Tăng năng suất các yếu tố tổng hợp(TFP) để nâng cao chất lượng tăng trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 93 - 94)

- Việt Nam là một trong 11 nền kinh tế đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao nhất trong nhiều năm gần đây;

3.3.1. Tăng năng suất các yếu tố tổng hợp(TFP) để nâng cao chất lượng tăng trưởng

chính sách công của chính phủ. Tư bản hiện vật, vốn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và tri thức công nghệ là những nhân tố quyết định năng suất, còn năng suất lại quyết định mức sống. Do đó, muốn tăng năng suất và mức sống cho người dân, Chính phủ Việt Nam có thể thực hiện các chính sách sau:

3.3.1. Tăng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) để nâng cao chất lượng tăng trưởng trưởng

Qua phân tích tác giả nhận thấy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những thập kỷ qua chủ yếu phụ thuộc vào sự tích lũy của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bên cạnh chiến lược tăng trưởng dựa vào đầu vào, định hướng phát triển trong giai đoạn tiếp theo cần dựa vào tăng năng suất, đặc biệt là nâng cao năng suất TFP - biểu thị hiệu quả của chất lượng lao động và chất lượng vốn. TFP chứng minh được sự gia tăng của đầu ra sẽ không phụ thuộc vào sự gia tăng số lượng đầu vào, mà dựa vào cải tiến các yếu tố đầu vào như lao động và vốn. Với cùng số lượng đầu vào, sẽ tạo ra nhiều đầu ra hơn nhờ cải tiến chất lượng lao động, chất lượng vốn và sử dụng hiệu quả các nguồn lực này. TFP đại diện cho các yếu tố không thể định lượng được như: Công nghệ, sự sáng tạo và đổi mới về quản lý, nâng cao kỹ năng, thái độ làm việc nhằm giảm các chi phí hoạt động.

Với sự gia tăng cạnh tranh của các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế đang nổi lên, yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam là cần có các chiến lược phát triển mới tập trung vào phát triển nguồn nhân lực cũng như công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thông qua chiến lược phát triển định hướng vào TFP.

Nâng cao TFP là một chiến lược để nền kinh tế phát triển bền vững và là yêu cầu quan trọng trong môi trường kinh tế toàn cầu hiện nay. Chiến lược này yêu cầu phải có đầu tư liên tục vào giáo dục - đào tạo và cơ cấu vốn cùng với yêu cầu tái cơ cấu lại nền kinh tế. Phải đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để đạt được sự thành công của chiến lược phát triển kinh tế dựa vào TFP.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)