6. Các phương pháp nghiên cứu
2.3. Các phương pháp tự đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt cho HS lớp
2.3.1. Phương pháp tích hợp tự đánh giá trong giờ học Tiếng Việt
Tích hợp là phương pháp giảng dạy kết hợp một hoặc nhiều môn học nhằm làm sáng tỏ cho môn học mà GV thấy sự cần thiết trong việc giảng dạy. Trong nhà trường, để hoạt động tự đánh giá đạt kết quả cao tự đánh giá phải được đưa vào tích hợp trong giờ học Tiếng Việt một cách phù hợp với phân phối chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng từng bài học. Cụ thể, tích hợp tự đánh giá trong giờ học được phân thành ba cấp độ.
Mức độ 1: Bắt chước tự đánh giá kết quả học tập. Khi dạy học ở trên
lớp, GV nên tận dụng các cơ hội để làm mẫu việc tự đánh giá cho HS, giúp HS thấy được sự cần thiết phải tự đánh giá và bắt chước. GV có thể cài đặt hoạt động này thông qua việc dạy học các khái niệm, quy tắc, dạy học giải bài tập... GV cũng nên cố gắng giúp HS thấy được các bước, các thao tác cần thiết để thực hiện hoạt động đánh giá. Qua đây HS sẽ học được cách thức để tự đánh giá, tức là HS được trang bị kiến thức về tự đánh giá. Như vậy, ở mức độ này HS đã nhận thức được sự cần thiết tự đánh giá và có được kiến thức nhất định về tự đánh giá.
Ví dụ. Để giúp HS có cách tự đánh giá một khái niệm trong môn Tiếng
Việt, ở những thời điểm ban đầu, GV cần phải làm mẫu để HS có thể quan sát tiến tới bắt chước.
Chẳng hạn, để hiểu việc HS nắm khái niệm về từ trái nghĩa và làm các bài tập về từ trái nghĩa. GV có thể tìm kiếm thông tin phản hồi thông qua việc tiến hành như sau:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV nêu đề bài:
1. Từ nào là từ trái nghĩa với từ “thắng lợi”?
A. Thua cuộc B. Chiến thăng
C. Tổn thương D. Thất bại
Hiểu nhiệm vụ
Yêu cầu HS làm bài và gọi hai HS lên bảng làm.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng được học, làm và tự đánh giá từng phần. Yêu cầu HS kiểm tra lại bài làm của
mình và chỉnh sửa nếu có.
Tự đánh giá kết quả (cảm tính)
Sau khi HS làm xong, yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
Đánh giá bài làm của bạn ( cảm tính)
Chiếu bảng hướng dẫn tự đánh giá Kiểm tra lại việc tự đánh giá thông qua việc đối chiếu bảng hướng dẫn tự đánh giá.
Phân tích đáp án, nhận xét, đánh giá câu trả lời của 2 HS làm trên bảng và những nhận xét của HS khác
Chính xác hóa việc đánh giá tự đánh giá vừa thực hiện.
Yêu cầu HS khác tự đối chiếu và tự đánh giá bài làm của mình.
Tự đánh giá về kiến thức – kỹ năng và tự đánh giá việc thực hiện theo bảng hướng dẫn tự đánh giá, sửa chữa sai lầm nếu có.
Minh họa hướng dẫn tự đánh giá của ý 1 của ví dụ trên (bảng hướng dẫn tự đánh giá được xây dựng theo tiến trình làm bài tập của HS, với yêu cầu mức độ từ thấp đến cao, từ chưa đạt đến mức tốt).
Mức độ Mức tốt Mức khá Mức trung bình Mức dưới trung bình (chưa đạt) Biết được yếu tố đã cho
Hiểu khái niệm từ trái nghĩa là từ như thế nào? Hiểu được “thắng lợi” nghĩa là gì? Và muốn tìm từ trái nghĩa với từ đã cho ta phải làm như thế nào? Nhận biết được khái niệm từ trái nghĩa. Và muốn tìm từ trái nghĩa với từ đã cho ta phải làm như thế nào? Biết được khái niệm từ trái nghĩa. Không nhận ra được Hiểu cách làm
Phân biệt “chiến thắng” là từ đồng nghĩa với “thắng lợi”. “tổn thương” không là từ trái nghĩa với “thắng lợi”. “thua cuộc” chỉ hành động không phần thắng trong đấu tranh, không bao hàm hết được nghĩa của từ “thắng lợi”. Vậy chỉ còn từ “thất bại” Tìm được nghĩa của các từ “thắng lợi”, “thua cuộc”, “tổn thương”, “thất bại”, “chiến thắng”. Sau đó tìm ra từ trái nghĩa với “thắng lợi” Tìm được nghĩa của các từ “thắng lợi”, “thua cuộc”, “tổn thương”, “thất bại”, “chiến thắng”. Sau đó phân tích tìm ra từ trái nghĩa với “thắng lợi”
Không phân tích được
Chọn được phương án đúng Chỉ ra ngay đáp án đúng là A Chỉ ra đáp án đúng là A sau khi tìm nghĩa Chỉ ra đáp án đúng là A sau khi phân tích Không chỉ ra được đáp án đúng
Mức độ 2: Biết tự đánh giá kết quả học tập. GV yêu cầu HS thực hiện
việc tự đánh giá, sau đó GV nhận xét, bổ sung và điều chỉnh (nếu cần thiết). Qua đây HS được tự mình thực hiện việc tự đánh giá, GV điều chỉnh kịp thời giúp HS có thể tự đánh giá được tốt hơn, chính xác hơn.
Ví dụ: Sau khi học xong bài “Từ đồng nghĩa” (sách giáo khoa Tiếng Việt lớp
5). GV cho HS củng cố các hoạt động sau:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài, gọi HS khác bổ sung (nếu cần).
Nhắc lại, HS khác bổ sung
Thông qua đó giúp HS thấy được mục tiêu về kiến thức, kĩ năng cần đạt. + Về kiến thức: HS tự tìm được từ đồng nghĩa với những từ đã cho . + Về kĩ năng: Vận dụng vào làm các bài tập về từ đồng nghĩa.
Căn cứ vào mục tiêu bài học, thiết kế bài tập trắc nghiệm khách quan để HS tự đánh giá như sau:
Phiếu học tập
Bài tập 1: Từ đồng nghĩa với từ “hạnh
phúc”
A. sung sướng B. phúc hậu C. toại nguyện D. giàu có
đồng nghĩa với các từ còn lại A. cầm B. cõng C. nắm D. xách
Bài tập 3: Dòng nào dưới đây gồm các
từ đồng nghĩa với từ “nhô” trong câu: “Vầng trăng đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng.”
A. mọc, ngoi, dựng B. mọc, ngoi, nhú C. mọc, nhú, đội D. mọc, đội, ngoi Yêu cầu HS cho biết các câu hỏi trên nhằm kiểm tra việc đạt mục tiêu nào của bài học?
Nếu HS nắm chắc mục tiêu bài học phải tự trả lời được hoặc GV phải giúp HS nhận ra được: bài 1 của phiếu học tập nhằm hướng dẫn HS tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho. Bài tập 2, 3 yêu cầu HS vận dụng vào làm các bài tập liên quan đến từ đồng nghĩa.
Hướng dẫn HS thực hiện tìm từ đồng nghĩa và yêu cầu HS hoàn thành phiếu bài tập.
Hoàn thành phiếu bài tập
Gọi HS lên bảng làm và lựa chọn đáp án đúng, yêu cầu HS khác tự kiểm tra bài làm của mình và tự đánh giá xem mình đã đạt được mục tiêu nào, chưa đạt mục tiêu nào.
HS tự kiểm tra, đánh giá
Yêu cầu HS khác nhận xét, đánh giá bài làm của bạn. Gọi một số HS trình bày về bài làm và tự nhận xét, tự đánh giá về bài làm của mình.
Trên cơ sở HS làm bài của HS, GV phải giúp HS tự đánh giá xem HS đã nhận thức được những gì về tri thức, về kĩ năng, thái độ. Qua đó, GV phải giúp HS thấy được họ đã đạt được mục tiêu nào, tại sao và GV cần điều chỉnh, bổ sung, nhắc nhở HS về kiến thức, kĩ năng cũng như cách học, thái độ học tập. Như vậy, thông qua đó HS sẽ học được cách tự đánh giá và thấy được nếu các em luôn biết tự đánh giá trong quá trình học thì các em sẽ biết rõ kết quả học tập của bản thân để tự điều chỉnh sao cho có thể đạt được mục tiêu học tập.
Mức độ 3: Độc lập tự đánh giá kết quả học tập. HS lập được các bước
để tự đánh giá khi tự học không có sự hướng dẫn của GV.
Qua việc thiết kế và tổ chức các hoạt động theo hướng hình thành và rèn luyện kỹ năng tự đánh giá như trên, HS không những tiến hành các hoạt động học tập theo kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt mà còn có thể học được cả việc tự đánh giá.
Như vậy, việc giúp HS tự đánh giá có thể được lồng ghép ngay trong quá trình giảng dạy mà không đòi hỏi phải thay đổi nội dung, chương trình và thời lượng hiện hành. Hơn nữa, để giúp HS hình thành và rèn luyện kỹ năng tự đánh giá và các bước hướng dẫn, khéo léo thực hiện là có thể đạt được.