Mô hình SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 51 - 55)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2.4.Mô hình SWOT

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4.Mô hình SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây là công cụ hữu ích giúp tìm hiểu vấn đề và hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Nói cách khác, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của tổ chức.

Nội dung của phân tích mô hình SWOT

Để đánh giá về các điểm mạnh (Strengths) và các điểm yếu (Weaknesses) hay còn gọi là phân tích bên trong trên các giác độ như nhân sự, tài chính, công nghệ, uy tín, tiếng tăm, mối quan hệ, văn hóa, truyền thống của tổ chức, ….

Phân tích về các cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) hay còn gọi là phân tích bên ngoài vì những nhân tố đó liên quan đến môi trường bên ngoài. Những khía cạnh liên quan đến cơ hội và thách thức có thể do biến động của nền kinh tế (tăng trưởng hoặc suy thoái), sự thay đổi chính sách của Nhà nước (theo chiều hướng có lợi hay bất lợi cho lĩnh vực hoạt động của tổ chức), cán cân cạnh

tranh thay đổi (sự mất đi hay xuất hiện của một đối thủ cạnh trạnh), … Việc phân tích nếu được thực hiện một cách kỹ lưỡng và sáng suốt thì các chiến lược đề ra sẽ có thể nắm bắt được các cơ hội và sẵn sàng đối phó với các thách thức có thể xảy ra. Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lôgic dễ hiểu, dễ trình bày và đưa ra quyết định, có thể sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định.

Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần. Mỗi phần tương ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats).

Kết quả của quá trình phân tích SWOT phải đảm bảo tính cụ thể, chính xác, thực tế và khả thi vì tổ chức sẽ sử dụng kết quả đó để thực hiện những bước tiếp theo như: hình thành chiến lược, mục tiêu chiến lược chiến thuật và cơ chế kiểm soát chiến lược cụ thể.

Như vậy, phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà tổ chức phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ của tổ chức (các điểm mạnh và điểm yếu) nhằm xác định thế mạnh mà tổ chức đang nắm giữ cũng như những hạn chế cần khắc phục.

Kết quả phân tích mô hình SWOT của Quỹ BVMT Việt Nam như sau: - Điểm mạnh:

+ Vốn điều lệ từ Ngân sách Nhà nước được tăng gấp 5 lần (hiện tại vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng).

+ Hoạt động cho vay với lãi suất ưu đãi, tài trợ và đồng tài trợ ngày càng tiến triển tăng cả qui mô số lượng và chất lượng, hoạt động có tính hiệu quả và đúng mục tiêu đối tượng.

+ Tổ chức thay đổi, nhân sự tăng lên, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, kinh nghiệm quản lý và tổ chức hoạt động tốt hơn.

Bản, Ủy ban Kinh tế và xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB,…).

+ Tăng cường được mối liên kết với các cơ quan và truyền bá kiến thức, nâng cao nhận thức môi trường.

+ Tinh thần đoàn kết tập thể và sự nhất trí cao trong tập thể.

- Điểm yếu:

+ Đến hết năm 2014, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã cho vay trên phạm vi 42 tỉnh (thành phố), trong khi Quỹ chỉ có một trụ sở chính tại thành phố Hà Nội. Do vậy, công tác theo dõi, quản lý và đôn đốc khách hàng trả nợ gặp nhiều khó khăn, phần lớn liên hệ thông qua email và điện thoại.

+ Nhân sự bổ sung mới vào chưa có kinh nghiệm, phần lớn là mới ra trường, con cháu trong ngành, một số cán bộ mới có chuyên ngành đào tạo chưa được phù hợp với yêu cầu của công việc nên phải mất thời gian để đào tạo.

+ Cơ sở vật chất Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và địa điểm làm việc chật hẹp, chưa có trụ sở làm việc ổn định.

+ Tổ chức nhân sự còn chưa ổn định, đang trong quá trình chuyển đổi làm việc theo chế độ kiêm nhiệm sang làm việc theo chế độ chuyên trách.

+ Chưa đáp ứng được tối đa các nhu cầu vay vốn bảo vệ môi trường của doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chưa có bộ phận tư vấn cho các doanh nghiệp.

+ Chưa tạo dựng được thương hiệu VEPF và phát động các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường.

+ Chưa tổ chức được các lớp đào tạo cho cán bộ Quỹ một cách hệ thống và thường xuyên.

- Cơ hội:

+ Nhận thức của cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp về ý thức bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn.

+ Toàn thế giới và Chính phủ chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường. + Hội nhập quốc tế làm cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có cơ hội tham gia các chương trình quốc tế và đào tạo quốc tế, tham gia các liên kết quốc tế, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm quốc tế.

+ Ngày càng nhiều các dự án quốc tế và trong nước tham gia nghiên cứu, cải thiện và khắc phục các sự cố môi trường.

- Thách thức:

+ Ô nhiễm môi trường, thiên tai ngày càng nhiều hơn.

+ Vấn đề về hiệu ứng nhà kính, giảm phát thải khí nhà kính: Nghị định thư Kyoto công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, các hướng dẫn của ban chấp hành quốc tế về CDM, cũng là một thách thức mới đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (vì Quỹ phải có trách nhiệm thẩm định tờ khai nộp phí của chủ sở hữu CERs, thu phí, quản lý và sử dụng đúng mục đích).

+ Nguồn tài nguyên suy giảm và cạn kiệt do khai thác và sử dụng quá mức. + Khi khách hàng có những thay đổi về pháp nhân, cổ phần hóa, sáp nhập, chia tách …thì Quỹ cũng chưa cập nhật được thường xuyên và nhanh chóng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Có quá nhiều văn bản chồng chéo và mâu thuẫn nhau, khó thực hiện, đòi hỏi phải được nghiên cứu đề xuất sửa đổi, ….

Kết quả phân tích từ mô hình SWOT sẽ được sử dụng để đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ưu đãi tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, đưa ra định hướng phát triển chung cũng như định hướng phát triển hoạt động cho vay ưu đãi và công tác quản trị rủi ro tín dụng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Tóm lại, trong nội dung Chương 2 luận văn đã trình bày, hệ thống hóa các phương pháp nghiên cứu và sử dụng một số phương pháp nghiên cứu để phân tích, đánh giá về hoạt động của Quỹ nói chung và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ƯU ĐÃI TẠI QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT

NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 51 - 55)