Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 50 - 53)

II. Tỷ phần đóng góp trong tốc độ NSLĐ chung của nền KTQD

2.1.5. Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành trong nền kinh tế

Sự tăng trưởng của nền kinh tế thể hiện rõ qua việc nhóm ngành nào cũng có tăng trưởng. Sau khi cải cách kinh tế, Việt Nam đã đạt được những bước tăng trưởng vượt bậc, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên một cách nhanh chóng.

Việt Nam cũng thu hút được nhiều quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, được thể hiện qua dòng vốn FDI và FPI chảy vào ngày càng lớn.

Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lớn trên con đường phát triển kinh tế của Việt Nam. Gia nhập WTO không chỉ giúp kinh tế Việt Nam có điều kiện hội nhập, được hưởng những chính sách thương mại có lợi mà đây còn là một động lực để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy vậy, gia nhập WTO cũng là một thách thức thực sự khi những yếu kém kém trong nền kinh tế vẫn chưa được khắc phục. Chất lượng tăng trưởng thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, thể chế pháp luật còn nhiều hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Đây chính là những hạn chế mà Việt Nam phải vượt qua để duy trì được một tốc độ tăng cao và đưa đất nước thoát khỏi nhóm nước nghèo như hiện nay.

● Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:

Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của Việt Nam tăng liên tục trong cả giai đoạn 1991-2005. Giá trị sản xuất của ngành tăng bình quân 4.5%/năm so với thời kỳ 1991-1995, vượt mức đề ra trong kế hoạch 5 năm (3.7-4.5%); 5.7%/năm trong thời kỳ 1996-2000, vượt mức kế hoạch (4.5 – 5%). Trong thời kỳ 2004 -2008, mặc dù nông nghiệp gặp khó khăn (do hạn hán kéo dài, dịch cúm gia cầm lan rộng, bão lụt xảy ra liên tục…, gây tổng giá trị thiệt hại lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng), nhưng nhờ thủy sản vẫn tăng khá, nên tính chung giá trị sản xuất của nhóm ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản đạt bình quân trên 5.4%/năm, vượt tốc độ tăng 4.8%/năm theo mục tiêu đề ra cho kế hoạch 5 năm.

● Công nghiệp và xây dựng:

Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp qua 15 năm liên tục đạt 2 chữ số. Năm 2008 so với năm 2000, quy mô giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp gấp trên 7.6 lần, bình quân tăng 14.5%/năm, một tốc độ tăng vừa cao, vừa liên tục, vừa

trong thời gian dài, điều mà trong lịch sử nền kinh tế, chúng ta chưa bao giờ đạt được. Trong đó, giá trị sản xuất của ngành tăng bình quân 13.3%/năm và 13.5%/năm lần lượt trong các thời kỳ 2000-2003 và 2004-2008. Riêng 5 năm 2001-2005, giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 16%/năm, cao hơn tốc độ tăng 13.1%/năm theo mục tiêu đề ra.

Tăng trưởng cao của công nghiệp đạt được ở cả ba khu vực (khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài). Tăng trưởng cao của công nghiệp cũng đạt được trên một số địa bàn quan trọng, với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung như Vĩnh Phúc, Bình Dương, Hải Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Tây, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng… Những địa bàn có quy mô lớn cũng đạt khá như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tăng trưởng cao cũng đạt được ở một số sản phẩm chủ yếu như than, phân hóa học, ô tô lắp ráp, máy công cụ, thép cán, gạch lát…

● Dịch vụ:

Trong thời kỳ 1991-1995, ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá cao. Giá trị sản xuất của ngành tăng bình quân 12%/năm. Tốc độ này giảm sút dần trong 5 năm 1996-2000 (giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 6.8%/năm), nhưng trở lại đà tăng trưởng kể từ năm 2001 đến nay. GDP do nhóm ngành dịch vụ tạo ra năm 2008 tăng khoảng 8.5%, cao nhất tính từ năm 1997, và lần đầu tiên kể từ năm 1996, đã cao hơn tốc độ tăng chung của nền kinh tế.

Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, gấp đôi so với mức tăng trưởng bình quân của thế giới và đứng thứ hai, thứ ba thế giới trong những năm gần đây. Nhưng chất lượng tăng trưởng thấp, đóng góp vào tăng trưởng GDP chủ yếu là tăng vốn, lao động, chẳng hạn thời kỳ 1998 đến 2002 mức tăng GDP bình quân đạt 6,3%/năm trong đó 3 nhân tố đóng góp vào tăng trưởng là: vốn 57,5%; lao động 20%, TFP 22,5%. Như vậy tăng trưởng kinh tế chủ yếu là gia tăng các yếu tố vật chất đầu vào còn đóng góp của công nghệ, trình độ tổ chức quản lý, tri thức (TFP) ở mức khiêm tốn.

Bảng 2.8: Chỉ số Icor của Việt Nam từ 1990 đến 2008

Năm Icor Năm Icor Năm Icor

1990 1995 2000 2001 2.95 3.35 4.83 4.78 2002 2003 2004 2005 4.83 4.74 4.74 4.85 2006 2007 2008 5.02 5.2 6.68

Nguồn: Kinh tế VN trên đường rồng hoá trang 277, Nhà xuất bản Trẻ – 2004 và Niên giám thống kê năm 2008

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)