Quy định về khái niệm các chủ thể tham gia giao dịch

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá (Trang 53 - 55)

2.2 Thực trạng pháp luật về các chủ thể tham gia mua bán giao dịch qua Sở

2.2.1Quy định về khái niệm các chủ thể tham gia giao dịch

2.2.1.1. Những người có nhu cầu mua, bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá (hay còn gọi là khách hàng)

Theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì “Khách hàng là tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của SGDHH, thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá qua SGDHH thông qua việc uỷ thác cho thành viên kinh doanh

của SGDHH”. Như vậy, khách hàng khi có nhu cầu mua, bán hàng hóa qua SGDHH

chỉ tham gia vào một quan hệ, đó là quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa; còn thành viên kinh doanh của SGDHH tham gia vào hoạt động này với tư cách vừa là bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa với khách hàng, vừa là người mua, người bán hàng hóa trong quan hệ mua bán hàng hóa qua SGD.

Ngoải ra, theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 158/2006/NĐ-CP, thành viên kinh doanh của SGDHH có quyền hoạt động tự doanh, mua bán hàng hóa qua SGDHH cho chính mình nhằm mục đích lợi nhuận. Khi đó, họ có tư cách của người có nhu cầu mua, bán hàng hóa qua SGDHH hay khách hàng. Do vậy, việc Nghị định

47

158/2006/NĐ-CP quy định: “Khách hàng là tổ chức, cá nhân không phải là thành

viên của SGDHH…” là chưa thật sự hợp lý, chưa bao quát hết các trường hợp tham

gia của các chủ thể và chỉ phù hợp khi những người mua, người bán hàng hóa không phải là thành viên kinh doanh của SGDHH. Vì vậy, trong tương lai, quy định này cần được xem xét, chỉnh sửa để đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với thực tiễn hơn. 2.2.1.2. Thương nhân kinh doanh (hay còn gọi là thành viên kinh doanh) của Sở giao

dịch hàng hoá

Luật Thương mại năm 2005 không quy định về thành viên kinh doanh của SGDHH, nhưng Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Nghị định 51/2018/NĐ-CP lại quy định về thành viên này khá chi tiết. Theo đó, thành viên kinh doanh của SGDHH là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật và có quyền nhận ủy thác mua bán hàng hóa qua SGDHH cho khách hàng cũng như hoạt động tự doanh. Như vậy, khi nhận ủy thác, thành viên kinh doanh của SGDHH vừa tham gia quan hệ ủy thác với tư cách là bên nhận ủy thác; vừa tham gia quan hệ mua bán hàng hóa qua SGDHH với tư cách người mua, người bán hàng hóa theo ủy thác của khách hàng.

2.2.1.3. Thương nhân môi giới (hay còn gọi là thành viên môi giới) của Sở giao dịch hàng hoá

Theo Luật Thương mại năm 2005, Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Nghị định 51/2018/NĐ-CP, thành viên môi giới của SGDHH phải là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, thỏa mãn các điều kiện luật định và thực hiện hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua SGDHH. Thành viên môi giới chỉ được thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hàng hóa qua SGDHH và không được phép là một bên của hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH (Khoản 2 Điều 69 Luật Thương mại năm 2005). Như vậy, thành viên môi giới giữu vai trò môi giới mua bán hàng hóa qua SGDHH và cũng chỉ họ mới được thực hiện hoạt động này trên SGD. Tuy nhiên, vì mua bán hàng hóa qua SGDHH là hoạt động mua bán hàng hóa tương lai qua trung gian, thực hiện theo phương thức khớp lệnh tập trung, người

48

bán, người mua không cần phải biết nhau, không giao dịch trực tiếp với nhau mà giao dịch qua thành viên kinh doanh của SGD. Vì vậy, thành viên môi giới có khả năng thực hiện vai trò của mình trong hai trường hợp: (1) Môi giới giữa người có nhu cầu mua và người có nhu cầu bán hàng hóa qua SGDHH; hoặc (2) Môi giới giữa khách hàng với thành viên kinh doanh của SGDHH.

Như vậy, có thể thấy mỗi chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH đều có một vai trò khác nhau, nhưng giữa họ lại có mối quan hệ vô cùng mật thiết. Chẳng hạn như khách hàng chỉ có thể thực hiện giao dịch khi thông qua thành viên kinh doanh (có thể thông qua thành viên môi giới nếu cần) của SGD, vì chỉ thành viên kinh doanh mới đủ khả năng tài chính và độ tín nhiệm để thiết lập giao dịch qua SGDHH; ngược lại, thành viên kinh doanh, thành viên môi giới thông qua việc làm dịch vụ cho khách hàng sẽ được hưởng thù lao dịch vụ. Nếu chỉ có một nhóm chủ thể thực hiện dịch vụ tham gia mua bán, quan hệ mua bán hàng hóa qua SGDHH có thể không diễn ra, hoặc diễn ra ở mức độ thấp, không thể hình thành thị trường giao dịch tập trung quy mô lớn.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá (Trang 53 - 55)