Nâng cao kiến thức, kỹ năng của các thương nhân và những chủ thể quản

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá (Trang 111 - 113)

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật Việt Nam về hoạt động

3.3.2Nâng cao kiến thức, kỹ năng của các thương nhân và những chủ thể quản

lý và tham gia trực tiếp vào hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá

Do mua bán hàng hoá qua SGDHH là một loại hình kinh doanh mới nên hầu hết các nhà sản xuất, nhà đầu tư còn chưa hiểu rõ cách thức đầu tư và hoạt động của nó. Do đó, cần phải xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo phù hợp cho các đối tượng, cụ thể:

(i) Đối với các thương nhân trực tiếp tham gia giao dịch

Trong khi Việt Nam chưa hình thành thị trường, Nhà nước cần có biện pháp tổ chức và khuyến khích cấn bộ doanh nghiệp tham gia các khoá đào tạo về buôn bán trên thị trường hàng hoá giao sau, để sau khi được đào tạo các doanh nghiệp có thể tham gia ở SGDHH quốc tế về cà phê, cao su, gạo, hạt điều… nhằm học tập, làm quen, nâng cao hiểu biết về thị trường giao sau.

105

Cùng với các thương nhân, cần chú trọng đến các nhà sản xuất là các chủ trang trại hoặc các chủ doanh nghiệp kinh doanh chế biến. Trong thời gian đầu khi thị trường mới hình thành, có thể đối tượng này không tham gia trực tiếp mà thường thông qua các nhà môi giới. Tuy nhiên, trong tương lai khi nhận thức và trình độ tăng lên thì họ có thể trực tiếp giao dịch các hợp đồng giao sau trên SGDHH. Thông qua việc giao dịch, họ sẽ nắm được yêu cầu của thị trường đối với nông sản hàng hoá, từ đó mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng nong sản. Điều này có ý nghĩa quan trọng thể hiện vai trò tích cực của thị trường đối với sản xuất.

(ii) Đối với các nhà tổ chức thị trường, trực tiếp vận hành các SGDHH

Đây là những người cần được trang bị các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ vận hành và nghiệp vụ tổ chức, quản lý SGDHH. Những nội dung cụ thể là nghiệp vụ hình thành quy chế giao dịch, số lượng các thành viên, mặt hàng tham gia giao dịch… Ngoài ra, những người điều hành các SGDHH phải biết hình thành và khai thác các dịch vụ bổ trợ như thông tin, tư vấn… Mục tiêu của các nhà tổ chức thị trường là phải làm thế nào để thị trường phát triển có hiệu quả, có người mua, người bán. Đồng thời, khai thác các dịch vụ và thu phí giao dịch để từng bước tiến tới việc tự hạch toán kinh doanh.

(iii) Đối với những người liên quan đến hoạt động xây dựng chính sách pháp luật và quản lý Nhà nước liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua SGDHH

Cần trang bị cho đối tượng này những kiến thức cơ bản như vai trò của thị trường hàng hoá giao sau, những đặc trưng cơ bản của loại hình kinh doanh này, các thành phần tham gia thị trường, mối liên hệ của loại hình kinh doanh này với các loại hình kinh doanh khác… Việc đào tạo cho đối tượng này nhằm trang bị những kiến thức cần thiết, để những nhà quản lý, hoạch định chính sách phù hợp cho sự ra đời và giám sát hoạt động của thị trường trong tương lai. Hiện nay, chúng ta đã có thị trường chứng khoán và cho phép các ngân hàng thương mại tham gia giao dịch quyền chọn về ngoại tệ. Do đó, đây là cơ hội để chúng ta giới thiệu về thị trường kỳ hạn và thị trường quyền chọn của hàng hoá nông sản.

106

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá (Trang 111 - 113)