6. Các phương pháp nghiên cứu
2.2. Xây dựng Bộ công cụ tự đánh giá môn Tiếng Việt cho HS lớp 5
2.2.4. Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Trong quá trình tự đánh giá, phương pháp đánh giá thường sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Gọi là khách quan vì cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm. Trắc nghiệm khách quan là nhóm các câu hỏi trong đó mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết đòi hỏi HS phải viết câu trả lời rất ngắn gọn hoặc lựa chọn một câu trả lời, thậm chí chỉ cần điền thêm một vài từ.
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan có thể chia làm bốn loại chính: - Câu trắc nghiệm đúng – sai
- Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn - Trắc nghiệm ghép đôi
- Câu trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn Quy trình tổ chức bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
Xác định mục tiêu và điều kiện của bài trắc nghiệm khách quan
Thiết lập ma trận đặc trưng
Thiết kế câu hỏi theo ma trận đặc trưng
Thiết kế bảng hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả học tập
Bước 1: Xác định mục tiêu và điều kiện của bài trắc nghiệm khách quan
- Bài trắc nghiệm xây dựng nhằm kiểm tra kiến thức và kỹ năng của HS về môn Tiếng Việt cho HS lớp 5, đồng thời nhằm rèn luyện kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập cho các em.
Bước 2: Thiết lập ma trận đặc trưng
- Ma trận đặc trưng là một bảng gồm hai chiều, một chiều là nội dung kiến thức cần kiểm tra, chiều còn lại là các mức độ nhận thức của học sinh. Trong mỗi ô ma trận là số lượng của câu hỏi. Quyết định câu hỏi cho từng mục tiêu tùy thuộc vào mức độ quan trọng của mục tiêu đó, thời gian làm bài và trọng số điểm quy định cho từng nội dung kiến thức, từng mức độ nhận thức.
- Các bước thiết lập ma trận đặc trưng:
+ Xác định trọng số cho từng mức độ nhận thức: Trong số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng cần tập trung vào mức độ thông hiểu, vận dụng và khả năng bậc cao.
+ Xác định số lượng và hình thức câu hỏi.
Bước 3: Thiết kế câu hỏi theo ma trận đặc trưng
Căn cứ vào ma trận đặc trưng và các mục tiêu đã xác định, GV thiết kế nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần đo của HS qua từng câu hỏi.
- Lựa chọn câu hỏi: bao gồm các loại câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt với 4 mức độ: Dễ - Trung bình – Khó – Rất khó.
- Dự định số lượng câu hỏi: Chúng tôi dự định bài trắc nghiệm này có 10 câu hỏi (đối với học sinh lớp 5) và làm trong thời gian 15 phút.
- Việc sắp xếp các câu hỏi nhìn chung tuân theo từng phần nội dung, độ khó tăng dần trong từng phần. Tuy nhiên ở đôi chỗ chúng tôi cũng sắp xếp các câu hỏi có xen kẽ các phần có liên quan để tránh tính đơn điệu, nhàm chán cho học sinh.
Tùy vào hệ thống câu hỏi và tùy vào mức độ nhận thức kiến thức cần đạt được, GV sắp xếp bài tập theo các mức độ và viết các chuẩn kiến thức học sinh cần đạt được ở bài đó vào ô mức độ kiến thức, kỹ năng. Để học sinh rút kinh nghiệm sau khi làm bài tập xong, GV đặt ra các kế hoạch dành cho HS khi còn mắc lỗi sai, phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của các em.