Khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 52)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hang Nhà nước cấp ngày 24/4/1993, và Giấy phép số 533/GP-UB so Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

Giai đoạn 1993-1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắc kinh doanh là’’quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả’’

Giai đoạn 1996-2000: ACB là Ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1999 ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution), cho phép tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung.

Giai đoạn 2001-2005: năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000.

Giai đoạn 2006-2010: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 10/2006. Với mạng lưới bao gồm 233 CN/PGD. Với nhiều thành tựu đạt được: Huân chương lao động hạng 3 do chủ tịch nước trao tặng vào năm 2006, hạng nhì vào năm 2008 cùng các giải thưởng uy tín do các tổ chức tiền tệ trên thế giới trao tặng.

Năm 2011 ACB đã khánh thành Trung tâm dữ liệu dạng mô-đun tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng trị giá đầu tư gần 2 triệu USD.

2.1.2 Mô hình tổ chức

NH TMCP Á Châu có trụ sở chính tại số 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện tại, ngân hàng có 1 Hội sở chính, 333 (tính đến 09/09/2012) chi nhánh và phòng giao dịch trong nước.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu

2.1.3 Kết quả một số hoạt động kinh doanh chính 2.1.3.1. Về quy mô hoạt động 2.1.3.1. Về quy mô hoạt động

Quy mô hoạt động của ACB ngày càng tăng và được mở rộng không ngừng. Với tốc độ tăng trưởng bình quân 8 năm trở lại đây đạt 52%, ACB là một trong những NHTM có tốc độ tăng trưởng quy mô tài sản nhanh nhất trong hệ thống. Dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động cũng tăng trưởng tương ứng với tổng tài sản qua các năm nhưng với tốc độ chậm hơn. Tăng trưởng dư nợ bình quân 8 năm trở lại đây đạt 47%. Tăng trưởng nguồn vốn bình quân 8 năm trở lại đây đạt 50%.

Tính đến 30/6/2012, tổng tài sản của ACB đạt 255.872 tỷ đồng, giảm 8,95% so với cuối năm 2011. Trong đó tiền vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác giảm mạnh 31,1%; chứng khoán kinh doanh giảm 31,4%; chứng khoán đầu tư tăng 15%; cho vay khách hàng tăng 0,6%. Nguyên nhân dư nợ cho vay giảm do nền kinh tế gặp khó khăn, lãi suất giảm mạnh, một số ngân hàng nhỏ gặp khó khăn về thanh khoản khiến cho các ngân hàng thu hẹp hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Mặt khác, thị trường chứng khoán ảm đạm, chưa ổn định nên các ngân hàng có xu hướng thu hẹp hoạt động kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát rủi ro, chuyển hướng sang các kênh đầu tư khác hiệu quả hơn.

Đơn vị: Triệu đồng 167724 205103 281019 255942 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000

năm 2009 năm 2010 năm 2011 tháng 6/2012

Tổng tài sản

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản hợp nhất của ACB năm 2009-6/2012

Đơn vị: Triệu đồng 113502 145171 192927 199584 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000

năm 2009 năm 2010 năm 2011 tháng 6/2012

Tổng vốn huy động

Biểu đồ 2.2: Tổng vốn huy động hợp nhất của ACB năm 2009, 2010, 2011, 6/2012

Nguồn: Báo cáo thường niên 2009, 2010, 2011, 6/2012 (http:// www.acb.com.vn) Đơn vị: Triệu đồng 62358 87195 102809 103813 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000

năm 2009 năm 2010 năm 2011 tháng 6/2012

Tổng dư nợ cho vay

Biểu đồ 2.3: Tổng dư nợ cho vay hợp nhất của ACB năm 2009, 2010, 2011, 6/2012

Nguồn: Báo cáo thường niên 2009, 2010, 2011, 6/2012 (http:// www.acb.com.vn)

Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng bình quân 56% trong 8 năm trở lại đây. Mặc dù các nguồn thu nhập khác biến động mạnh qua từng năm nhưng tổng thu nhập hoạt động vẫn tăng trưởng bình quân 65.4% qua 8 năm trở lại đây. Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng thấp hơn với mức tăng trưởng bình

quân 8 năm đạt 56,2%. Mặc dù nền kinh tế và hệ thống ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 gặp khó khăn nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của ACB vẫn khả quan. Tính lũy kế đến 30/6/2012, thu nhập lãi thuần tăng trưởng 20,9%, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 25,5% so với cùng kỳ 6/ 2011.

Đơn vị: Triệu đồng 2838 3102 4203 2109 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500

năm 2009 năm 2010 năm 2011 tháng 6/2012

Lợi nhuận trước thuế

Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ACB năm 2009, 2010, 2011, 6/2012

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2009, 2010, 2011, 6/2012

(http:// www.acb.com.vn)

2.1.3.2. Về hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của ACB năm 2009, 2010, 2011, 6/2012

Đơn vị tính: Triệu đồng, % Nội dung 2009 2010 2011 Tháng 6/2012 Tăng trưởng 2010/2009 2011/2010 Tháng 6/2012/2011 Tiền gửi của KH 86.919.196 106.936.611 142.218.091 145.616.489 23% 33% 2% Phát hành giấy tờ có giá 26.582.588 38.234.151 50.708.499 53.967.746 44% 33% 6% Tổng 113.501.784 145.170.762 192.926.590 199.584.235 28% 33% 3%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của ACB năm 2009,2010,2011,6/2012

Huy động vốn là một trong những hoạt động tạo vốn quan trọng hàng đầu của các NHTM. Với chức năng, nhiệm vụ của mình ACB đã tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế. Trên cơ sở nguồn vốn huy động, ngân hàng sẽ tiến hành cho vay, đầu tư sinh lời.

Năm 2009, tổng nguồn vốn đạt 113.502 tỷ đồng, thì đến năm 2010, nguồn vốn huy động đạt 145.171 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2009.

Trong vài năm nay, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chậm lại do nhiều yếu tố tác động, giá xăng dầu, giá vàng luôn biến động, lạm phát trong nước tăng cao,… Mặt khác lãi suất huy động tiền gửi của các NHTM bị khống chế bởi lãi suất trần của NHNN quy định. Một số ngân hàng đã tìm mọi cách lách, huy động cao hơn mức trần, làm thị trường vốn biến động, nguồn vốn của ACB giảm mạnh. Ngoài ra, ngân hàng còn đối mặt sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng nước ngoài, với các tổ chức tài chính phi ngân hàng như Công ty bảo hiểm, Công ty tài chính, các quỹ đầu tư, …

Cho dù vậy, ngân hàng vẫn luôn đảm bảo cơ cấu nguồn vốn đa dạng, hợp lý và có tính ổn định cao. Trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2011, tiền gửi của khách hàng đạt 142.218 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2010 trong khi bình quân ngành tăng trưởng 14,4%. Thị phần huy động của ACB ước tính ở mức 6,5% .

Tiền gửi của khách hàng tính đến cuối tháng 6/2012 tại ACB là 145.616 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu gồm tiền gửi tiết kiệm 101,298 tỷ đồng, tiền gửi có kỳ hạn 23.667 tỷ đồng, tiền gửi không kỳ hạn 14,415 tỷ đồng, phần còn lại là tiền gửi ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dụng là 6.236 tỷ đồng. Có thể thấy nguồn tiền huy động chủ lực của ACB đến từ khu vực dân cư khi tiền gửi tiết kiệm chiếm tới gần 70% tổng vốn huy động khách hàng. Đây là điều khá bất lợi cho ACB khi khu vực dân cư thường dễ nhạy cảm với thông tin xấu.

Phát hành giấy tờ có giá đến tính cuối tháng 6/2012 là 53.968 tỷ đồng, tăng nhẹ 6,4% so với cuối năm 2011. Khoản mục này bao gồm Trái phiếu có kỳ hạn từ 2-10 năm có tổng giá trị là 5.790 tỷ đồng và đáng lưu ý là chứng chỉ tiền gửi vàng dưới 12 tháng là 48.104 tỷ đồng và từ 12 tháng-5 năm là gần 74 tỷ đồng. Như vậy, lượng chứng chỉ tiền gửi bằng vàng do ACB phát hành đã tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, lượng chứng chỉ ngắn hạn chiếm ưu thế với 48.103 tỷ đồng, còn chứng chỉ trung hạn chỉ đạt 73,9 tỷ đồng, giảm 77,2%.

2.1.3.3 Dư nợ cho vay tín dụng

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, các NHTM đang thắt chặt tín dụng, kiểm soát an toàn hơn, nâng cao tỉ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo.

Năm 2009, với việc thực hiện các gói kích cầu hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ, tổng dư nợ nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng trong đó cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân và hộ gia đình 242.062 tỷ đồng, chiếm 68,3%; Trên 80% các đối tượng trên sử dụng vốn và dịch vụ của ngân hàng.

Năm 2010, với dư nợ cho vay đạt 87.195 tỷ đồng ACB tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế đất nước. ACB có một số các chính sách và cách thức thực hiện để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Cách thức truyền thống nhất là nắm giữ các tài sản đảm bảo cho các khoản tạm ứng vốn, một cách thức phổ biến.

Năm 2011, ACB thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Đến giữa tháng 11/2011, NHNN ban hành văn bản loại trừ 04 nhóm dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất nhằm tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng cho vay các nhu cầu. Tổng dư nợ năm 2011 đạt 102.809 tỷ đồng, tăng 64,80% so với 2009.

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của ACB năm 2009, 2010, 2011, 6/2012

Đơn vị tính: Triệu đồng, %

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tháng 6/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Theo loại hình cho vay

TCKT 62.081.847 99,56% 86.544.837 99,25% 101.823.289 99,04% 102.245.950 98,49% Cho thuê TC 172.716 0,28% 423.256 0,49% 822.602 0,80% 951.471 0,92% TCTD 32.000 0,05% 45.607 0,05% 41.428 0,04% 12.239 0,01% CK giấy tờ có giá 71.346 0,1% 181.405 0,21% 121.837 0,12% 602.865 0,58% Các khoản trả thay khách hàng 69 0,01% Theo nhóm Nợ đủ tiêu chuẩn 61.739.414 99,01% 86.693.232 99,42% 101.564.431 98,79% 101.332.182 97,61% Nợ cần chú ý 363.884 0,58% 209.067 0,24% 326.758 0,32% 860.294 0,83% Nợ dưới tiêu chuẩn 24.776 0,04% 64.759 0,07% 274.973 0,27% 508.448 0,49% Nợ nghi ngờ 88.502 0,14% 58.399 0,07% 345.655 0,33% 504.524 0,49% Nợ có khả năng mất vốn 14.402 0,23% 169.648 0,20% 297.339 0,29% 607.077 0,58% Theo kỳ hạn Ngắn hạn 35.618.575 57,12% 43.889.956 50,34% 53.361.314 51,90% 54.372.512 52,38% Trung hạn 10.537.709 16,90% 19.870.669 22,79% 27.484.058 26,73% 21.401.965 20,62% Dài hạn 16.201.694 25,98% 23.434.480 26,87% 21.963.784 21,37% 28.038.048 27,00% Tổng dư nợ cho vay 62.357.978 100% 87.195.105 100% 102.809.156 100% 103.812.525 100%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của ACB 2009,2010, 2011,6/2012

(http:// www.acb.com.vn)

Tính đến cuối tháng 6/2012, khoản mục cho vay khách hàng của ACB có số dư 103.727 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 0,9% so với thời điểm cuối năm 2011.Chất lượng nợ vay cũng không nằm ngoài xu hướng chung của ngành ngân hàng trong thơi gian qua. Tổng nợ xấu đến cuối quý 2/2012 được hạch toán ở mức 1.620 tỷ đồng, chiếm 1,56% trong tổng dư nợ và gia tăng mạnh 76,5% so với cuối năm 2011. Điều này giúp khoản trích lập dự phòng nợ xấu

của ACB chỉ dừng ở mức gần 1.298 tỷ đồng, bằng 1,25% tổng dư nợ. So với trung bình ngành thì tỷ lệ nợ xấu hạch toán của ACB là khá thấp.

2.1.3.4. Những hoạt động khác

Ngoài hoạt động kinh doanh chính, ACB còn thực hiện các hoạt động dịch vụ bao gồm dịch vụ thanh toán trong nước và dịch vụ thanh toán quốc tế. Trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, ACB đẩy mạnh phát triển hệ thống sản phẩm dịch vụ tiện ích hiện đại, vươn lên dẫn đầu về các sản phẩm có tính năng ưu việt như Tiết kiệm lãi suất linh hoạt; tiết kiệm 12+; Chuyển tiền; sản phẩm liên kết Ngân hàng-Bảo hiểm; các sản phẩm dịch vụ hướng đến doanh nghiệp vừa và nhỏ;… ACB đang dần khẳng định vị trí Ngân hàng hàng đầu Việt Nam về thẻ. Cùng với việc phát triển sản phẩm dịch vụ về số lượng và chất lượng, ACB còn chú trọng mở rộng, đa dạng hóa kênh phân phối thông qua kênh truyền thống tại hơn 233 chi nhánh và phòng giao dịch, và qua kênh phân phối tự động với 270 ATM, Mobile Banking, Internet Banking,.. ACB tích cực chung tay cùng Chính phủ đẩy nhanh tiến trình cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt.

2.1.3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh và chỉ tiêu sinh lời

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu sinh lời của ACB năm 2009, 2010, 2011, 6/2012

Đơn vị: Triệu đồng, %

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tháng 6/2012 Lợi nhuận trước thuế 2.838.164 3.102.248 4.202.693 2.108.572

Lợi nhuận sau thuế 2.201.204 2.334.794 3.207.841 1.607.619

ROA 1,3 1,1 1,1 1,16

ROE 20,2 20,5 26,8 23,62

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của ACB 2009,2010,2011,6/2012

Tỷ suất sinh lời của ACB tương đối cao, và là ngân hàng có tỷ lệ cao trong khối NH TMCP. ACB đảm bảo hiệu quả đầu tư tài sản và vốn chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận, do đó lợi ích cổ đông trong ngân hàng được đảm bảo tốt. Tuy nhiên tính đến 6/2012 lợi nhuận của ACB giảm nhẹ so với cùng kỳ các năm trước đây là điều tất yếu trong bối cảnh khó khăn chung của toàn ngành ngân hàng.

Qua vài nét khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho thấy NH ACB là một NHTM có vai trò chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ. 2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu

2.2.1 Ðặc điểm của thị trường kinh doanh thẻ tại Việt Nam

Năm 2011, do lạm phát tầng cao, nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng của Việt Nam nói riêng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, để duy trì hoạt động kinh doanh theo hướng ổn định, bền vững, đủ sức cạnh tranh trên thị trường hầu hết ngân hàng đều phải cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ, các ngân hàng đều đặt ra mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại.

Xu hướng liên minh, liên kết giữa các ngân hàng ngày càng trở thành xu hướng chủ đạo, với sự tham gia của ngày càng nhiều các ngân hàng. Số thành viên trong các liên minh thẻ gia tăng cùng với số lượng các ngân hàng mới gia nhập thị trường thẻ. Hiện tại ở Việt Nam có những liên minh thẻ lớn như Banknetvn, Smartlink (tiền thân là liên minh giữa VCB và các ngân hàng thành viên), VNBC ... Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hai liên minh thẻ lớn nhất Việt Nam là Banknetvn và Smartlink đã ký kết thỏa thuận hợp tác kết nối vào tháng 11/2007 và đến tháng 5/2008, hai liên minh trên đã kết nối hệ thống ATM với nhau. Hiện tại số lượng các ngân hàng tham gia kết nối hệ thống ATM đang ngày càng được mở rộng. Định hướng trong thời gian tới, tại Việt Nam sẽ hình thành tổ chức chuyển mạch quốc gia, kết

nối tất cả hệ thống ATM và thiết bị chấp nhận thẻ của các ngân hàng khác nhau thành một hệ thống liên thông và thống nhất.

Về tính năng sản phẩm thẻ, bên cạnh các tính năng cơ bản của các sản phẩm thẻ như: rút tiền, chuyển khoản, thanh toán riền hàng hóa dịch vụ, các ngân hàng rất đầu tư chú trọng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng và các tiện ích cho chủ thẻ như thanh toán hóa đơn (tiền điện, nước, viễn thông, bảo hiểm, đặt vé máy bay,...), mua hàng qua mạng, các dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động và Internet, tích điểm thưởng để đổi quà ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)