Từ bỏ cơ cấu kinh tế theo đuôi, tìm lối đi riêng dựa vào những điểm Việt Nam có lợi thế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 80 - 82)

- Việt Nam là một trong 11 nền kinh tế đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao nhất trong nhiều năm gần đây;

3.2.1.2. Từ bỏ cơ cấu kinh tế theo đuôi, tìm lối đi riêng dựa vào những điểm Việt Nam có lợi thế

Bốn là: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cần có chính sách hình thành và thúc đẩy sự phát triển đồng bộ của 5 loại thị trường cơ bản: thị trường hàng hoá - dịch vụ, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học - công nghệ và thị trường bất động sản. Trong bối cảnh VN là thành viên chính thức của WTO, hệ thống văn bản pháp luật cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhằm thực hiện đầy đủ các cam kết của VN với quốc tế. Nghiên cứu thực hiện trước thời hạn một số cam kết nếu thấy có cơ hội thuận lợi và việc thực hiện đem lại lợi ích cho quốc gia. Đây chính là kinh nghiệm thành công của Trung Quốc khi là thành viên của WTO. Bên cạnh đó, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình cải cách hành chính để Chính phủ thực sự trở thành Chính phủ vì nhân dân, vì doanh nghiệp.

3.2.1.2. Từ bỏ cơ cấu kinh tế theo đuôi, tìm lối đi riêng dựa vào những điểm Việt Nam có lợi thế Nam có lợi thế

Một là, xây dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững, xây dựng cơ cấu kinh

tế hiệu quả, chất lượng, tiến bộ, không phải cơ cấu kinh tế theo đuôi. Gắn với nó là thể chế kinh tế thị trường hiện đại. Rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng, chúng ta xem lại hiện đại là như thế nào, không hẳn là kinh tế thị trường xã hội như một số nước châu Âu nhưng cũng không phải là kinh tế thị trường kiểu Mỹ; khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường, gắn với cạnh tranh và minh bạch.

Đồng thời, xây dựng thể chế chính trị dựa trên nền tảng dân chủ và dân tộc. Xét cho cùng, nền tảng có giá trị nhất của thế giới này là dân chủ. Ý tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là như vậy.

Tuy nhiên, Dân chủ không có nghĩa và không hẳn là phải đa nguyên. Dân chủ thế nào để Đảng thực sự uy tín, là đảng tiên phong, trí tuệ, từ đó lãnh đạo nhà nước, hệ thống chính trị thế nào để loại trừ tham nhũng và dân phát huy được hết sức lực và trí tuệ của mình.

Trong thế giới biến động, nền tảng dân tộc cần giữ vững để làm gốc. Việt Nam lấy nền tảng dân tộc của mình, đại đoàn kết toàn dân tộc, làm nên sức mạnh dân tộc gắn với dân chủ, tạo thành sức mạnh tuyệt đối, để Việt Nam tồn tại và phát triển bền vững.

Hai là, trong sự phát triển, đặc biệt phát triển kinh tế, lựa chọn những ngách

đi, những gì mình có thể phát huy được lợi thế tốt nhất, chen kẽ hở mà đi. Trật tự kinh tế thế giới sắp đặt rồi, chuỗi giá trị cũng được các nước chiếm lĩnh gần hết rồi. Việt Nam cần chen chân vào chỗ mình phát huy lợi thế tốt nhất của mình: địa kinh tế, địa chính trị và con người có khả năng tiếp thu văn hóa và khoa học công nghệ.

Việt Nam không phải là quốc gia có nhiều lợi thế về tài nguyên, và cũng không thể dựa vào tài nguyên mãi. Khai thác và bán đi rồi, tài nguyên sẽ hết. Từ dầu, than, sắt thép không còn bao nhiêu và giá cũng đang giảm đi. Khai thác bauxite cũng không mang lại lợi ích quá lớn, mà mất cũng nhiều, cần được cân nhắc tính toán thật kỹ.

Có thể nói, muốn đứng vững và đi lên trong nền kinh tế thế giới đầy biến động, Việt Nam phải ra sức phấn đấu gây dựng và phát huy cơ cấu kinh tế chất lượng và hiệu quả , đầu tư thật mạnh cho con người và công nghệ, xây dựng hoàn chỉnh và vận hành có hiệu quả thể chế kinh tế thị trường hiện đại định hướng XHCN gắn với hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)