Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới ● Bối cảnh kinh tế thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 72 - 76)

- Việt Nam là một trong 11 nền kinh tế đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao nhất trong nhiều năm gần đây;

3.1.2. Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới ● Bối cảnh kinh tế thế giớ

● Bối cảnh kinh tế thế giới

Trong những năm gần đây kinh tế thế giới đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Những nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao. Sự phát triển công nghệ thông tin, thương mại và dịch chuyển dòng vốn các quốc gia trở nên gần gũi và phụ thuộc lẫn nhau hơn.

Năm 2008, khủng hoảng tài chính từ Mỹ đã nhanh chóng lan rộng và gây ra ảnh hưởng nặng nề trên quy mô toàn cầu. Tăng trưởng sụt giảm, thậm chí nhiều nền kinh tế rơi vào suy thoái, hệ thống tài chính rối loạn. Các quốc gia và tổ chức như IMF, WB… không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để đối phó song triển vọng kinh tế toàn cầu cho đến này vẫn không mấy sáng sủa. Theo dự báo của

các chuyên gia và tổ chức, kinh tế thế giới còn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, khả năng phục hồi có thể chỉ bắt đầu từ cuối năm 2009. Hậu quả của cuộc suy thoái hiện nay sẽ còn kéo dài trong nhiều năm sắp tới.

● Bối cảnh kinh tế Việt Nam

Trong bối cảnh như vậy, kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động rất lớn do xuất nhập khẩu, vốn đầu tư nước ngoài suy giảm. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của hàng ngoại nhập. Sự ảnh hưởng này còn tăng thêm do kinh tế Việt Nam tồn tại một số yếu kém nên khó có những thay đổi kịp thời để thích nghi với tình hình mới.

Bảng 3.13: Báo cáo tăng trƣởng kinh tế của WB tháng 11 năm 2008

(Cuối năm 2008 dự báo của WB còn khá lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới. Dự báo mới nhất của WB vào tháng 4/2009 đã hạ mức dự báo tăng trưởng của các quốc gia. Kinh tế thế giới giảm khoảng 1.7%, các nước phát triển giảm 3%, tăng trưởng của Trung Quốc chỉ còn 6.5%, các nước Đông Nam Á, Singapore, Malaysia, Thái Lan tăng trưởng âm). [18, tr 43]

Do nhiều nguyên nhân khác nhau cùng tác động, trong đó có một nguyên nhân đồng thời cũng là một giải pháp cơ bản rất quan trọng là chúng ta đã tích cực thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng CNH, HĐH, trong đó trước hết là chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nên kinh tế nước

ta đã đạt được tăng trưởng liên tục nhiều năm qua. Các số liệu thống kê về động thái tăng trưởng kinh tế nước ta từ sau 1986 đến nay đã cho thấy, nếu như như tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của nước ta trong giai đoạn 1986-1990 là 5 năm đầu tiên của công cuộc đổi mới còn đạt được ở mức thấp 4,4% do nền kinh tế nước ta vừa bước ra khỏi cuộc khủng hoảng đã kéo dài suốt cả thời kỳ 10 năm trước khi đổi mới, 1975-1986, thì liên tục từ năm 1991 cho đến năm 2007 chúng ta đều duy trì được sự tăng trưởng GDP liên tục với tốc độ khá nhanh và tương đối ổn định.

Theo dõi động thái tiến triển của tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta từ năm 1986 đến nay về cơ bản đã phản ánh một thực trạng khả quan là vẫn tiếp tục giữ được đà tăng trưởng năm sau đều tănghơn năm trước và sự tăng đó đã diễn ra liên tục cho đến năm 2007 (loại trừ hai năm 1998 và 1999 đã có sự suy giảm tương đối, nguyên nhân chính là nằm trong bối cảnh chung của khu vực Đông Á khi đó đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997-1998). Riêng từ năm 2008 đến nay, trong bối cảnh khó khăn, thách thức chung của suy giảm kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng đã lâm vào tình trạng lạm phát, dẫn đến suy giảm tương đối về tăng trưởng kinh tế như đã thấy, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng là 6,3 %. Đến năm 2009, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế đang xảy ra trên toàn thế giới, ước mức tăng trưởng của Việt Nam là khoảng 4,75%.

Điều cần thấy là cũng vì sự liên tục tăng trưởng GDP trước năm 2008 của nuớc ta đã đạt tốc độ khá cao và tương đối ổn định như nêu trên đây nên đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế đứng thứ hai khu vực Đông Á và kể cả trên thế giới (chỉ sau Trung Quốc) về thành tựu tốc độ tăng trưởng GDP trong suốt hơn hai thập niên vừa qua. Đáng lưu ý là GDP - chỉ số kinh tế cơ bản nhất của nước ta đã đạt tới 1.114 tỷ đồng (tăng hơn 71 tỷ đồng so với năm 2006, khiến cho

GDP bình quân đầu người năm 2007 đã đạt tới 13,4 triệu đồng, tương đương 835 USD.

Với thành tựu tăng trưởng kinh tế nhanh trên đây rõ ràng là có tác động tích cực đã đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế kéo dài suốt nhiều năm trước năm 1990, tăng cường cơ sở vật chất, tạo tiền đề cần thiết cho các giai đoạn phát triển tiếp theo, mà trước hết là giai đoạn 2006-2010.

Với đà tăng trưởng và phát triển khả quan đó,từ tháng 4/2006, chúng ta đã đề ra những chỉ tiêu nhiệm vụ kinh tế - xã hội cơ bản nhất mà chúng ta cần phấn đấu để thực hiện thành công trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006- 2010. Riêng trong lĩnh vực kinh tế, có một số chỉ tiêu cơ bản nhất cần quan tâm thực hiện trước hết là: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh sẽ gấp hơn 2,1 lần năm 2000; Trong 5 năm 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP sẽ là 7,5 - 8%/năm, nhưng cần phấn đấu đạt trên 8%/năm; theo đó, GDP bình quân đầu người năm 2010 theo giá hiện hành phấn đấu sẽ đạt khoảng 1.050 - 1.100 USD; Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010 sẽ là: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%; Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm; Tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 21 - 22%; Vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 40% GDP...

Cho đến tháng 1/2009, đối chiếu với mục tiêu tổng quát trên và các chỉ tiêu kinh tế cơ bản nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006- 2010, với sự nỗ lực phấn đấu của cả nước, cho đến nay chúng ta đã làm được khá nhiều việc với kết quả khả quan nhưng cũng còn không ít những việc còn dang dở, thậm chí còn nhiều hạn chế, bất cập mà chúng ta cần nhanh chóng có các giải pháp khắc phục mới có thể hy vọng hoàn thành được kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, đặc biệt là năm 2009 đầy khó khăn và thử thách này để tạo đà phát triển tích cực cho năm còn lại là 2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)