1.3.1 .Trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp quản lý xây dựng VHNT được đề xuất ở trên được thực hiện một cách có hệ thống, đồng bộ. Các biện pháp quản lý xây dựng VHNT là một tập hợp các biện pháp trong hệ thống đa dạng, phức tạp mà mỗi biện pháp đều có mục đích, nội dung, cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện riêng biệt tuy nhiên riêng biệt không có nghĩa là chúng tách biệt nhau, hay có ý nghĩa đơn lẻ bởi chúng cùng nằm trong một hệ thống nên tính độc lập ở đây chỉ là tương đối vì vậy giữa cácbiện pháp luôn có mối quan hệ, tác động, hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Để phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp quản lý không thể tách rời từng biện pháp mà phải sử dụng chúng đồng bộ để sao cho mỗi biện pháp trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi hoạt động quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung.
Trong 6 biện pháp được đề xuất thì biện pháp “Nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về tầm quan trọng của xây dựng
VHNT” có ý nghĩa tiền đề, tạo nền móng để tiến hành thực hiện tốt các biện pháp khác. Bởi chỉ khi nhận thức đúng thì mới hành động đúng. Tiếp đến là biện pháp “Thiết kế nội dung xây dựng VHNT phù hợp chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn mới.” là biện pháp chuẩn bị điều kiện cần thiết nhất trong hoạt động xây dựng VHNT. Chỉ khi xác định được các nội dung VH cần được xây dựng trong nhà trường thì mới có kế hoạch tiến hành xây dựng một cách đồng bộ và chất lượng.
Xây dựng VHNT phải mang ý nghĩa khoa học, thực tiễn chính vì thế biện pháp “ Lập kế hoạch xây dựng VHNT đáp ứng mục tiêu phát triển nhà trường trước mắt và lâu dài.” Là biện pháp có tinh định hướng để đưa các biện pháp xây dựng VHNT đi vào thực tiễn. Đây được coi là hoạt động cụ thể đầu tiên sau khi có nhận thức đúng và các nội dung xây dựng VHNT.
Các biện pháp còn lại là đưa vào thực tiễn hoạt động. Từ việc phát huy vai trò tích cực của các thành viên đến xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá thích hợp và xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động xây dựng VHNT đạt kết quả.
Biện pháp “Đẩy mạnh công tác tổ chức và chỉ đạo xây dựng VHNT theo hướng phát huy tích cực vai trò của các thành viên trong việc xây dựng VHNT” bản chất là thực hiện công tác tổ chức, phân công nhiệm cho từng cá nhân phù hợp với năng lực và phẩm chất để mỗi cá nhân phát huy tốt vai trò của mình. Bên cạnh đó biện pháp còn là cơ hội để người cán bộ quản lý trong nhà trường thực hiện tốt cách thức phân quyền trong quản lý, chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm cho các thành viên. Làm tốt biện pháp này chính là chuẩn bị được nguồn lực về con người cho công tác xây dựng VHNT.
Biện pháp “Thiết lập một quy trình kiểm tra, đánh giá phù hợp với các hoạt động xây dựng VHNT” chính là khâu tiến hành lên kế hoạch cho một hoạt động tổng kết, rút kinh nghiệm, đưa ra kết quả đã làm được sau một hoạt động xây dựng VHNT nhất định.
Biện pháp “Xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động xây dựng VHNT
đạt hiểu quả tối ưu” là biện pháp hỗ trợ về các điều kiện cần thiết để hoạt động này tiến hành đạt hiệu quả nhất. Trong tất cả các hoạt động đang được tiến hành trong nhà trường hiện nay rất cần đến sự ủng hộ, đóng góp của các lực lượng liên quan.
Nhìn một cách tổng thể các biện pháp quản lý xây dựng VHNT được thiết kế theo một chu trình quản lý từ khâu chuẩn bị các điều kiện cho đến lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động xây dựng VHNT. Để tăng hiệu quả trong công tác quản lý, cần đặc biệt chú ý đến sự phối kết hợp giữa các biện pháp như là một hệ thống không thể thiếu biện pháp nào trong các biện pháp đã được đề xuất ở trên, với mục đích hình thành ý thức xây dựng VHNT trong CB, GV, NV và HS trong nhà trường nhằm hướng đến chất lượng giáo dục toàn diện.