Tăng cường công cụ quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 90 - 91)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

4.2.6. Tăng cường công cụ quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng

Hiện nay, Công cụ quản lý và phòng ngừa rủi ro của Quỹ còn hạn chế, do đó Quỹ cần phải tăng cường nghiên cứu, xây dựng thêm các công cụ quản lý rủi ro để nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay.

Các giải pháp cơ bản theo hướng sau:

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Có thể nhận thấy rằng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một công cụ đo lường rủi ro tín dụng thông qua phương pháp đánh giá khách hàng bằng thang điểm thống nhất dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng có quan hệ tín dụng với Quỹ. Hệ thống sẽ trợ giúp Quỹ đánh giá chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng, xác định một cách hợp lý, chính xác nhất tổn thất tín dụng theo từng nhóm khách hàng hoặc lĩnh vực hay ngành kinh tế, phân tích được rủi ro và lợi nhuận. Theo đó, Quỹ sẽ quản trị một cách hiệu quả và toàn diện chất lượng tín dụng trên diện rộng, đồng thời các báo cáo quản trị từ hệ thống sẽ giúp Quỹ đưa ra các chính sách tín dụng phù hợp nhất trong từng giai đoạn.

Cần kiểm soát chặt chẽ thông tin đầu vào của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Thông tin đầu vào phải là thông tin chuẩn, đáng tin cậy thì kết quả xếp hạng mới chính xác.

- Tăng cường công tác theo dõi và thu hồi nợ

Mặc dù phải xử lý nợ là công đoạn cuối cùng bắt buộc của Quỹ trong việc quản lý các khoản cho vay nhưng đây lại là hoạt động gây nhiều khó khăn cho Quỹ. Có nhiều lý do chủ quan và khách quan về vấn đề này, tuy nhiên có thể thấy có lý do cơ bản về phía Quỹ là chưa có một hệ thống tiêu chuẩn phân tích rủi ro với các tài sản này, đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay của bên bảo lãnh và các biện pháp quản lý việc thực hiện.

Đối với các cán bộ làm trực tiếp, ngay từ đầu chỉ coi phương án đảm bảo tiền vay là biện pháp đảm bảo bổ sung nên không chú ý hoàn thiện hồ sơ, sau đó là sự khó khăn gặp phải do các quy định, thủ tục tại Việt Nam còn chồng chéo, việc thẩm định lại giá trị cũng không được thường xuyên.

Do đó, cần phải xây dựng một quy trình theo dõi, xử lý nợ và thu hồi nợ một các rõ ràng và tập trung. Có biện pháp cụ thể với những trường hợp vi phạm hoặc thiếu trách nhiệm của cán bộ đánh giá và theo dõi tài sản dẫn đến thất thoát vốn của Quỹ.

- Xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay Thông tin được xem là yếu tố đầu vào quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng, khi thông tin được cung cấp đầy đủ về số lượng và chính xác kịp thời về chất lượng thì sẽ góp phần nâng cao tính khả thi của chiến lược quản trị rủi ro tín dụng.

Trước tình trạng nguồn thông tin bất cân xứng (đó là tình trạng một trong hai bên trong quan hệ tín dụng có được thông tin ít hơn bên kia), đòi hỏi Quỹ cần áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng thông tin sử dụng trong hoạt động tín dụng. Theo đó, Quỹ cần hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả của hệ thống xếp hạng doanh nghiệp, đánh giá dựa trên nhiều nguồn thông tin khác nhau và cần đảm bảo sự chính xác của thông tin khi đánh giá. Đồng thời, cán bộ tín dụng cần phải tự mình đi thu thập thông tin ngay từ chính khách hàng, đối tác của khách hàng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan như cơ quan Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, ... Trên cơ sở những thông tin đã thu thập được, cần phải sàng lọc kỹ lưỡng, phân tích cẩn thận để có quyết định chính xác. Tránh để xảy ra rủi ro do khách hàng sử dụng các thủ đoạn để lừa đảo, giả mạo hồ sơ vay vốn hay tận dụng các sơ hở của pháp luật để dùng một tài sản thế chấp vay vốn nhiều ngân hàng, ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 90 - 91)