài tập xong, GV đặt ra các kế hoạch dành cho HS khi còn mắc lỗi sai, phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của các em.

2.3. Các phương pháp tự đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt cho HS lớp 5 HS lớp 5

2.3.1. Phương pháp tích hợp tự đánh giá trong giờ học Tiếng Việt

Tích hợp là phương pháp giảng dạy kết hợp một hoặc nhiều môn học nhằm làm sáng tỏ cho môn học mà GV thấy sự cần thiết trong việc giảng dạy. Trong nhà trường, để hoạt động tự đánh giá đạt kết quả cao tự đánh giá phải được đưa vào tích hợp trong giờ học Tiếng Việt một cách phù hợp với phân phối chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng từng bài học. Cụ thể, tích hợp tự đánh giá trong giờ học được phân thành ba cấp độ.

Mức độ 1: Bắt chước tự đánh giá kết quả học tập. Khi dạy học ở trên

lớp, GV nên tận dụng các cơ hội để làm mẫu việc tự đánh giá cho HS, giúp HS thấy được sự cần thiết phải tự đánh giá và bắt chước. GV có thể cài đặt hoạt động này thông qua việc dạy học các khái niệm, quy tắc, dạy học giải bài tập... GV cũng nên cố gắng giúp HS thấy được các bước, các thao tác cần thiết để thực hiện hoạt động đánh giá. Qua đây HS sẽ học được cách thức để tự đánh giá, tức là HS được trang bị kiến thức về tự đánh giá. Như vậy, ở mức độ này HS đã nhận thức được sự cần thiết tự đánh giá và có được kiến thức nhất định về tự đánh giá.

Ví dụ. Để giúp HS có cách tự đánh giá một khái niệm trong môn Tiếng

Việt, ở những thời điểm ban đầu, GV cần phải làm mẫu để HS có thể quan sát tiến tới bắt chước.

Chẳng hạn, để hiểu việc HS nắm khái niệm về từ trái nghĩa và làm các bài tập về từ trái nghĩa. GV có thể tìm kiếm thông tin phản hồi thông qua việc tiến hành như sau:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV nêu đề bài:

1. Từ nào là từ trái nghĩa với từ “thắng lợi”?

A. Thua cuộc B. Chiến thăng

C. Tổn thương D. Thất bại

Hiểu nhiệm vụ

Yêu cầu HS làm bài và gọi hai HS lên bảng làm.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng được học, làm và tự đánh giá từng phần. Yêu cầu HS kiểm tra lại bài làm của

mình và chỉnh sửa nếu có.

Tự đánh giá kết quả (cảm tính)

Sau khi HS làm xong, yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng

Đánh giá bài làm của bạn ( cảm tính)

Chiếu bảng hướng dẫn tự đánh giá Kiểm tra lại việc tự đánh giá thông qua việc đối chiếu bảng hướng dẫn tự đánh giá.

Phân tích đáp án, nhận xét, đánh giá câu trả lời của 2 HS làm trên bảng và những nhận xét của HS khác

Chính xác hóa việc đánh giá tự đánh giá vừa thực hiện.

Yêu cầu HS khác tự đối chiếu và tự đánh giá bài làm của mình.

Tự đánh giá về kiến thức – kỹ năng và tự đánh giá việc thực hiện theo bảng hướng dẫn tự đánh giá, sửa chữa sai lầm nếu có.

Minh họa hướng dẫn tự đánh giá của ý 1 của ví dụ trên (bảng hướng dẫn tự đánh giá được xây dựng theo tiến trình làm bài tập của HS, với yêu cầu mức độ từ thấp đến cao, từ chưa đạt đến mức tốt).

Mức độ Mức tốt Mức khá Mức trung bình Mức dưới trung bình (chưa đạt) Biết được yếu tố đã cho

Hiểu khái niệm từ trái nghĩa là từ như thế nào? Hiểu được “thắng lợi” nghĩa là gì? Và muốn tìm từ trái nghĩa với từ đã cho ta phải làm như thế nào? Nhận biết được khái niệm từ trái nghĩa. Và muốn tìm từ trái nghĩa với từ đã cho ta phải làm như thế nào? Biết được khái niệm từ trái nghĩa. Không nhận ra được Hiểu cách làm

Phân biệt “chiến thắng” là từ đồng nghĩa với “thắng lợi”. “tổn thương” không là từ trái nghĩa với “thắng lợi”. “thua cuộc” chỉ hành động không phần thắng trong đấu tranh, không bao hàm hết được nghĩa của từ “thắng lợi”. Vậy chỉ còn từ “thất bại” Tìm được nghĩa của các từ “thắng lợi”, “thua cuộc”, “tổn thương”, “thất bại”, “chiến thắng”. Sau đó tìm ra từ trái nghĩa với “thắng lợi” Tìm được nghĩa của các từ “thắng lợi”, “thua cuộc”, “tổn thương”, “thất bại”, “chiến thắng”. Sau đó phân tích tìm ra từ trái nghĩa với “thắng lợi”

Không phân tích được

Chọn được phương án đúng Chỉ ra ngay đáp án đúng là A Chỉ ra đáp án đúng là A sau khi tìm nghĩa Chỉ ra đáp án đúng là A sau khi phân tích Không chỉ ra được đáp án đúng

Mức độ 2: Biết tự đánh giá kết quả học tập. GV yêu cầu HS thực hiện

việc tự đánh giá, sau đó GV nhận xét, bổ sung và điều chỉnh (nếu cần thiết). Qua đây HS được tự mình thực hiện việc tự đánh giá, GV điều chỉnh kịp thời giúp HS có thể tự đánh giá được tốt hơn, chính xác hơn.

Ví dụ: Sau khi học xong bài “Từ đồng nghĩa” (sách giáo khoa Tiếng Việt lớp

5). GV cho HS củng cố các hoạt động sau:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài, gọi HS khác bổ sung (nếu cần).

Nhắc lại, HS khác bổ sung

Thông qua đó giúp HS thấy được mục tiêu về kiến thức, kĩ năng cần đạt. + Về kiến thức: HS tự tìm được từ đồng nghĩa với những từ đã cho . + Về kĩ năng: Vận dụng vào làm các bài tập về từ đồng nghĩa.

Căn cứ vào mục tiêu bài học, thiết kế bài tập trắc nghiệm khách quan để HS tự đánh giá như sau:

Phiếu học tập

Bài tập 1: Từ đồng nghĩa với từ “hạnh

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt cho học sinh lớp 5 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)