Đẩy mạnh công tác tổ chức và chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Trang 93 - 95)

1.3.1 .Trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân

3.2. Một số biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học

3.2.4. Đẩy mạnh công tác tổ chức và chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà

hướng phát huy tích cực vai trò của các thành viên trong việc xây dựng văn hóa nhà trường

* Mục đích của biện pháp

Tổ chức và chỉ đạo xây dựng VHNT theo hướng phát huy tích cực vai trò của các thành viên trong việc xây dựng VHNT, nhằm huy động tối đa sự tham gia của các thành viên trong xây dựng VHNT. Đồng thời, tạo nên một tập thể đoàn kết, thống nhất trong thực hiện xây dựng VHNT. Tăng cường tính tự giác, ý thức cá nhân, tính trách nhiệm của mỗi thành viên trong vấn đề xây dựng VHNT. Chia sẻ và phân quyền trong quản lý nhà trường cho từng thành viên thông qua việc phân công trách nhiệm và san sẻ quyền lợi cho họ.

* Nội dung

Tất cả thành viên trong các nhà trường dù ở cương vị nào cũng là một nhân tố góp phần tạo dựng nên diện mạo riêng của nhà trường. Bởi trí tuệ của cá nhân được phát huy đúng lúc sẽ tạo nên động lực phát triển nhà trường. Tóm lại đẩy mạnh công tác tổ chức và chỉ đạo xây dựng VHNT theo hướng phát huy tích cực vai trò của các thành viên trong việc xây dựng VHNT là đảm bảo phát huy được vai trò của từng thành viên một đồng thời huy được sức mạnh của cả một tập thể trong hoạt động xây dựng VHNT.

* Cách thức thực hiện

Một là: Cán bộ quản lý nhà trường lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cho

cá nhân phải căn cứ vào điều kiện, phẩm chất, năng lực phù hợp của họ. Cần chú ý đến vai trò ảnh hưởng của mỗi cá nhân chủ chốt trong “nhóm không chính thức”. Để làm được điều này, cán bộ quản lý phải có khả năng quan sát, đánh giá các mối quan hệ của cá nhân trong tổ chức của mình.

Hai là: Thực hiện phương thức quản lý theo hướng phân quyền một cách

triệt để. Phân quyền quản lý là một trong những cách thức để phát huy được tính trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tập thể. Phân quyền trong quản lý cũng chính là một giá trị văn hóa tích cực, phù hợp với yêu cầu xây dựng VHNT trong giai đoạn hiện nay. Cho nên thực hiện phân quyền tốt chính là cán bộ quản lý đang góp phần làm tốt công tác xây dựng VHNT.

Ba là: Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh được học tập

và nâng cao trình độ chuyên môn. Khích lệ họ tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội để thể hiện được vai trò cá nhân trong các hoạt động đó. Bên cạnh đó đảm bảo sự bình đẳng trong việc thụ hưởng quyền lợi trong đội ngũ. Thực hiện biện pháp nêu gương các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập.

Bốn là: Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở về công tác giáo dục

trong nhà trường. Đối chiếu với bảng phân công nhiệm vụ của từng cá nhân để đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của họ đối với hoạt động chung của nhà trường.

* Điều kiện thực hiện

Lập bảng phân công nhiệm vụ phù hợp với vai trò, nhiệm vụ của từng cá nhân và thực tế của nhà trường.

Thiết lập hệ thống thông tin quản lý xuyên suốt trong nhà trường để đảm bảo quá trình phân quyền đạt hiệu quả

Tạo lập bầu không khí làm việc thân mật, tích cực, tự giác, tôn trọng và tin tưởng. Tổ chức các hoạt động giao lưu giữa giáo viên trong nhà trường với các đơn vị kết nghĩa để tăng tình đoàn kết, giao lưu, học hỏi và làm đẹp thêm nét văn hóa trong nhà trường. Đặc biệt tham gia các hội thi giáo viên giỏi cấp huyện để mỗi cá nhân được phát huy hết năng lực cá nhân của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)