Ðặc điểm của thị trường kinh doanh thẻ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 61 - 63)

2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu

2.2.1 Ðặc điểm của thị trường kinh doanh thẻ tại Việt Nam

Năm 2011, do lạm phát tầng cao, nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng của Việt Nam nói riêng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, để duy trì hoạt động kinh doanh theo hướng ổn định, bền vững, đủ sức cạnh tranh trên thị trường hầu hết ngân hàng đều phải cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ, các ngân hàng đều đặt ra mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại.

Xu hướng liên minh, liên kết giữa các ngân hàng ngày càng trở thành xu hướng chủ đạo, với sự tham gia của ngày càng nhiều các ngân hàng. Số thành viên trong các liên minh thẻ gia tăng cùng với số lượng các ngân hàng mới gia nhập thị trường thẻ. Hiện tại ở Việt Nam có những liên minh thẻ lớn như Banknetvn, Smartlink (tiền thân là liên minh giữa VCB và các ngân hàng thành viên), VNBC ... Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hai liên minh thẻ lớn nhất Việt Nam là Banknetvn và Smartlink đã ký kết thỏa thuận hợp tác kết nối vào tháng 11/2007 và đến tháng 5/2008, hai liên minh trên đã kết nối hệ thống ATM với nhau. Hiện tại số lượng các ngân hàng tham gia kết nối hệ thống ATM đang ngày càng được mở rộng. Định hướng trong thời gian tới, tại Việt Nam sẽ hình thành tổ chức chuyển mạch quốc gia, kết

nối tất cả hệ thống ATM và thiết bị chấp nhận thẻ của các ngân hàng khác nhau thành một hệ thống liên thông và thống nhất.

Về tính năng sản phẩm thẻ, bên cạnh các tính năng cơ bản của các sản phẩm thẻ như: rút tiền, chuyển khoản, thanh toán riền hàng hóa dịch vụ, các ngân hàng rất đầu tư chú trọng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng và các tiện ích cho chủ thẻ như thanh toán hóa đơn (tiền điện, nước, viễn thông, bảo hiểm, đặt vé máy bay,...), mua hàng qua mạng, các dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động và Internet, tích điểm thưởng để đổi quà ...

Danh mục các loại thẻ của ngân hàng cũng vô cùng đa dạng và phong phú, với các loại thẻ dành riêng cho các đối tượng khác nhau: thẻ dành cho phái nữ, thẻ dành cho giới trẻ, thẻ dành cho doanh nhân, thẻ dành cho sinh viên. thẻ dành cho doanh nghiệp trả lương, thẻ liên kết, thẻ đồng nghiệp. Phát triển đa dạng các sản phẩm thẻ để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của phân khúc khách hàng khác nhau đang ngày càng trở thành một xu hướng rõ rệt trên thị trường thẻ Việt Nam.

Các ngân hàng Việt Nam đầu tư rất mạnh mẽ cho hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu thẻ của mình thông qua tổ chức các chương trỉnh khuyến mãi thường niên, tài trợ các gameshow truyền hình, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, ...

Tuy nhiên bên cạnh những con số tăng trưởng rất ấn tượng về mặt số lượng, thị trường thẻ Việt Nam giai đoạn này vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:

Các ngân hàng phát triển mạnh về số lượng (thẻ phát hành, máy ATM) nhưng chất lượng dịch vụ thẻ nói chung chưa được nâng cao một cách tương ứng. So với năm 2010, Vietinbank đã vượt lên Agribank dẫn đầu thị trường về tổng số lượng thẻ phát hành với trên 8,7 triệu thẻ. Trên các phương tiện thông tin đại chúng còn phản ánh nhiều phàn nàn, khiếu nại của khách hàng liên quan đến chất lượng dịch vụ thẻ và hoạt động của máy ATM.

Các ngân hàng chủ yếu tập trung phát triển về mặt số lượng mà chưa chú trọng công tác đào tạo, nâng cao kiến thức của người sử dụng thẻ.

Nhận thức của người dân về dịch vụ thẻ còn hạn chế, chủ yếu dùng thẻ để rút tiền, ít sử dụng thẻ để thanh toán.

Mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ chưa rộng khắp, mạng lưới POS của các ngân hàng chưa liên thông, thanh toán bằng thẻ thường bị ĐVCNT thu thêm phụ phí. Do đó hạn chế phát triển thanh toán qua thẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)