1.3.1 .Trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân
3.2. Một số biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học
3.2.5. Thiết lập quy trình kiểm tra và đánh giá phù hợp đối với các
dựng văn hóa nhà trường
* Mục đích của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá nhằm phát hiện kịp thời những vấn đề chưa hợp lý của các hoạt động để có những điều chỉnh kịp thời sao cho hạn chế tối đa những hậu quả không tốt. Kiểm tra, đánh giá giúp xác lập một hệ thống thông tin ngược từ các thành viên đến nhà quản lý nhằm giúp họ xác định được hiện trạng của những hoạt động. Kiểm tra, đánh giá đúng, hợp quy luật sẽ phát huy được khả năng làm việc của các thành viên. Kiểm tra, đánh giá phù hợp sẽ đưa ra được bức tranh toàn cảnh về thực trạng VHNT mà nhà trường đang có để có những biện pháp khắc phục tốt hơn.
* Nội dung
Kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện trong cả một quá trình từ khi hoạt động được tiến hành, Kiểm tra, đánh giá mang phải phù hợp với từng nội dung. Cán bộ quản lý phải xây dựng được một kế hoạch kiểm tra, đánh giá đặc trưng cho vấn đề xây dựng VHNT. Kết quả định tính và định lượng phải được thể hiện đồng thời.
* Cách thức thực hiện
Một là: Lập kế hoạch kiểm tra, xây dựng các tiêu chí đánh giá. Kế hoạch
phải được xây dựng trên cơ sở hoạt động thực tế của nhà trường. Kết hợp với các thành viên khác đưa ra kiểm tra, đánh giá mang tính đặc trưng và phù hợp nhất để phát huy được hiệu quả của hoạt động kiểm tra, đánh giá.
Hai là: Xây dựng một hệ thống các tiêu chí đánh giá phù hợp với hoạt động
xây dựng VHNT. Hệ thống tiêu chí đánh giá phải được xác định trên cơ sở phù hợp với từng hoạt động, thể hiện được tính định lượng và định tính. Một hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả phải đảm bảo được tính khách quan, tính thực tiễn và tính bao quát.
Ba là: Huy động các lực lượng hợp tác cho quá trình kiểm tra, đánh giá đạt
được kết quả tối ưu nhất. Thành lập tổ, nhóm kiểm tra, đánh giá có chuyên môn, đạo đức phẩm chất đảm bảo để tiến hành thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá. Mỗi cán bộ thực hiện nhiệm vụ phải cam kết thực hiện đảm bảo tính chính xác, khách quan và minh bạch.
Bốn là:Sau khi kết thúc một quá trình kiểm tra, đánh giá cần phải tiến hành báo cáo, rút kinh nghiệm. Bản báo cáo về quá trình kiểm tra, đánh giá phải thể hiện được kết quả, mặt mạnh, mặt yếu của quá trình kiểm tra, đánh giá. Cán bộ quản lý có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá với toàn thể thành viên trong nhà trường để họ được biết về tình hình thực hiện nhiệm vụ của mình.
Năm là: Cần tiến hành thực hiện bồi dưỡng về trình độ chuyên môn và
nghiệp vụ kiểm tra đánh giá cho những thành viên có liên quan đến công tác kiểm tra, đánh giá.
* Điều kiện thực hiện
Năng lực tiến hành tổ chức và chỉ đạo của cán bộ quản lý trong khi tiến hành lập kế hoạch, tổ chức kiểm tra, kết thúc kiểm tra là một điều kiện cần và đủ để thực hiện biện pháp đạt kết quả.
Sự phối hợp của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. Điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng cho hoạt động kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo đầy đủ. Hệ thống thông tin quản lý đầy đủ, đáp ứng yêu cầu về thông tin cho quá trình kiểm tra, đánh giá.
3.2.6. Xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động xây dựng văn hóa nhàtrườngđạt kết quả tối ưu