Xu hướng phát triển thị trường thẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 89 - 91)

3.1 Xu hướng phát triển thị trường thẻ Việt Nam và mục tiêu phát triển dịch

3.1.1 Xu hướng phát triển thị trường thẻ Việt Nam

3.1.1.1. Môi trường kinh tế vĩ mô

Năm 2008, nền kinh tế thế giới đã rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính chưa từng có trong vài thập niên gần đây. Khởi nguồn là sự sụp đổ của hàng loạt các định chế tài chính hàng đầu thế giới, sau đó kéo theo sự suy giảm kinh tế của các quốc gia trên toàn cầu. Cùng với khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng to lớn thể hiện ở chất lượng tăng trưởng thấp, hiệu quả đầu tư kém, tăng trưởng tín dụng cao, lạm phát tăng cao ...

Bước sang năm 2009, suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, với việc thực hiện gói giải pháp hỗ trợ lãi suất, kích cầu đầu tư tiêu dùng với quy mô khoảng trên 8 tỷ USD của Chính phủ, tình hình kinh tế Việt Nam năm 2009 đã có những diễn biến theo chiều hướng tích cực, tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2009 đạt 5,32% (theo Tổng cục Thống kê).

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước năm 2009 nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức, phục hồi vào năm 2010 tuy nhiên cuối năm 2011 sang năm 2012 nền kinh tế lại bước vào một giai đoạn suy thoái mới.

3.1.1.2. Xu hướng phát triển thị trường thẻ Việt Nam

Thu nhập gia tăng. Thu nhập của các hộ gia đình trung lưu của Việt Nam đang gia tăng. Theo số liệu của TNS (một trong những công ty nghiên cứu thị

trường hàng đầu thế giới về lĩnh vực cộng đồng và xã hội), giai đoạn 1999 - 2008 chứng kiến sự tăng trưởng vật chất rõ rệt của xã hội Việt Nam. Năm 1999, có khoảng 63% hộ gia đình thành thị có thu nhập hàng tháng từ 3 triệu đồng/tháng trở xuống, trong khi chỉ 16% kiếm được 6,5 triệu đồng/tháng. Tóm lại, năm 2008 chỉ 15% hộ gia đình thành thị có thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng, trong khi 1/3 hộ gia đình và thành thị hiện nay thu nhập trên 6.5 triệu đồng/tháng. Thu nhập của người dân gia tăng mở ra cơ hội lớn để phát triển những sản phẩm thẻ đa dạng với nhiều mức phí khác nhau nhằm thu hút được nhiều hơn các phân khúc khách hàng có mức thu nhập khác nhau.

Mong muốn sở hữu tài sản có giá trị gia tăng. Những tài sản có giá trị lớn như đồ điện tử giá trị cao, ô tô, nhà ở, chung cư ... đang ngày càng trở thành mục tiêu sở hữu của nhiều người Việt Nam tại các đô thị lớn. Mức tiết kiệm trung bình của người Việt đã giảm từ 17% năm 1999 xuống còn 9% năm 2008. Xu hướng này mở ra cơ hội phát triển cho những sản phẩm tín dụng trả góp.

Thương hiệu và hành vi xã hội. Khi vật chất tiếp tục tăng trưởng, mức sống của hộ gia đình trung lưu và tầng lớp tiêu dùng trẻ được nâng cao, Việt Nam đang dần đạt tới giai đoạn "Thương hiệu là Tính cách" với sự chuyển hướng từ những ý tưởng và giá trị khiêm tốn, hướng về cộng đồng sang sự công nhận cá nhân. Mặc dù chỉ trong giai đoạn sơ khai, mong muốn và nhu cầu được nổi bật từ đám đông đang bắt đầu hình thanh trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam. Tầng lớp giàu có đang chi tiền vào những mặt hàng quý hiếm như một cách làm nổi bật mình trong đám đông. Như vậy, các thương hiệu và thiết kế được cá nhân hóa sẽ cho phép các thương hiệu và sản phẩm đặc biệt thâm nhập vào thị trường bằng cách tiếp cận trực tiếp với nhu cầu tiêu dùng về sự khác biệt và độc nhất. Xu hướng này cho thấy các sản phẩm thẻ đồng thương hiệu, những sản phẩm thẻ cho phép khách hàng lựa chọn về thiết kế,

tính năng, cũng như những sản phẩm thẻ có tính năng độc đáo, riêng biệt sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Công nghệ thay đổi thói quen giao tiếp và tiêu dùng. Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động tại đô thị Việt Nam đã tăng từ 53% năm 2006 lên 84% năm 2008. 1.3 hộ gia đình thành thị Việt Nam sử dụng Internet. Khảo sát năm 2009 của Tổng cục Thống kê TPHCM cho thấy 91% hộ gia đình thành phố cóa kết nối Internet. Mặc dù hiện nay, việc đọc tin tức, nghe nhạc, chat, tìm kiếm thông tin và email vẫn là những hoạt động chính của người sử dụng Internet (60%) nhưng hoạt động mua sắm trực tuyến đang tăng trưởng ổn định. Điều này mở ra cơ hội lớn cho thị trường chấp nhận thanh toán thẻ trên Internet. Ngoài ra việc ứng dụng các thành tựu công nghệ mới trong lĩnh vực thanh toán như: thanh toán di dộng, thanh toán không tiếp xúc, thanh toán tầm gần NFC ... vừa tạo ra áp lực cũng như cơ hội khai thác những mảng thị trường hoàn toàn mới nhưng đầy tiềm năng cho các ngân hàng Việt Nam.

Cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thị trường thẻ Việt Nam tiếp tục chứng kiến mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thời gian tới với số lượng ngân hàng gia nhập thị trường ngày càng tăng. Lĩnh vực cạnh tranh sẽ chuyển dần từ cạnh tranh về phí để thu hút số lượng sang cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và chất lượng chăm sóc khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)