Đánh giá vai trò của các yếu tố đầu ra đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 66 - 71)

II. Tỷ phần đóng góp trong tốc độ NSLĐ chung của nền KTQD

2.3.5. Đánh giá vai trò của các yếu tố đầu ra đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

STT Thời kỳ Đóng góp của TFP

(điểm %)

1 2000-2005 1,58

2 2003-2008 1,6

Nguồn: Báo cáo của UNDP

2.3.5. Đánh giá vai trò của các yếu tố đầu ra đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam Nam

Tăng trưởng kinh tế xét ở yếu tố đầu ra có ba yếu tố đóng góp. Đó là sự đóng góp của tiêu dùng cuối cùng, của tích luỹ tài sản, của xuất khẩu ròng (xuất khẩu ròng được tính bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu).

Có một số nhận xét được rút ra từ đóng góp của các yếu tố đầu ra đối với tăng trưởng kinh tế:

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế chủ yếu do tăng trưởng tiêu dùng cuối cùng.

Điều đó được lý giải là do quy mô GDP của Việt Nam còn thấp, nên tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong GDP (trên dưới 70%); mức tiêu dùng bình quân đầu người trong nhiều năm còn thấp nên nhu cầu và tốc độ tăng thường khá cao (mấy năm liên tục tăng trên 7%, gần bằng với tốc độ tăng của GDP).

Một nét quan trọng là tiêu dùng cuối cùng thông qua mua bán trên thị trường ngày một chiếm tỷ trọng lớn, do tốc độ tăng qua các năm (đã loại trừ yếu tố giá) mấy năm nay liên tục tăng hai chữ số (năm 2002 tăng 11,2%, năm 2003 tăng 15,2%, năm 2004 tăng 10,8%, năm 2005 tăng 11,3%, năm 2006 yăng 12,5%, năm 2007 tăng 11,4%).

Khi tiêu dùng cuối cùng thông qua mua bán trên thị trường tăng nhanh và trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế thì một mặt nó hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài mặt khác tạo áp lực tăng cung tiền tệ, tạo áp lực lạm phát. Cùng với tăng trưởng tiêu dùng chung thì tiêu dùng của một bộ phận dân cư đã tăng rất cao về quy mô, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng. Cùng với xu hướng này cũng đã xuất hiện tâm lý ưa chuộng hàng hiệu, hàng ngoại, thậm chí mua bán với bất kỳ giá nào.

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế do tăng trưởng tích luỹ tài sản chiếm tỷ trọng

khá cao. Đây cũng là một tín hiệu tốt thể hiện tâm lý tiết kiệm để dành cho tích luỹ của khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Tuy nhiên, bên cạnh việc trực tiếp đầu tư tăng trưởng, có một phần không nhỏ đã được để dành dưới dạng cất trữ hoặc chạy lòng vòng qua các kênh gây ra những cơn sốt nóng hoặc lạnh ở các kênh này mà không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh. Hiện có hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư đang được chôn vào bất động sản, vào vàng.

Thứ ba, tăng trưởng xuất khẩu ròng hiện đang mang dấu âm do nhập siêu gia

tăng mạnh cả về quy mô, cả về tỷ lệ so với xuất khẩu. Nhập siêu cả về hàng hoá, cả về dịch vụ. Riêng về hàng hoá, năm 2007 lớn gấp 2,5 lần năm 2006, năm nay mới qua 3 tháng mà đã gấp 3,8 lần cùng kỳ, khả năng cả năm có thể gấp rưỡi hoặc cao hơn so với năm trước.

Có thể nhận thấy rằng, sự đóng góp của các nhân tố công nghệ, lao động, vốn và TFP vào sự tăng trưởng của Việt Nam có sự khác biệt qua từng thời kỳ. Cụ thể là:

- Trong thời kỳ 1986 – 1988, đóng góp của hiệu quả công nghệ rất thấp, đóng góp của vốn âm, đóng góp của lao động giảm rất nhiều. Về mặt toán học, có thế nhận thấy rằng các nhân tố đóng góp cho tăng trưởng đều sụt giảm sẽ dẫn tới kết quả tất yếu là tăng trưởng GDP trong thời kỳ này cũng phải giảm. Tuy nhiên, Tăng trưởng GDP trong thời kỳ này vẫn tăng từ 2,13% năm 1986 lên 5,54 % năm 1987 và đến năm 1988 con số tăng trưởng là 4.69. Như vậy , theo tác giả, sự thay đổi của chỉ tiêu tăng trưởng GDP trong thời kỳ này chủ yếu là do tác động của chu kỳ kinh doanh.

- Trong thời kỳ 1989 -1992, đóng góp của vốn tăng từ giá trị âm lên giá trị dương, đóng góp của lao động giảm mạnh (từ 90,4% xuống còn 14,5%). Đóng góp của chu kỳ kinh doanh mang giá trị âm vào năm 1989, nhưng sau đó lại chiếm tỷ phần lớn trong tăng trưởng GDP, TFP chỉ chiếm một tỷ phần tương đối trong giai đoạn này.

- Trong thời kỳ 1992 -1996, đóng góp của TFP tăng đáng kể, đạt tỷ phần trung bình là 60%. Đóng góp của vốn tăng lên còn của lao động giảm xuống. Điều này thể hiện quá trình thay thế lao động bằng vốn dưới dạng đầu tư. Chu kỳ kinh doanh có đóng góp âm trong những năm này.

- Điều đáng chú ý là hiệu quả công nghệ có đóng góp cao nhất vào tăng trưởng GDP trong suốt thời kỳ khủng hoảng kinh tế châu Á (1997-1999). Kết quả này có được là do hiệu ứng của yếu tố chu kỳ kinh doanh. Vốn cũng có vai trò đáng kể trong giai đoạn này.

- Trong thời kỳ 2000-2002, đóng góp của TFP có xu hướng giảm còn của vốn vẫn ở mức cao.

Như vậy, tăng trưởng TFP đã trở thành lực lượng thúc đẩy tăng trưởng GDP chủ yếu kể từ năm 1992 đến nay. Tuy nhiên, dường như đã có xu hướng giảm sút hiệu quả công nghệ trong một vài năm đến 2008, đòi hỏi Việt Nam phải chú ý hơn đến việc nâng cao hiệu quả công nghệ.

Như trên đã phân tích, tăng trưởng kinh tế do ba yếu tố tác động : đó là vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp(TFP). Ở Việt Nam ba yếu tố này được biểu hiện như sau : yếu tố vốn chiếm 52,7%, yếu tố lao động chiếm 19,1%, yếu tố năng suất của các cá nhân tổng hợp chiếm 28,2%.

Bảng 2.12: Các nguồn tăng trƣởng GDP ở Việt Nam giai đoạn 1986 -2002

Đơn vị: % Năm Tăng trƣởng GDP Tỷ phần của lao động

Vốn Lao động Yếu tố chu kỳ kinh doanh TFP Tốc độ tăng Tỷ phần đóng góp Tốc độ tăng Tỷ phần đóng góp Tốc độ tăng Tỷ phần đóng góp Tốc độ tăng Tỷ phần đóng góp 1986 2.13 0.36 -1.41 -23.98 2.37 71.23 0.93 43.95 0.19 8.81 1987 5.54 0.37 -0.52 -3.48 2.53 28.85 3.31 56.65 0.83 17.98 1988 4.69 0.38 -0.35 -2.83 2.61 34.72 2.23 47.42 0.97 20.69 1989 2.38 0.38 -0.35 -5.60 3.45 90.42 -0.12 -4.87 0.48 20.06 1990 4.85 0.39 -0.20 -1.58 3.49 43.86 2.06 42.42 0.74 15.30 1991 6.83 0.39 0.11 0.66 1.90 16.95 3.57 52.24 2.06 30.16 1992 9.02 0.42 1.19 5.50 2.24 14.49 4.47 49.61 2.74 30.40 1993 6.51 0.42 4.00 25.94 2.44 21.63 -0.78 -12.04 4.20 64.48 1994 8.03 0.43 4.87 26.21 2.61 18.49 -0.31 -3.87 4.75 59.17 1995 8.85 0.42 6.02 28.58 2.47 16.16 -0.75 -8.47 5.65 63.78 1996 10.87 0.43 6.87 27.31 0.28 1.46 0.16 1.45 7.58 69.78 1997 7.49 0.45 7.15 42.67 2.17 16.04 -3.27 -43.69 6.36 84.98 1998 6.52 0.43 7.77 51.56 2.14 18.65 -4.82 -73.90 6.76 103.69 1999 6.42 0.47 6.99 51.28 2.11 17.39 -4.36 -67.95 6.37 99.28 2000 8.18 0.44 7.34 39.80 0.64 4.34 -3.26 -39.82 7.82 95.69 2001 6.88 0.46 7.74 52.02 4.06 31.78 -4.93 -71.73 6.05 87.93 2002 9.17 0.42 7.07 37.05 4.28 27.03 -3.37 -36.77 6.67 72.69

Con số này thể hiện điều gì về tăng trưởng của Việt Nam? Câu trả lời là:

1. Ở Việt Nam, vốn + lao động = 71,8%, chứng tỏ Việt Nam phát triển kinh tế theo chiều rộng, hiệu quả sức canh tranh thấp, xuất khẩu khó.

2. Ngay trong yếu tố vốn, phần nội lực chỉ chiếm phân nửa, trong đó FDI chiếm khoảng 20% , ODA chiếm khoảng 20% ( Trong đó có 10% nguồn vốn ODA là viện trợ không hoàn lại, 90% vay dài hạn và 10 năm ân hạn). Hệ số ICOR (tính bằng cách chia tổng số vốn đầu tư phát triển năm nay cho phần GDP tính theo giá trị thực tế năm nay tăng lên so với năm trước) vẫn còn thấp, để tăng 1 đồng GDP phải đầu tư 3-4 đồng vốn .

3. Tỷ lệ đóng góp của năng suất tổng hợp các nhân tố là 28,2% thấp hơn thời kỳ 1992- 1994 và còn thấp hơn các nước trong khu vực, Thái Lan 35%, Philippin 41%, Indonesia 43%.

4. Nếu tính riêng trong ngành công nghiệp tỉ trọng TFP còn thấp hơn nhiều, lao động cũng thấp, trong khi đó vốn lại cao hơn nhiều.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)