Định hướng phát triển của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 78 - 80)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. Định hướng phát triển của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

4.1.1. Định hướng phát triển chung

- Kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt động từ Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát đến cơ quan điều hành nghiệp vụ của Quỹ. Hoàn thiện các quy trình của hoạt động nghiệp vụ, các cơ chế chính sách tiền lương, tiêu chuẩn hóa cán bộ.

- Không ngừng tăng cường các nguồn lực dưới nhiều hình thức nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Phục vụ các chương trình mục tiêu, trọng điểm của Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường; cải tạo môi trường các lưu vực sông, ô nhiễm làng nghề, ô nhiễm môi trường khu công nghiệp; ô nhiễm chất thải sinh hoạt; ứng dụng và triển khai công nghệ sạch, thân thiện môi trường; các dự án tiết kiệm năng lượng.

- Tăng cường hỗ trợ tài chính cho các dự án bảo vệ môi trường trên toàn quốc dưới các hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi, tài trợ và triển khai thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Triển khai tốt công tác ký quỹ phục hồi môi trường, thực hiện các chính sách tài chính đối với dự án theo cơ chế phát triển sạch.

- Đa dạng hóa các hoạt động hợp tác quốc tế và hợp tác trong nước, ưu tiên hợp tác triển khai các dự án, hoạt động bảo vệ môi trường thuộc nhóm lĩnh vực ưu tiên.

- Xây dựng các chương trình, dự án bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu có vốn đối ứng của Quỹ, phù hợp với mục tiêu và năng lực của các tổ chức quốc tế để hợp tác.

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao hiệu quả và chất lượng lao động, chủ động áp dụng các mô hình quản lý hiện đại, phù hợp với hoạt động thực tiễn của Quỹ.

phạm vi hoạt động bằng việc mở các văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hướng tới đặt các văn phòng giao dịch ở nước ngoài.

- Phối hợp với Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước trong việc cấp vốn điều lệ cho hoạt động của Quỹ. Phấn đấu đến năm 2017, ngân sách nhà nước cấp đủ 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho Quỹ.

4.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay ưu đãi và quản trị rủi ro tín dụng

- Nâng cao chất lượng tín dụng từ khâu thẩm định cho vay, quản lý vốn vay, nâng cao quyền tự chủ, chịu trách nhiệm trong việc thẩm định, cho vay, cơ cấu lại nợ và xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề. Làm tốt công tác thông tin phòng ngừa, thường xuyên tổ chức kiểm tra hoạt động chuyên đề tín dụng qua đó chấn chỉnh những sai sót trong cho vay và quản lý sử dụng vốn vay.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, tích cực và rèn luyện phương pháp làm việc có khoa học, tăng cường đào tạo cán bộ tín dụng cùng tham gia bồi dưỡng các khóa học ngắn ngày như kỹ năng tiếp xúc, tư vấn khách hàng có nhu cầu vay vốn cũng như các kiến thức có liên quan đến các lĩnh vực ưu tiên cho vay nhằm giúp cho cán bộ tín dụng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, năng lực phân tích thị trường. Cán bộ tín dụng phải chuyên sâu tác nghiệp, tự nghiên cứu, có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, phấn đấu không để phát sinh nợ quá hạn mới.

- Coi trọng công tác đo lường, phòng ngừa rủi ro, cảnh báo rủi ro và hoàn thiện nâng cấp hệ thống thông tin quản trị khách hàng. Thông tin về kinh tế xã hội có liên quan phải được phân tích đánh giá tác động kịp thời, khai thác các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó tìm kiếm các thông tin chính xác và giúp cho việc phòng ngừa cũng như điều hành các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được hiệu quả cao nhất.

- Đối với khách hàng là Doanh nghiệp và các tổ chức, phải thường xuyên cập nhật tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và phân tích tình hình tài chính, sau đó là khách hàng hộ gia đình vay vốn. Thường xuyên rà soát và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó có cơ sở để phân loại nợ một cách chính xác.

- Nâng cao nhận thức, vai trò của công tác phòng ngừa và quản trị rủi ro, hết sức chú trọng đến những kinh nghiệm về quản trị rủi ro của những tổ chức có mô hình hoạt động như Quỹ và những nước có điều kiện kinh tế xã hội tương đương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 78 - 80)