Đổi mới công nghệ và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trong hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 87 - 89)

- Việt Nam là một trong 11 nền kinh tế đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao nhất trong nhiều năm gần đây;

3.2.3.3. Đổi mới công nghệ và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trong hoạt động của doanh nghiệp.

phục một thực tế hiện nay: DNNN có tiềm năng kinh tế cao, nhưng hiệu quả kinh tế nói chung kém, doanh nghiệp dân doanh tiềm lực thấp hơn, nhưng hiệu quả thường cao hơn. Chủ trương kết hợp đó có thể mở rộng ra thị trường thế giới với các doanh nghiệp Việt kiều ở nước ngoài. Qua đó, nhanh chóng tranh thủ được vốn, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm thương trường của người Việt ở nước ngoài là điều nên làm trong thời đại toàn cầu hoá kinh tế thế giới. Cũng với lý do đó việc đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN theo tình Hội nghị TW 3 (khoá 9) cũng sẽ tạo ra tác động động kép trong việc tối ưu hoá mọi nguồn lực, vì thông qua đó, hơn 5000 DNNN chỉ còn lại khoảng 3000 vào năm 2005, và sẽ nắm các mạch máu then chốt của nền kinh tế có vại trò chi phối các chủ thể kinh tế khác, do vậy mặc nhiên cũng có nghĩa là khu vực kinh tế dân doanh cũng được mở rộng thêm một cách tự nhiên. Điều này không hoàn toàn làm giảm vai trò của kinh tế Nhà nước, trái lại nó sẽ gia tăng sức mạnh của kinh tế Nhà nước trong vai trò định hướng và dẫn dắt nền kinh tế theo các mục tiêu đã định.

3.2.3.3. Đổi mới công nghệ và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trong hoạt động của doanh nghiệp. doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp kinh doanh tế bào của nền kinh tế, là nơi sử dụng và kết hợp các nguồn lực để tạo ra sản phẩm hàng hoá, điều quan trọng để tạo ra nhiều sản phẩm tốt với giá thành hạ, thì cần tăng năng suất lao động. Muốn vậy cần phải nhanh chóng thực hiện đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, vì trình độ trang bị máy móc, thiết bị hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam lạc hậu so với khu vực và thế giới khoảng từ 20 năm đến 30 năm, đó cũng là một trong những lý do

chính làm giảm hiệu suất sử dụng vốn đầu tư trong thời gian qua. Mà đặc biệt là việc đổi mới công nghệ tại các DNNN phải được ưu tiên hàng đầu, bởi vì đây là khu vực trọng yếu của nền kinh tế, chiếm tỷ trọng phần lớn vốn đầu tư của toàn xã hội. Vấn đề này phải được gắn liền với quá trình sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp Nhà nước, kiên quyết giải thể, phá sản, bán hoặc cho thuê các doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, bởi vì bản thân các doanh nghiệp này sẽ không đủ sức tồn tại và cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh nghiệm của Trung Quốc khuyến khích tư bản nước ngoài thâm nhập vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng các hình thức mua, sát nhập, thuê, khoán để nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý doanh nghiệp là điều cần được tham khảo và vận dụng. Thực hiện tốt việc đổi mới công nghệ sẽ quyết định trực tiếp tới năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, sử dụng đồng vốn có hiệu quả.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và nền kinh tế thế giới đang bước vào một dạng thức mới- nền kinh tế tri thức, một dạng thức mới của kinh tế thế giới (đặc trưng là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, chất xám chiếm tỷ lệ chủ yếu trong giá thành sản phẩm), thì cho các ngành công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới) phải được ưu tiên và quan tâm hàng đầu. Do đó Nhà nước cần xây dựng chiến lược tổng thể về phát triển các ngành công nghệ cao của toàn đất nước, với một cơ chế đặc thù về các phương diện đầu tư, tài chính, tín dụng (được thuê đất với giá rẻ, được miễn giảm các loại thuế, được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi), và cần phải có những bước đi thích hợp. Theo đó các ngành công nghệ cao cần được ưu tiên phát triển tại các khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước, mà đặc biệt nhất là tại hai trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước là thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, từ đó tạo ra các không gian kinh tế rộng lớn, với sức lan toả mạnh, trở thành những đầu tàu kinh tế, đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới. Để phát triển các ngành công nghệ cao phải đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư ban đầu rất lớn, điều này có thể ảnh hưởng phần nào tới việc

phân bổ các nguồn lực xã hội, nhưng đây lại là những ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh, hiệu suất đầu tư lớn. Vì thế trong thời gian tới nên xem việc gia tăng mạnh mẽ tỷ trọng vốn đầu tư cho các ngành công nghệ cao trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội là một hướng đi tích cực, kiên quyết không đầu tư thêm vốn cho những chương trình, dự án kinh tế không có khả năng thu hồi vốn, không có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, mà việc đầu tư hàng tỷ đô là trong chương trình mía đường của ta không mang lại hiệu quả kinh tế là bài học nhãn tiền. Nếu cũng với số vốn đó dùng để đầu tư cho các ngành công nghệ cao thì chắc chắn rằng hiệu suất đầu tư vốn sẽ đạt cao hơn nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)