CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. Một số kiến nghị
4.3.2. Kiến nghị với Chính phủ
- Chính phủ cần xây dựng một chính sách đồng bộ, nhất quán từ Trung ương đến địa phương. Cần tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng đặc biệt là các quy định liên quan đến tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm từ đó tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ được dễ dàng hơn đối với các khoản nợ quá hạn và nợ xấu.
- Chính phủ cần quy định cụ thể hơn và kiểm soát chặt chẽ trong việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hiện nay sao cho phù hợp với năng lực thực tế của doah nghiệp đó. Qua thực tiễn trong hoạt động cho vay cho thấy một số khó khăn cho tổ chức tín dụng trong việc thẩm định để cấp tín dụng như: doanh nghiệp đăng ký kinh doanh vốn tự có ban đầu là 5 tỷ đồng bằng tiền mặt, nhưng khi cán bộ tín dụng xuống thẩm định cho khoản vay này thì trên bảng cân đối của doanh nghiệp có thể hiện nhưng chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp thì không có, chưa kể là doanh nghiệp khai hàng loạt các hoạt động kinh doanh như trong giấy phép đã cấp, nhưng thực tế chỉ hoạt động khoảng một đến hai ngành nghề. Do vậy, vấn đề đặt ra ở đây là đối với Nhà nước và các cơ quan đại diện Nhà nước phải có sự điều chỉnh cơ chế, chính sách sau cho phù hợp, từ đó giúp tổ chức tín dụng trong việc đáp ứng và quản lý vốn tín dụng được khả thi, hiệu quả an toàn vốn vay.
- Đa phần các doanh nghiệp khi gửi báo cáo tài chính cho tổ chức tín dụng và báo cáo thuế lại không giống nhau, việc không chấp hành đúng chế độ báo cáo thống kê hiện nay là rất phổ biến. Các biện pháp xử lý các vi phạm về kinh tế, hành chính chưa nghiêm. Chính vì vậy, Nhà nước cần có các biện pháp cụ thể và cứng rắn, bắt buộc các doanh nghiệp chấp hành đúng quy định pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp.
Tóm lại, trong chương 4 luận văn đã làm rõ được một số nội dung cơ bản đó
là:
- Định hướng chung về phát triển của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và định hướng về phát triển hoạt động cho vay ưu đãi và quản trị rủi ro tín dụng của Quỹ trong thời gian tới.
- Trên cơ sở căn cứ lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển, luận văn đã đề xuất các giải pháp để tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ưu đãi của Quỹ trong những năm tới.
- Luận văn cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ một số vấn đề để tạo lập môi trường kinh doanh và quản trị rủi ro hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững.
KẾT LUẬN
Trong thời gian vừa qua, sự phát triển của hệ thống tổ chức tín dụng có ý nghĩa rất lớn đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và sẽ còn có những đóng góp quan trọng với nền kinh tế nước ta trong thời gian tới. Hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, những rủi ro này xuất hiện như là một tất yếu cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự bùng nổ của hệ thống ngân hàng. Để có thể tồn tại và phát triển, các tổ chức tín dụng không thể tìm cách để loại bỏ hoàn toàn các rủi ro này mà phải tìm cách sống chung với nó. Vấn đề là làm cách nào để giảm thiểu rủi ro ở mức độ có thể chấp nhận được, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc. Không nằm ngoài quy luật đó, những năm qua kết quả hoạt động nói chung và hoạt động cho vay ưu đãi nói riêng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã đạt được kết quả cao thể hiện ở các chỉ tiêu chất lượng tín dụng như nợ quá hạn, nợ xấu, …. Kết quả hoạt động của Quỹ đã đem lại nhiều đóng góp tích cực vào công tác bảo vệ môi trường trên toàn quốc. Qua đó cũng khẳng định, chính sách bảo vệ môi trường là công cụ quan trọng của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành và triển khai các dự án bảo vệ môi trường nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện hoạt động cho vay ưu đãi còn bộc lộ không ít tồn tại, hiệu quả đầu tư vốn cho các dự án bảo vệ môi trường chưa cao, công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ưu đãi còn bộc lộ một số hạn chế bắt nguồn từ cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan cần phải khắc phục.
Trong thời gian tới, để có thể tiếp tục phát triển và duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững thì Quỹ cần tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ưu đãi đồng thời không ngừng đổi mới trong công tác quản lý điều hành, kiểm soát rủi ro. Tác giả hy vọng rằng, với các giải pháp được trình bày trong luận văn, khi được vận dụng vào thực tiễn, việc thực thi các chính sách bảo vệ môi trường của Nhà nước sẽ đạt hiệu quả cao hơn, hạn chế
được tình trạng sử dụng vốn tín dụng Nhà nước một cách lãng phí; chất lượng tín dụng được cải thiện và giảm thiểu rủi ro.
Quản trị rủi ro tín dụng là một đề tài rộng và phức tạp, cần được hoàn thiện thường xuyên cả về lý luận và thực tiễn. Dù bản thân đã cố gắng tìm tòi học hỏi và nghiên cứu, song luận văn không tránh được những thiếu sót. Tác giả mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp từ quý Thầy, Cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tuấn Anh, 2012. Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008. Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Quỹ
Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quyết định số 2031/QĐ-QBVMT ngày
13/10/2008.
3. Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2004. Ban hành Quy
chế cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, tài trợ và đồng tài trợ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quyết định số 24/QĐ-HĐQL ngày
12/01/2004.
4. Nguyễn Quang Huy, 2014. Quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia
Hà Nội.
5. Trần Hương Lê, 2013. Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ, Học viện Ngân hàng.
6. Nguyễn Ngọc Lý, 2012. Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Thái Nguyên. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010. Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ, Thông tư số 15/2010/TT-NHNN ngày 16/06/2010.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005. Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng,
Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2007. Sửa đổi bổ sung một số điều ban hành
10. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Luật các tổ chức
tín dụng, Số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
11. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Luật Ngân hàng
Nhà nước, Số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
12. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2010-2014. Báo cáo tổng kết công tác cho
vay các dự án bảo vệ môi trường, Hà Nội.
13. Nguyễn Huy Thắng, 2011. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng dầu khí Toàn
Cầu – GP. Bank. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
14. Nguyễn Văn Tiến, 2010. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Hà
Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.
15. Thủ tướng Chính phủ, 2002. Thành lập, tổ chức và hoạt động Quỹ Bảo vệ
môi trường Việt Nam, Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002.
16. Thủ tướng Chính phủ, 2014. Tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam, Quyết định số 02/2014/QĐ-TTg ngày 13/01/2014.
17. Website của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2015. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Bảng câu hỏi số:
Ngày và thời gian phỏng vấn: Phỏng vấn viên:
Đơn vị đang làm việc: Thời gian làm việc tại Quỹ: Nội dung bảng khảo sát như sau:
TT Nội dung
Thang trả lời
Ít Trung
bình Nhiều
1 Sự biến động quá nhanh và không dự báo được
của thị trường thế giới 50,0% 36,7% 13,3%
2 Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, bão lụt, … 76,7% 13,3% 10,0%
3 Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của
Quỹ còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng 13,3% 20,0% 66,7%
4 Thông tin bất cân xứng về xã hội, môi trường kinh
tế, ngành nghề đầu tư 33,3% 46,7% 20,0%
5 Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích 66,7% 13,3% 20,0%
6 Cung cấp các Báo cáo tài chính thiếu minh bạch
và trung thực 40,0% 23,3% 36,7%
7 Năng lực quản lý điều hành còn hạn chế, thiếu
kinh nghiệm 23,3% 30,0% 46,7%
8 Tình hình tài chính yếu kém, che dấu các khoản
lỗ, vốn tự có thấp 16,7% 30,0% 53,3%
9 Khác hàng không có thiện chí trả nợ, cố tình
chiếm dụng vốn vay của Quỹ 20,0% 23,3% 56,7%
10 Khách hàng làm ăn thua lỗ nên mất khả năng trả
TT Nội dung
Thang trả lời
Ít Trung
bình Nhiều
11 Do khách hàng cố ý lừa gạt, không đủ năng lực
pháp nhân 73,3% 13,3% 13,3%
12 Do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết
định cho vay 13,3% 23,3% 63,3%
13 Tổ chức bộ máy chưa hoàn chỉnh, chưa đảm bảo
thực hiện hoạt động tín dụng hiệu quả 20,0% 23,3% 56,7%
14 Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng chưa tốt 76,7% 10,0% 13,3% 15 Chưa có sự độc lập về chức năng thẩm định và
quản lý rủi ro 23,3% 56,7% 20,0%
16 Năng lực, kinh nghiệm chưa đáp ứng, chưa có sự
phân công phù hợp 26,7% 16,7% 56,7%
17 Thiếu giám sát, quản lý trước và sau khi cho vay 33,3% 53,3% 13,3% 18 Bảo quản, đánh giá tài sản đảm bảo chưa thường
xuyên, chỉ kiểm tra hồ sơ 23,3% 33,3% 43,3%
19 Sự lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ 16,7% 30,0% 53,3%
20 Quy trình tín dụng chưa hoàn thiện 23,3% 46,7% 30,0%
Phụ lục 02: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng Bảng câu hỏi số:
Ngày và thời gian phỏng vấn: Phỏng vấn viên:
Đơn vị đang làm việc: Thời gian làm việc tại Quỹ: Nội dung bảng khảo sát như sau:
TT Nội dung Thang trả lời Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết 1
Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng và khung hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng
0,0% 13,3% 86,7%
2 Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt
quy trình cho vay 0,0% 23,3% 76,7%
3
Kết hợp với một số cơ quan ban ngành liên quan để đối chiếu, kiểm tra thông tin do khách hàng cung cấp (như CIC)
0,0% 86,7% 13,3%
4
Yêu cầu khách hàng định kỳ cung cấp các thông tin theo quy định tại Hợp đồng tín dụng
0,0% 66,7% 33,3%
5 Quy định hạn mức cho vay đối với
khách hàng 13,3% 60,0% 26,7%
6
Phân tán rủi ro tín dụng (đa dạng hóa phương thức cho vay, đa dạng hóa khách hàng)
10,0% 76,7% 13,3%
7 Nâng cao chất lượng thẩm định đối với
từng khoản vay 0,0% 26,7% 73,3%
8 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
quy trình tín dụng 0,0% 36,7% 63,3%
9 Xây dựng hệ thống thông tín quản trị
rủi ro tín dụng 6,7% 50,0% 43,3%
10 Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát
nội bộ Quỹ 0,0% 36,7% 63,3%
11 Xây dựng, thiết lập phần mềm để quản
TT Nội dung Thang trả lời Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết 12 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 10,0% 43,3% 46,7%
13 Tăng cường công cụ quản lý và phòng
ngừa rủi ro tín dụng 10,0% 33,3% 56,7%
14 Tăng cường xử lý nợ quá hạn, nợ khó
đòi 0,0% 56,7% 43,3%
15 Sử dụng công cụ bảo hiểm 16,7% 46,7% 36,7%
16 Thực hiện phân công công việc phù
hợp với trình độ chuyên môn 16,7% 56,7% 26,7%
17 Tăng cường quản lý rủi ro đạo đức,
nâng cao ý thức trách nhiệm 0,0% 66,7% 33,3%
18 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 0,0% 46,7% 53,3%
19 Tổ chức các khóa đào tạo nguồn nhân
lực 23,3% 53,3% 23,3%
20 Xây dựng quy trình tuyển chọn cán bộ
thông qua các đợt thi tuyển 10,0% 76,7% 13,3%