Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt động mua bán

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá (Trang 96 - 99)

hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Như đã phản ánh ở trên, pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH ở Việt Nam chưa đầy đủ và còn nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán hàng hoá qua SGDHH là điều cần thiết. Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII (2021) vừa qua đã yêu cầu “Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh”.

Với nội dung phức tạp của hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH, ngoài yêu cầu tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền thì việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH phải dựa trên những phương hướng cơ bản sau:

3.1.1 Hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá theo yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hàng hoá theo yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam

Quá trình hình thành, phát triển các hoạt động thương mại và pháp luật về hoạt động này bắt nguồn và bị chi phối bởi những điều kiện khách quan của nền kinh tế. Do vậy, việc đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về các hoạt động thương mại cần dựa trên những đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Điều này cũng nhất quán với đường lối chỉ đạo của Đảng trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII (2021), cụ thể: “Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế

90

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Theo đó, nền kinh tế thị trường ở nước ta ngoài việc chú trọng vấn đề tăng trưởng kinh tế theo các nguyên tắc, quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu, thì còn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và đảm bảo hài hoà các vấn đề xã hội.

Có thể khẳng định hoạt động mua bán hàng hoá qua SGDHH là một “sản phẩm” đặc biệt của nền kinh tế thị trường, do đó, để hoạt động này hình thành và phát triển, đòi hỏi các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường phải được tôn trọng như thương mại phải được tự do hoá; giá cả trên thị trường phải được hình thành hoàn toàn tự do trên cơ sở quan hệ cung cầu và Nhà nước phải hạn chế sự can thiệp vào cơ chế hình thành giá [17, tr. 152].

Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán hàng hoá qua SGDHH cần phù hợp với đặc thù của nền kinh tế nước ta, có nghĩa là không chỉ chú trọng đến việc bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và đầu cơ về giá hàng hóa trong tương lai, mà còn hướng đến việc thiết lập một thị trường đầu tư minh bạch và một thiết chế bảo vệ nhà đầu tư hiệu quả. Tuy nhiên, trong bối cảnh các điều kiện về kinh tế - xã hội ở Việt Nam vẫn chưa thật sự hội tụ đầy đủ cho sự phát triển của SGDHH thì sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động mua bán hàng hoá qua SGDHH vẫn cần thiết. Điều này trước tiên nhằm đảm bảo khả năng quản lý của Nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hoá vẫn còn tương đối mới mẻ, hấp dẫn nhưng cũng đầy rủi ro này; mặt khác để định hướng cho các thương nhân làm quen, tích luỹ kinh nghiệm khi giao dịch tại đây. Sau khi các hoạt động mua bán hàng hoá qua SGDHH bắt đầu ổn định thì Nhà nước sẽ giảm dần đến mức tối đa sự can thiệp của mình để thị trường hoạt động theo đúng quy luật cung cầu [17, tr. 154].

3.1.2 Hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá theo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hàng hoá theo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Trong hơn hai thập kỷ đổi mới, Việt Nam đã và đang tiến những bước dài trong quá trình hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế với khu vực và thế giới nói riêng, thể hiện qua các cột mốc quan trọng như: gia nhập Hiệp hội các

91

quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995; trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006; Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), gọi tắt là Hiệp định EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu năm 2020…

Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII (2021) vừa qua tiếp tục khẳng định chủ trương “Triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” mà các Văn kiện của Đảng trước đây đã từng đề cập và nhấn mạnh.

Có thể thấy, hội nhập kinh tế quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của kinh tế quốc tế, vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế Việt Nam. Xuất phát từ các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế nêu trên, việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH nói riêng cần đứng trên quan điểm xích lại gần hơn với thông lệ và tập quán thương mại quốc tế, đáp ứng các yêu cầu của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là các quy định của WTO. Đồng thời, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH cần tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước có bề dày lịch sử phát triển thị trường hàng hóa giao sau.

Mặc dù ra đời rất muộn và trên nền tảng kinh tế thị trường đang phát triển, pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH ở Việt Nam cần đề ra những nguyên tắc chung, thống nhất và tương đồng với pháp luật các nước khi điều chỉnh hoạt động này. Cụ thể, các nguyên tắc tổ chức hoạt động của thị trường cần được tôn trọng; phương thức giao dịch giao ngay vẫn được áp dụng, nhưng chủ yếu hướng tới giao dịch tương lai; các bộ phận giao dịch cần được vận hành đồng bộ, thông suốt để đảm bảo giao dịch hiệu quả… Bên cạnh đó, cần ban hành hệ thống các quy phạm đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của Việt Nam để điều chỉnh các quan hệ phái sinh. Có như vậy, hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH Việt Nam mới đủ sức hấp dẫn không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà còn thu hút các

92

nhà đầu tư trong khu vực và trên thế giới tham gia.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)