Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 73 - 78)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4.2.Những tồn tại và nguyên nhân

3.4. Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ưu đãi tại Quỹ Bảo vệ mô

3.4.2.Những tồn tại và nguyên nhân

3.4.2.1. Những tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ưu đãi của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam còn những tồn tại sau:

- Hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách Nhà Nước thường xuyên thay đổi, không có tính dự báo cũng có thể gây ra nhiều rủi ro cho dự án, khó khăn cho công tác kiểm soát của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

- Mô hình quản trị rủi ro tín dụng chưa thực hiện được sự tách bạch giữa các bộ phận khách hàng; bộ phận thẩm định và bộ phận quản lý rủi ro. Do đó, chưa nghiên cứu, phân tích, quản lý rủi ro chung như rủi ro hệ thống, rủi ro thị trường mà tập trung vào việc phân tích, giải quyết từng trường hợp cụ thể.

- Hiện tại, số lượng dự án được Quỹ phê duyệt cho vay phân bổ trên nhiều tỉnh/thành phố nên phần nào đã ảnh hưởng đến công tác tín dụng như nhắc nợ gốc, lãi tiền vay khách hàng chưa kịp thời, khách hàng chuyển nhượng, sáp nhập Công ty nhưng cán bộ tín dụng chưa hề biết.

- Quỹ chưa có hệ thống chấm điểm và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng theo quy chuẩn.

Hiện nay, Quỹ đang áp dụng việc xếp hạng phân loại khách hàng theo nhóm nợ, chưa đánh giá hết rủi ro tín dụng của khoản vay do hạn chế trong cơ sở dữ liệu đầu vào (tính tin cậy báo cáo tài chính thấp, các chỉ tiêu phi tài chính chưa cụ thể, …). Do đó, chưa xây dựng được mô hình thích hợp cho việc lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng.

- Hệ thống thông tin quản lý phục vụ cho quản trị rủi ro tín dụng còn chưa hiệu quả. Hiện tại, hệ thống thông tin về tín dụng tại Quỹ chưa được tập trung và còn nhiều phân tán. Quỹ chưa có chương trình, phần mềm quản lý hồ sơ khách hàng, các thông tin liên quan đến khách hàng như thế chấp, bảo lãnh, … đều được thực hiện trên word và/hoặc excel. Do đó, để thu thập, tổng hợp số liệu mất nhiều

thời gian, việc kiểm soát, lưu trữ phân tích thông tin đầu vào, đầu ra còn nhiều hạn chế.

- Đội ngũ cán bộ tín dụng còn trẻ, chưa có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng và đặc biệt là chất lượng chuyên môn.

- Công tác xử lý nợ hiện nay chưa đạt hiệu quả cao, nhiều khách hàng không trả được nợ, chây ỳ, không có thái độ hợp tác.

3.4.2.2. Nguyên nhân

- Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của Quỹ còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng

Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam vừa là một tổ chức tài chính, lại vừa hoạt động trong lĩnh vực đặc thù mang tính xã hội cao nên chịu sự chi phối của nhiều văn bản pháp luật thuộc các Bộ, ngành khác nhau. Chính sự phức tạp này cũng gây khó khăn cho hoạt động của Quỹ. Việc hoàn thiện hoạt động của Quỹ phải đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản pháp lý của Nhà nước. Trong trường hợp mà giữa các văn bản pháp lý còn có sự xung đột thì hoạt động của Quỹ khó có thể hoàn thiện được. Vì vậy, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cũng như định hướng cho hoạt động của Quỹ để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Hiện tại, văn bản pháp lý hướng dẫn hoạt động của Quỹ còn nhiều bất cập và lỏng lẻo dẫn đến hoạt động nghiệp vụ tín dụng của Quỹ đôi khi gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong tương lai là rất cao.

- Tổ chức bộ máy chưa hoàn chỉnh, chưa đảm bảo thực hiện hoạt động tín dụng hiệu quả

Hiện nay, Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả, thiếu tính chuyên nghiệp do quản lý theo chế độ kiêm nhiệm: vừa làm công tác quản lý Nhà nước vừa điều hành hoạt động của Quỹ nên thời gian thực tế dành cho hoạt động của Quỹ không nhiều, chưa bám sát và theo dõi được công việc của Quỹ. Trong hoạt động tín dụng, theo quy định HĐQL Quỹ phê duyệt cho vay đối với các dự án có số tiền cho vay trên 15 tỷ đồng, tuy nhiên các thành viên của HĐQL Quỹ là Lãnh đạo cấp vụ của các Bộ (cơ quan ngang Bộ) bao gồm Bộ Tài

Nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Do vậy, thời gian trình HĐQL phê duyệt cho vay thường mất nhiều thời gian, điều này đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng.

- Năng lực, kinh nghiệm chưa đáp ứng, chưa có sự phân công phù hợp

Nguồn cán bộ của Quỹ đa phần là mới ra trường, chưa có kinh nghiệm trong thẩm định Hồ sơ vay vốn, chưa nhận thức được đầy đủ về yêu cầu và tính phức tạp trong công tác tín dụng. Trong quá trình thẩm định, khả năng và trình độ để đánh giá đúng hiệu quả cũng như mức độ rủi ro của phương án, dự án còn hạn chế; các kỹ năng và chuyên môn thẩm định tài chính, kỹ thuật trong lĩnh vực môi trường chưa đáp ứng đủ yêu cầu, làm giảm hiệu quả công việc; cán bộ tín dụng không chấp hành đầy đủ quy trình, quy chế nghiệp vụ đã ban hành. Các cán bộ tín dụng có trách nhiệm phụ trách hồ sơ vay vốn từ khi cho vay, giải ngân và thu nợ nên khối lượng công việc ngày càng nhiều dẫn đến nguy cơ không kiểm soát được toàn diện và đầy đủ về tình hình khách hàng mà mình quản lý. Ngoài việc đòi hỏi trình độ chuyên môn của cán bộ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cũng phải được xem trọng.

- Sự lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ

Bộ phận kiểm soát nội bộ của Quỹ đã được thành lập và đi vào hoạt động, tuy nhiên do lực lượng cán bộ còn mỏng, chưa đủ trình độ chuyên môn nên công tác kiểm soát nội bộ của Quỹ chủ yếu thực hiện kiểm soát toàn bộ hoạt động chung của Quỹ. Công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay chưa thực sự được chú trọng, chỉ trong một số trường hợp cần thiết, Giám đốc Quỹ mới yêu cầu bộ phận kiểm soát nội bộ kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Các báo cáo của bộ phận kiểm soát nội bộ là kết quả tổng hợp, thống kê số liệu từ báo cáo của phòng Tín dụng nên chưa thể hiện được tính độc lập, tính kiểm tra và các cảnh báo liên quan đến rủi ro trong hoạt động cho vay.

- Do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay

Phần lớn khách hàng tiếp xúc vay vốn tại Quỹ đều là lần đầu, do đó Quỹ không có hệ thống thông tin về khách hàng và môi trường hoạt động, kinh doanh

của khách hàng. Trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng phần lớn dựa trên tài liệu, thông tin do khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại thông tin, đặc biệt là các số liệu, thông tin về tài chính của doanh nghiệp. Công tác xét duyệt cho vay còn nơi lỏng, chưa kiểm tra kỹ các thông tin mà cấp dưới trình phê duyệt.

- Tình hình tài chính yếu kém, che dấu các khoản lỗ, vốn tự có thấp

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều có quy mô tài sản và nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao. Nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu là vốn vay nên nguồn vốn tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường là không đáng kể. Khi các doanh nghiệp gặp rủi ro trong kinh doanh sẽ tác động công tác thu hồi nợ của Quỹ. Hơn nữa, các doanh nghiệp thường chưa tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho Quỹ nhiều khi chỉ mang tính hình thức, chưa phản ánh chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Quỹ vẫn luôn xem nặng phần đảm bảo tiền vay như là

chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.

- Khác hàng không có thiện chí trả nợ, cố tình chiếm dụng vốn vay của Quỹ Thiện chí trả nợ vay của khách hàng là yếu tố liên quan đến tư cách đạo đức của người đi vay, một khi khách hàng thiếu thiện chí trả nợ, cố tình chiếm dụng vốn của Quỹ thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng trong quá trình thu hồi nợ vay.

Có thể thấy, thu hồi nợ là hoạt động vô cùng quan trọng với bất kỳ tổ chức tín dụng nào. Đối với các dự án bảo vệ môi trường, nguồn trả nợ của khách hàng rất đa dạng, tùy theo tính chất của từng dự án mà nguồn trả nợ là khác nhau. Các dự án vay vốn tại Quỹ được chia làm 2 nhóm dự án: dự án có nguồn thu trực tiếp (dự án xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, nguy hại, …) thì nguồn trả nợ được lấy từ lợi nhuận của dự án và nhóm dự án không có nguồn thu từ dự án (xử lý nước thải của các nhà máy, xí nghiệp; xử lý khói bụi, …) mà lại làm tăng thêm chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, cán bộ tín dụng cần phân tích, làm rõ các nguồn trả nợ của đơn vị, thường xuyên theo dõi tình hình thanh toán các khoản nợ

đến hạn của khách hàng để có các biện pháp xử lý kịp thời khi khách hàng phát sinh nợ quá hạn.

Tóm lại, trong chương 3 đã trình bày khá đầy đủ và toàn diện về hoạt động

cho vay ưu đãi của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Các nội dung liên quan đến thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của Quỹ trong thời gian vừa qua đã được phân tích, đánh giá, từ đó chỉ ra kết quả đạt được và những tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng của Quỹ. Đây là cơ sở để luận văn đưa ra các giải pháp và một số kiến nghị nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Quỹ sẽ được trình bày ở Chương 4.

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ƯU ĐÃI TẠI QUỸ BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 73 - 78)