Tăng việc làm, tạo nguồn việc làm mới để tăng GDP

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 82 - 83)

- Việt Nam là một trong 11 nền kinh tế đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao nhất trong nhiều năm gần đây;

3.2.2.1. Tăng việc làm, tạo nguồn việc làm mới để tăng GDP

Trong suy giảm kinh tế hiện nay, hàng triệu người lao động Việt Nam sẽ không có việc làm, và hàng triệu người khác không có việc làm đầy đủ, vốn ít được tính đến (cần gấp rút đánh giá đúng và dự báo các con số này). Tạo việc làm là giải pháp quyết liệt nhất, là ưu tiên hàng đầu. Chỉ có tạo việc làm thì Việt Nam mới tạo ra được thêm nhiều GDP, không thể chỉ dựa vào vốn.

Báo cáo về khu vực kinh tế phi chính thức của Viện khoa học thống kê Việt Nam và Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp mới đây cho thấy, 1/2 lao động khu vực phi nông nghiệp thuộc về phi chính thức. Cả nước có khoảng 25% lao động trong khu vực phi chính thức, nghĩa là họ có việc hay không thì cũng không ai nắm được: những người kinh doanh không đăng ký, những người bán rong, phu hồ... Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, xây dựng giảm sút, lấy đâu ra thêm mà chỉ có bớt đi việc làm cho bộ phận lao động này? Doanh nghiệp khó khăn, nhu cầu kinh doanh, dịch vụ chỉ còn hạn chế ở những mặt hàng, dịch vụ thiết yếu: ăn uống, đi lại. Những dịch vụ khác bị hạn chế nhiều. Tình hình này cũng cho thấy cần gắn kích cầu đầu tư với kích cầu tiêu dùng để tăng sức mua của toàn xã hội. Tạo việc làm là giải pháp quyết liệt nhất, là ưu tiên hàng đầu. Chỉ có tạo việc làm thì Việt Nam mới tạo ra được thêm nhiều GDP, không thể chỉ dựa vào vốn. Đầu tư tạo việc làm có thể được thực hiện theo cách thức như sau:

Trước hết, phải đầu tư, hỗ trợ cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực tạo ra hơn 90% việc làm mới cho xã hội.

Thứ hai, phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, không phải là những công trình lớn, mà những dự án 'ăn ngay': thủy lợi, đường nông thôn, những tuyến đường lưu lượng giao thông lớn nhưng còn bất cập, hệ thống kho bãi, trại giống, nhà kho

cho nông nghiệp... Cùng với những việc đó, cần khẩn trương chấn chỉnh đầu tư công, đặc biệt đối với những dự án lớn để đảm bảo tạo chuyển biến thật sự trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư.

Ba là, đầu tư đào tạo con người, nhất là công nhân lành nghề. Khó khăn, người lao động chưa có việc làm thật nhưng cần tập trung đào tạo nhân lực chất lượng phục vụ cho các khu công nghiệp, Doanh nghiệp và lao động nông thôn. Đây là việc đáng để kích cầu. Đồng thời đây cũng là lúc Nhà nước cần chăm lo nhiều hơn nữa cho sự nghiệp y tế, nhất là y tế cơ sở, các vùng khó khăn.

Bốn là, cố gắng đầu tư cho nhà ở, bất động sản, nhưng thay đổi hẳn chính sách để tạo khả năng có nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp. Giải quyết vấn đề giá cả nhà đất, chống được đầu cơ. Xây nhà ra, người mua không ở, người cần ở không mua được. Chương trình nhà ở xã hội cần được tiến hành quyết liệt hơn. Nói cách khác, dư địa để tạo việc làm của chúng ta còn nhiều. Chúng ta cần tập trung đầu tư hướng vào tạo ra nhiều việc làm, xem đây là ưu tiên số một.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)