1.3.1 .Trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống toàn diện của cấu trúc văn hóa
Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của văn hóa nói chung và văn hóa nhà trường nói riêng. Bản thân VH là một chỉnh thể toàn vẹn tạo thành hệ thống có cấu trúc chặt chẽ. Các bộ phận, thành tố trong cấu trúc văn hóa có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Sự thay đổi của một thành tố có thể kéo theo sự thay đổi của toàn bộ cấu trúc văn hóa, vì vậy các biện pháp đưa ra cần phải tác động đến tất cả các thành tố trong cấu trúc VHNT cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và quản lý xây dựng VHNT.
Xuất phát từ khoa học quản lí, các biện pháp quản lý xây dựng VHNT phải đảm bảo tính hệ thống, tính toàn diện và đồng bộ trong công tác quản lí nhà trường của hiệu trưởng.
Chắc chắn khi đề xuất và thực hiện đồng bộ, có hệ thống các biện pháp xây dựng VHNT sẽ xây dựng được VHNT tích cực, phục vụ hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.
3.1.2. Nguyên tắc đảo bảo tính kế thừa và tính hội nhập
Văn hóa là sự kế thừa và phát triển. Những giá trị văn hóa được hình thành từ rất lâu hoặc hình thành ngay trong thời điểm hiện tại. Để khẳng định được tính kế thừa của văn hóa thì văn hóa phải được xây dựng trên nền tảng của lịch sử đó chính là sự kế thừa những giá trị tốt đẹp đã tồn tại trong một môi trường nhất định. Trong nhà trường thì các giá trị văn hóa tồn tại từ ngay khi được thành lập trở thành hệ tư tưởng xuyên suốt gắn bó với quá trình phát triển của nhà trường đó.
Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, tính hội nhập là rất cao. Hội nhập trong phạm vi rộng hay hẹp đều được xem là vấn đề cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Văn hóa là yếu tố động cho nên khả năng hội nhập của nó sẽ rất cao. Chính vì thế khi xác định được vấn đề quản lý trong môi trường văn hóa có tính hội nhập cao cần xác định được những giá trị cần phải tiếp nhận từ môi trường
khác và vấn đề khẳng định được giá trị văn hóa riêng của tổ chức mình. Trong nhà trường thì khả năng hội nhập văn hóa là thường thông qua các con đường giao lưu của cán bộ giáo viên, học sinh. Hội nhập văn hóa luôn tồn tại tính hai mặt cho nên người cán bộ quản lý nhà trường phải xây dựng biện pháp quản lý phù hợp để xây dựng VHNT đảm bảo được yếu tố trung hòa được môi trường bên trong và bên ngoài nhà trường. Các biện pháp quản lý phải đảm bảo được yếu tố hội nhập tuy nhiên cũng phải đảm bảo được giá trị văn hóa riêng của nhà trường.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Tính khả thi là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá được tính hiệu quả của một biện pháp quản lý được đưa ra. Để đảm bảo tính khả thi đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng của chủ thể quản lí, giúp cho việc áp dụng các biện pháp vào thực tiễn một cách thuận lợi, có hiệu quả thiết thực. Các biện pháp đề xuất cần phát huy các ưu điểm sẵn có, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lí xây dựng văn hóa nhà trường.
Tính khả thi yêu cầu các biện pháp quản lí phải được xây dựng theo quy trình khoa học, đảm bảo chính xác, phù hợp đối tượng, điều kiện; chú trọng đến các yêu cầu thống nhất trong quản lí giáo dục; đảm bảo lợi ích cho mọi thành viên được học tập, rèn luyện, làm việc trong môi trường giáo dục lành mạnh; có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các liên đới tham gia vào quá trình giáo dục và đào tạo trong nhà trường; đảm bảo kết hợp cân đối giữa yêu cầu và năng lực, giữa quyền hạn và trách nhiệm.
Nguyên tắc đòi hỏi các biện pháp xây dựng VHNT đưa ra trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn; các biện pháp đề xuất cần nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế của nhà trường để chắc chắn có thể thực hiện được và thực hiện thành công.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện
Biện pháp quản lý được đề xuất phải là một hệ thống các biện pháp và có mối quan hệ với nhau để tạo nên tính toàn diện của các biện pháp. Để đảm bảo tính toàn diện các biện pháp đề xuất phải bao quát các nội dung, các khía cạnh của công tác quản lí, các bình diện của vấn đề; các biện pháp đề ra phải có sự tương hỗ, bổ sung cho nhau, không đề cao hay coi nhẹ biện pháp nào.
Đảm bảo tính toàn diện là cần có các biện pháp đề xuất cho hoạt động quản lí ở cấp độ từ rộng đến hẹp, từ chung đến riêng; là phải coi trọng mọi hoạt động giáo dục từ các hoạt động chung của toàn trường đến các hoạt động của các đoàn thể, tổ, nhóm bộ môn, GVCN, hoạt động giảng dạy của GV bộ môn, sự phối kết hợp giữa các lực lượng trong nhà trường. Đồng thời đảm bảo điều kiện cần thiết về tài chính, cơ sở vật chất cho các hoạt động và sự phối kết hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục. Bên cạnh đó việc kết hợp chặt chẽ các liên đới tham gia vào quá trình giáo dục, đào tạo trong nhà trường là một đòi hỏi để đảm bảo tính toàn diện khi xác định các biện pháp.