Nhóm giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 76 - 80)

- Việt Nam là một trong 11 nền kinh tế đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao nhất trong nhiều năm gần đây;

3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô

3.2.1.1.Cải cách toàn diện nền kinh tế

Cùng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tổ chức thành công hội nghị các nhà lãnh đạo APEC, triển khai Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2006-2010 cũng như sự gia tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đã bước sang một thời kỳ phát triển kinh tế mới mang đặc điểm hội nhập toàn cầu hóa và cùng với những thách thức và triển vọng liên quan.

Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được một sự tăng trưởng ấn tượng với mức tăng trưởng bình quân là 7,3%, tỉ lệ nghèo giảm từ 58,1% (năm 1993) xuống mức dự tính 18,1% (năm 2006). Thành công bước đầu này của nền kinh tế Việt Nam được ghi nhận từ việc chuyển đổi một cách ổn định nền kinh tế sang hướng thị trường cũng như tỉ lệ tăng trưởng nhanh chóng của khu vực kinh tế tư nhân (như phân tích đã chỉ ra). Bên cạnh đó,việc hội nhập sâu rộng cũng tạo ra lực đẩy cho những cải cách mạnh mẽ và các chính sách khuyến khích doanh nghiệp, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế mạnh trong tương lai.

Tuy nhiên, chúng ta không nên tập trung thái quá vào những con số tăng trưởng cao mà điều quan trọng nhất là đưa ra được cách thức đẩy mạnh cải cách nền kinh tế hiệu quả nhất. Vì cải cách tốt - tăng trưởng cao là một hệ quả đương nhiên.

Vì vậy, để tăng trưởng, Theo tác giả, Việt Nam có hai lựa chọn: một là theo mô hình hiện nay là tiếp tục tăng đầu vào (trong một thời kỳ nhất định); hai là tăng hiệu quả đầu tư và sáng tạo trong quá trình phát triển. Trong giai đoạn đầu phát triển hầu hết các nước trên thế giới đều cần vốn nhiều để xây dựng hạ tầng để cải thiện kết cấu cơ sở của nền kinh tế nhưng đến khi hạ tầng đã đạt mức nhất định thì

giữa việc tăng vốn đầu tư hay tăng tính hiệu quả, sáng tạo trong phát triển kinh tế phải được lựa chọn.

Việc gia tăng vốn đầu vào luôn có giới hạn nhưng sự sáng tạo, tăng hiệu quả kinh tế lại không có giới hạn nào cả. Và để tăng hiệu quả kinh tế thì cải cách luôn đóng một vai trò quan trọng. Có thể nói cải cách luôn là động lực cho phát triển và việc duy trì tốc độ cải cách là vấn đề then chốt của Việt Nam. Để làm được điều này, theo tác giả, cần thực hiện theo các hướng sau:

Một là: Thay đổi tư duy về mô hình Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế cần dựa trên nền tảng coi trọng chất lượng. Theo đó, trong dài hạn cần từ bỏ quan điểm phải đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh theo chiều rộng, tăng trưởng nhờ tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên thiên nhiên và sức lao động, mà chuyển dần sang mô hình tăng trưởng dựa vào tri thức và công nghệ.

Hai là: Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Trước hết, tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ nhằm nâng cao trình

độ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn. Cần đầu tư có trọng tâm để tạo sự bứt phá của một số công nghệ cao có tác động tích cực đến sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Khuyến khích các tổ chức nghiên cứu khoa học tham gia trao đổi sản phẩm công nghệ trên thị trường. Nên sử dụng FDI như là xung lực để tạo hiệu ứng lan toả thúc đẩy công nghệ phát triển.

Tiếp theo, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước. Đổi mới

công tác quản lý nhà nước về đầu tư theo hướng loại bỏ tình trạng khép kín trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tách chức năng quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh. Từ đó, tăng cường tính công khai, minh bạch và thực hiện đầu tư có hiệu

quả, tránh dàn trải. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và thực hiện quản lý đầu tư theo quy hoạch. Khắc phục tình trạng tiêu cực, lãng phí, thất thoát trong đầu tư, tăng cường công tác giám sát đầu tư, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quy định về quản lý đầu tư. Bên cạnh đó, cần tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả các chính sách khuyến khích đầu tư trong nước nhằm thu hút vốn đầu tư của khu vực tư nhân. Chính sách khuyến khích đầu tư hiện nay cần được hiểu và vận dụng với nội hàm rộng hơn. Nếu như trước kia, khuyến khích đầu tư đồng nghĩa với việc Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi (miễn, giảm) đối với các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp thông qua các công cụ như thuế, tín dụng, đất đai,… thì trong bối cảnh hội nhập, các chính sách ưu đãi trên khó được áp dụng một cách riêng lẻ do sự ràng buộc của các nguyên tắc đối xử mà Việt Nam đã ký kết với cộng đồng quốc tế. Chính sách khuyến khích đầu tư cần được xây dựng nghiêng nhiều hơn về khía cạnh cơ chế đối xử bình đẳng trên tất cả các lĩnh vực giữa các thành phần kinh tế (Nhà nước, ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài). Đồng thời, tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngoài nước, cụ thể là FDI và ODA.

Đối với vốn FDI, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư quốc tế nhằm thu hút vốn, công nghệ và tạo ra nhiều việc làm mới cho lao động Việt Nam. Trong thời gian trước mắt, nên tập trung giải quyết dứt điểm những tồn tại mà các nhà đầu tư nước ngoài còn vướng mắc để đưa các dự án đã được cấp giấy phép đi vào hoạt động. Chính sách đầu tư nước ngoài cần đặt mục tiêu thu hút các công ty có tiềm năng lớn về vốn và khả năng cao trong việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, các công ty hàng đầu trên thế giới đầu tư vào Việt Nam.

Đối với vốn ODA, để nâng cao hiệu quả cần phát huy vai trò làm chủ quốc gia từ khâu vận động đến khâu sử dụng và khai thác dự án, lựa chọn những lĩnh vực phù hợp để vận động ODA, từ đó tối đa hoá hiệu quả và tác động lan toả của

các chương trình, dự án ODA. Về công tác quản lý, nên tăng cường sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng ở các cấp vào quá trình chuẩn bị, tổ chức thực hiện và theo dõi giám sát các chương trình, dự án để góp phần làm cho nguồn vốn này được quản lý và sử dụng một cách công khai, minh bạch, chống được thất thoát, lãng phí và tham nhũng.

Ba là: Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là nhân tố chính quyết định tốc độ và chất lượng của Tăng trưởng kinh tế.

Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực chất chính là tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo. Giải pháp trước mắt đó là nâng cao trình độ văn hoá và trình độ nhận thức cho người lao động. Phấn đấu hoàn thành chiến lược phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010, tiếp tục nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học, tiến tới thực thi chiến lược phổ cập trung học phổ thông. Từng bước xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dạy nghề hiện có theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Cùng với đó, cần tiếp tục đổi mới và chuẩn hoá nội dung, chương trình đào tạo, giáo trình của các cơ sở đào tạo để tăng tính thực tiễn, sát với thực tế Việt Nam, theo kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và thế giới. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở đào tạo cũng cần được nâng cao trên tất cả các mặt như phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học.

Nhà nước có chính sách thiết thực khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm, có trình độ quản lý thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài để đào tạo người lao động. Trong đó chú trọng hướng các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án thuộc các lĩnh vực: đào tạo nghề, phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đại học và sau đại học,… Các lĩnh vực này có khả năng tạo lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư, đồng thời cần phát triển nhanh để đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH – HĐH đất nước. Bên cạnh

đó, tăng cường vận động ODA cho giáo dục ở mọi cấp học, ưu tiên cho cấp phổ cập, dành một tỷ lệ thích đáng vốn ODA (kể cả đi vay ưu đãi) đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống trường đại học, cao đẳng, dạy nghề ở cả 3 miền Bắc, Trung và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)