4 Năng suất nhân tố tổng hợp(TFP)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 27 - 31)

Mặc dù hai chỉ tiêu năng suất lao động xã hội và hiệu quả sử dụng vốn thường được sử dụng nhiều trong phân tích hiệu quả kinh tế, nhưng trên thực tế, trong sản xuất có ba yếu tố chính làm tăng GDP: lao động, vốn sản xuất và TFP. Nếu chỉ chia GDP cho lao động hay lấy vốn đầu tư chia cho mức gia tăng GDP, thì

những chỉ số này không thể phản ánh đóng góp riêng của yếu tố năng suất. Năng suất nhân tố tổng hợp chỉ là phần tăng của GDP sau khi trừ đi vai trò của việc tăng chất lượng tổ chức lao động, chất lượng máy móc, vai trò của quản lý và tổ chức sản xuất, và được gọi chung là năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Nói một cách rõ ràng hơn, TFP phụ thuộc vào hai yếu tố: tiến bộ công nghệ và kỹ thuật; hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.

TFP tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế sẽ đảm bảo duy trì được tốc độ tăng trưởng dài hạn và tránh được những biến động kinh tế từ bên ngoài. Có thể thấy, tốc độ tăng TFP và đóng góp TFP vào tăng trưởng kinh tế là chỉ tiêu phản ánh đích thực và khái quát nhất hiệu quả sử dụng nguồn lực sản xuất, làm căn cứ quan trọng để đánh giá tính chất phát triển bền vững của kinh tế, là cơ sở để phân tích hiệu quả sản xuất xã hội, đánh giá tiến bộ khoa học công nghệ, đánh giá trình độ tổ chức, quản lý sản xuất…của mỗi ngành, mỗi địa phương hay mỗi quốc gia.

Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) là kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động (các nhân tố hữu hình), nhờ vào tác động của các nhân tố vô hình như tiến bộ khoa học công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ người lao động v.v...(gọi chung là nhân tố tổng hợp). Năng suất nhân tố tổng hợp biểu thị phần thay đổi của GDP không do lao động và tài sản tạo nên, được xác định bằng phần dư còn lại của tăng trưởng sau khi đã loại trừ tác động của các yếu tố vốn và lao động. Vốn và lao động được xem là yếu tố vật chất, có thể lượng hóa được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế và được coi là những nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng. TFP được coi là yếu tố chất lượng của tăng trưởng hay tăng trưởng theo chiều sâu

Như đã phân tích ở trên, một nền kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng tức là nền kinh tế tăng trưởng chỉ chú trọng mặt lượng, tăng về quy mô mà không chú trọng đến các yếu tố duy trì tăng trưởng trong dài hạn. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng,

nguồn lực của nền kinh tế được tập trung cho đầu tư, mở rộng quy mô vốn vật chất, chú trọng đầu tư cho công nghiệp, khai thác tài nguyên, nhằm nhanh chóng đạt tốc độ tăng trưởng cao. Và nếu chú trọng duy trì tăng trưởng theo cách này mà không kết hợp các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn trong thời gian dài thì chắc chắn hiệu suất sử dụng của các loại tài sản vốn sẽ giảm, đặc biệt làm suy kiệt tài nguyên, và đẩy nền kinh tế vào sự trì trệ, suy thoái.

Nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu, theo các nghiên cứu, là khi nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao không chỉ tăng về số lượng mà tăng trưởng về chất lượng, đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhờ vào nâng cao chất lượng lao động, thay đổi về thành phần hay chất lượng của vốn và đặc biệt là nhờ các tiến bộ khoa học công nghệ. Tiến bộ công nghệ không chỉ là yếu tố quan trọng đóng góp vào TFP mà còn tác động tới hiệu quả sử dụng và năng suất các nhân tố khác (vốn vật chất, vốn lao động và vốn tài nguyên môi trường).

Trong thời gian qua, các nước đang phát triển đều đã chú trọng đến mục tiêu chất lượng tăng trưởng, và hầu hết các quốc gia tăng trưởng nhanh đều có tỉ lệ tăng trưởng TFP ít nhất là 2%/năm [13, tr 57]. Để tăng TFP cần có các biện pháp tác động tổng hợp lên các nhân tố đóng góp vào TFP. Có thể tăng chất lượng lao động bằng các biện pháp phát triển nguồn nhân lực như tăng cường chất lượng giáo dục và đào tạo. Hay sự thay đổi cơ cấu và chất lượng của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng có tác động tăng TFP. Và đặc biệt là các biện pháp thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ như: tiếp thu công nghệ từ các nước, tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D), v.v… Áp dụng đồng thời, kết hợp các biện pháp này sẽ nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và giá thành, tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm.

Tuy nhiên, đối với điều kiện các nước đang phát triển, khi mà tiềm lực tài chính còn hạn chế, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng nhân lực còn chưa đủ cao, năng lực về công nghệ còn thấp thì việc thực hiện các biện pháp tăng TFP nên được

đặt ra cho dài hạn và tiến hành từng bước, phù hợp với điều kiện tăng trưởng. Ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng cũng rất cần thiết, tạo cơ sở để có thể chuyển dịch sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu. Nhưng trong quá trình phát triển, các nước đang phát triển đồng thời với việc xác định mục tiêu tăng trưởng về lượng, cần thiết phải kết hợp các mục tiêu tạo cơ sở cho tăng trưởng dài hạn, khơi dậy các tiềm năng tăng trưởng, định hướng và tạo nền cho tăng trưởng kinh tế chuyển dần sang đi theo chiều sâu thay cho chiều rộng.

Để đánh giá tăng hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố nguồn lực của sản xuất, chúng ta tiến hành tính toán năng suất của từng yếu tố nguồn lực, bên cạnh đó khi nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế, ngoài việc nâng cao năng suất của các yếu tố nguồn lực còn làm tăng năng suất chung do hiệu quả của việc kết hợp các yếu tố nguồn lực (như quản lý, công nghệ,… gọi chung là các nhân tố tổng hợp). Vì thế phần tăng thêm của kết quả sản xuất tạo ra ngoài phần đóng góp của yếu tố vốn và lao động còn có phần đóng góp của năng suất chung tạo ra mà chúng ta gọi là năng suất các nhân tố tổng hợp. Như vậy, chúng ta có thể chia kết quả sản xuất thành ba thành phần đó là phần do vốn tạo ra; phần do lao động tạo ra và phần do các yếu tố khác tạo ra (gọi là các nhân tố tổng hợp). Việc tính toán phần đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp bằng cách tính tổng phần tăng lên của kết quả sản xuất trừ đi phần đóng góp của các yếu tố nguồn lực (có thể tính trực tiếp được đó là do vốn và lao động tạo ra).

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)