Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 43 - 50)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2.1.Phương pháp thu thập thông tin

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.Phương pháp thu thập thông tin

Tài liệu thu thập từ các giáo trình, các đề tài nghiên cứu trước, các số liệu trên các trang mạng website, số liệu thống kê trên các báo cáo thường niên của phòng Tín dụng đầu tư (nay là phòng Tín dụng xử lý môi trường tập trung và phòng Tín dụng xử lý môi trường không tập trung), các phòng ban nghiệp vụ có liên quan (Phòng Tài chính - Kế toán và Phòng Kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và pháp chế) và các báo cáo kết quả hoạt động hàng năm, các quy chế, quy trình của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

- Thu thập số liệu sơ cấp:

Thu thập thông tin qua việc tham vấn Lãnh đạo Quỹ, Lãnh đạo các phòng ban, các cán bộ tín dụng. Các thông tin về tình hình tín dụng, những vấn đề về rủi ro tín dụng và nhiều thông tin khác theo những nội dung nghiên cứu đã được xác định để đánh giá và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Trong quá trình thu thập số liệu ngoài việc tham vấn trực tiếp, tác giả còn sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thông qua bảng hỏi để tìm hiểu nhận định của Lãnh đạo Quỹ, Lãnh đạo phòng và các cán bộ liên quan đến hoạt động cho vay ưu đãi về đánh giá các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng như các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng nhằm phục vụ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu: “Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ưu đãi tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam”.

Căn cứ vào tình hình thực tế tại Quỹ, tác giả nhận thấy:

- Về trình độ chuyên môn: phần lớn các cán bộ làm việc ở Quỹ đều thông qua hình thức xét tuyển. Các cán bộ hiện đang công tác tại 2 phòng Tín dụng đều có trình độ từ đại học trở lên. Do phần lớn cán bộ là con cháu trong ngành nên chuyên ngành đào tạo khá đa dạng như kinh tế, luật, môi trường,… nên khi vào làm việc tại bộ phận tín dụng các cán bộ đều đã tham gia các khóa học ngắn hạn, văn bằng 2 hoặc chuyển đổi học cao học về chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.

- Về độ tuổi của cán bộ tín dụng: 70% số lượng cán bộ tín dụng có độ tuổi từ 23 tuổi đến 33 tuổi. Số cán bộ có độ tuổi trên 33 tuổi hiện đang giữ các chức vụ

quản lý (Phó phòng, Trưởng phòng và Phó Giám đốc phụ trách tín dụng). Độ tuổi của cán bộ tín dụng đều trẻ vừa có tác dụng tích cực, vừa có tác dụng tiêu cực. Cán bộ trẻ thông thường sẽ năng nổ, sáng tạo, nhiệt tình, tuy nhiên các cán bộ trẻ sẽ không có nhiều kinh nghiệm, năng lực chuyên môn còn hạn chế.

- Về dư nợ bình quân của mỗi cán bộ tín dụng và thâm niên công tác: Quỹ không có chính sách quy định mức dư nợ bình quân cho mỗi cán bộ mà thông thường dựa vào số năm công tác và năng lực của từng cán bộ để phân công thẩm định. Các cán bộ trẻ mới vào làm việc sẽ được giao nhiệm vụ thẩm định hồ sơ vay vốn cùng với một cán bộ có kinh nghiệm và có thâm niên công tác tại Quỹ.

Do tình hình thực tế như đã phân tích nên tác giả rất khó tổng hợp số liệu để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tuổi, trình độ chuyên môn, số năm công tác trong lĩnh vực tín dụng của các cán bộ cũng như mức dư nợ bình quân của mỗi cán bộ chuyên quản đến nhóm nguyên nhân xuất phát từ Quỹ. Thêm vào đó, các nhân tố ảnh hưởng đến nhóm nguyên nhân từ môi trường bên ngoài như nền kinh tế, các cơ quan ban ngành có liên quan, từ phía khách hàng dẫn đến rủi ro tín dụng rất khó thống kê và xác định. Vì vậy, kết quả của việc điều tra chỉ mang tính thống kê để thấy được sự đồng tình của các ý kiến nhận được đối với nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng do tác giả đề ra.

Xây dựng bảng hỏi:

Căn cứ vào thời gian công tác và làm việc tại phòng Tín dụng đầu tư (nay là phòng Tín dụng xử lý môi trường tập trung), quá trình tìm hiểu và đánh giá về hoạt động cho vay ưu đãi tại Quỹ, tác giả xây dựng bảng hỏi gồm 20 nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và 20 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

TT Nội dung

Thang trả lời

Ít Trung

bình Nhiều

1 Sự biến động quá nhanh và không dự báo được của thị

trường thế giới

2 Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, bão lụt, …

3 Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của Quỹ

còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng

4 Thông tin bất cân xứng về xã hội, môi trường kinh tế,

ngành nghề đầu tư

5 Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích

6 Cung cấp các Báo cáo tài chính thiếu minh bạch và trung

thực

7 Năng lực quản lý điều hành còn hạn chế, thiếu kinh

nghiệm

8 Tình hình tài chính yếu kém, che dấu các khoản lỗ, vốn

tự có thấp

9 Khác hàng không có thiện chí trả nợ, cố tình chiếm dụng

vốn vay của Quỹ

10 Khách hàng làm ăn thua lỗ nên mất khả năng trả nợ

11 Khách hàng cố ý lừa gạt, không đủ năng lực pháp nhân

12 Do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho

vay

13 Tổ chức bộ máy chưa hoàn chỉnh, chưa đảm bảo thực

hiện hoạt động tín dụng hiệu quả

14 Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng chưa tốt

15 Chưa có sự độc lập về chức năng thẩm định và quản lý

rủi ro

16 Năng lực, kinh nghiệm chưa đáp ứng, chưa có sự phân

công phù hợp

17 Thiếu giám sát, quản lý trước và sau khi cho vay

18 Bảo quản, đánh giá tài sản đảm bảo chưa thường xuyên,

chỉ kiểm tra hồ sơ

19 Sự lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ

Bảng 2.2: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng TT Nội dung Thang trả lời Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết 1 Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng và khung

hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng

2 Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho

vay

3

Kết hợp với một số cơ quan ban ngành liên quan để đối chiếu, kiểm tra thông tin do khách hàng cung cấp (như CIC)

4 Yêu cầu khách hàng định kỳ cung cấp các thông tin

theo quy định tại Hợp đồng tín dụng

5 Quy định hạn mức cho vay đối với khách hàng

6 Phân tán rủi ro tín dụng (đa dạng hóa phương thức

cho vay, đa dạng hóa khách hàng)

7 Nâng cao chất lượng thẩm định đối với từng khoản

vay

8 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quy trình tín

dụng

9 Xây dựng hệ thống thông tín quản trị rủi ro tín dụng

10 Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ Quỹ

11 Xây dựng, thiết lập phần mềm để quản lý khách

hàng

12 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

13 Tăng cường công cụ quản lý và phòng ngừa rủi ro tín

dụng

14 Tăng cường xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi

15 Sử dụng công cụ bảo hiểm

16 Thực hiện phân công công việc phù hợp với trình độ

chuyên môn

17 Tăng cường quản lý rủi ro đạo đức, nâng cao ý thức

trách nhiệm

18 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

19 Tổ chức các khóa đào tạo nguồn nhân lực

20 Xây dựng quy trình tuyển chọn cán bộ thông qua các

Hiện tại, tổng số cán bộ đang công tác tại phòng Tín dụng xử lý môi trường tập trung, phòng Tín dụng xử lý môi trường không tập trung và các phòng ban liên quan đến hoạt động tín dụng là 42 cán bộ, trong đó số cán bộ 2 phòng Tín dụng là 28 cán bộ; phòng Tài chính - Kế toán là 07 cán bộ; Kiểm soát nội bộ, pháp chế & quản lý rủi ro là 07 cán bộ. Vì vậy để cuộc khảo sát đạt kết quả và có một cái nhìn tổng quát về đánh giá của các cán bộ, tác giả lựa chọn các cán bộ có thời gian làm việc tại Quỹ từ 1 năm trở lên, đã tham gia công tác thẩm định, giải ngân, thu hồi nợ và các Lãnh đạo. Tổng số phiếu điều tra được gửi đến 30 người, trong đó 02 Phòng Tín dụng là 20 người; phòng Tài chính - Kế toán là 04 người; phòng Kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và pháp chế là 04 người; Phó Giám đốc phụ trách tín dụng và Kế toán trưởng.

Kết quả khảo sát thực tế như sau:

Số phiếu điều tra được phát ra là 30 phiếu và tất cả các phiếu đều hợp lệ do tác giả có điều kiện thuận lợi là các cán bộ tín dụng được lấy ý kiến cùng công tác với tác giả tại Quỹ, được hướng dẫn cụ thể khi đánh giá.

- Khảo sát nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng:

Mỗi nguyên nhân sẽ lấy ý kiến chủ quan của người được phỏng vấn thông qua việc đánh giá theo 3 mức độ ít, trung bình và nhiều.

Kết quả khảo sát được ghi nhận trong bảng Tổng hợp kết quả nghiên cứu (xem phần Phụ lục 01).

Từ bảng kết quả, tác giả nhận thấy có 7 nguyên nhân được đánh giá ở mức độ “nhiều” dựa trên tỷ lệ phần trăm số phiếu lựa chọn đạt trên 50%. Theo nhận định của tác giả, 07 nguyên nhân được chọn tương đối phù hợp với tình hình thực tế của Quỹ, tác giả đồng tình với những nguyên nhân chủ yếu này.

Bảng 2.3: Chi tiết 07 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng TT Nội dung Thang trả lời Ít Trung bình Nhiều 1

Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của Quỹ còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng

13,3% 20,0% 66,7%

2 Tình hình tài chính yếu kém, che dấu các

khoản lỗ, vốn tự có thấp 16,7% 30,0% 53,3%

3 Khác hàng không có thiện chí trả nợ, cố

tình chiếm dụng vốn vay của Quỹ 20,0% 23,3% 56,7%

4 Do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra

quyết định cho vay 13,3% 23,3% 63,3%

5

Tổ chức bộ máy chưa hoàn chỉnh, chưa đảm bảo thực hiện hoạt động tín dụng hiệu quả

20,0% 23,3% 56,7% 6 Năng lực, kinh nghiệm chưa đáp ứng,

chưa có sự phân công phù hợp 26,7% 16,7% 56,7%

7 Sự lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội

bộ 16,7% 30,0% 53,3%

Kết quả điều tra khảo sát về nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng là căn cứ để tác giả phân tích các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ưu đãi tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trong thời gian vừa qua được trình bày ở chương 3 của luận văn.

- Khảo sát giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng:

Mỗi giải pháp sẽ lấy ý kiến chủ quan của người được phỏng vấn thông qua việc đánh giá theo 3 mức độ ít cần thiết, cần thiết và rất cần thiết.

Kết quả khảo sát được ghi nhận trong bảng Tổng hợp kết quả nghiên cứu (xem phần Phụ lục 02).

Từ bảng kết quả, tác giả nhận thấy có 07 giải pháp được đánh giá ở mức độ “rất cần thiết” dựa trên tỷ lệ phần trăm số phiếu lựa chọn đạt trên 50%. Theo nhận định của tác giả, 07 giải pháp được chọn tương đối phù hợp với tình hình thực tế của Quỹ, tác giả đồng tình với các giải pháp chủ yếu này.

Bảng 2.4: Chi tiết 07 giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng TT Nội dung Thang trả lời Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết 1

Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng và khung hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng

0,0% 13,3% 86,7%

2 Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy

trình cho vay 0,0% 23,3% 76,7%

3 Nâng cao chất lượng thẩm định đối với từng

khoản vay 0,0% 26,7% 73,3%

4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quy

trình tín dụng 0,0% 36,7% 63,3%

5 Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội

bộ Quỹ 0,0% 36,7% 63,3%

6 Tăng cường công cụ quản lý và phòng ngừa

rủi ro tín dụng 10,0% 33,3% 56,7%

7 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 0,0% 46,7% 53,3%

Kết quả điều tra khảo sát về nhóm giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng là căn cứ để tác giả phân tích đưa ra các giải pháp cụ thể để tăng cường quản trị rủi ro tín dụng được trình bày ở chương 4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 43 - 50)