Quy định về điều kiện trở thành chủ thể giao dịch

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá (Trang 55 - 61)

2.2 Thực trạng pháp luật về các chủ thể tham gia mua bán giao dịch qua Sở

2.2.2Quy định về điều kiện trở thành chủ thể giao dịch

2.2.2.1. Đối với khách hàng

Để trở thành chủ thể của quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa qua SGDHH, đối với tổ chức thì phải là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp; đối với cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Những điều kiện này không được quy định cụ thể trong Luật Thương mại năm 2005 hay các văn bản hướng dẫn thi hành, mà được quy định trong Bộ luật Dân sự với tư cách là văn bản pháp luật quy định chung về hợp đồng (Điều 14, 15, 19 và 86). Bên cạnh đó, đối với thành viên kinh doanh của SGDHH có quyền hoạt động tự doanh thì phải thỏa mãn các điều kiện mà pháp luật đặt ra với tư cách khách hàng, chứ không phải với tư cách chủ thể thực hiện dịch vụ trung gian.

Cùng với điều kiện về chủ thể, khách hàng tham gia mua bán hàng hóa qua SGDHH phải thỏa mãn các điều kiện về vốn, tức là khoản tiền ký quỹ giao dịch.

49

Khoản tiền này phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa mà khách hàng đặt mua trên SGD, trong đó bao gồm cả tiền thù lao dịch vụ khách hàng phải trả cho thành viên kinh doanh khi ủy thác giao dịch. Tiền ký quỹ mà khách hàng phải có khi muốn giao dịch qua SGDHH bao gồm ký quỹ ban đầu và ký quỹ duy trì, nhưng thông thường chỉ bằng một phần giá trị giao dịch và có ý nghĩa bảo đảm giao dịch. Vì vậy, người mua, người bán hàng hóa có thể mua, bán được nhiều hàng hóa hơn, trong khi cùng khoản tiền mà mình sở hữu, họ chỉ có thể mua được một lượng hàng hóa ít hơn rất nhiều nếu thực hiện giao dịch hàng hóa giao ngay.

2.2.2.2. Đối với thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hoá

Thành viên kinh doanh không được quy định trong Luật Thương mại năm 2005 mặc dù đây là chủ thể rất quan trọng trong hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH. Một chủ thể muốn trở thành thành viên kinh doanh của SGDHH thì phải thỏa mãn các điều kiện theo Điều 21 Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Khoản 21 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP, cụ thể:

(i) Hình thức pháp lý

Thành viên kinh doanh của SGDHH không phải là cá nhân mà tồn tại dưới hình thức các tổ chức kinh tế thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Thành viên kinh doanh có thể tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt hình thức sở hữu, quốc tịch… của các nhà đầu tư.

(ii) Vốn điều lệ

Các nhà làm luật đã sửa đổi khái niệm “vốn pháp định” thành “vốn điều lệ” trong quy định về vốn đối với thành viên kinh doanh để đảm bảo tính nhất quán trong việc sử dụng các thuật ngữ pháp lý được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Theo đó, số vốn điều lệ tối thiểu đối với thành viên kinh doanh là từ 75 tỷ đồng trở lên. Đây là vốn khá lớn đối với thành viên kinh doanh SGDHH nhằm đảm bảo năng lực tài chính của thành viên; qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể thiết lập giao dịch. Tuy nhiên, với mức vốn này, rất khó tạo điều kiện

50

cho các doanh nghiệp nhỏ, vốn ít trở thành thành viên kinh doanh của SGD. Hơn nữa, đây chưa chắc là cơ sở đảm bảo quyền lợi cho các đối tác liên quan, bởi vì với nguồn vốn này, họ có thể đặt và thực hiện các giao dịch có giá trị gấp nhiều lần mức vốn mà pháp luật quy định.

(iii) Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của SGDHH

Quy định này cũng tăng cường vai trò và tính tự chủ trong hoạt động của các SGDHH, miễn là nội dung Điều lệ hoạt động của SGDHH phải phù hợp với pháp luật về SGDHH. Là một thành viên của SGDHH, thành viên kinh doanh sẽ phải đáp ứng các điều kiện nhất định mà từng SGDHH đặt ra và phải được sự chấp thuận của SGDHH; nếu từ chối, SGDHH phải trả lời thành viên kinh doanh bằng văn bản và nêu rõ lý do. Khi tham gia vào mỗi giao dịch, thành viên kinh doanh phải ký quỹ giao dịch và nộp phí giao dịch để đảm bảo giao dịch theo quy định trong Điều lệ hoạt động của SGDHH (Khoản 7, 8, 9 và 10 Điều 3 Nghị định 158/2006/NĐ-CP). Điều kiện ký quỹ giao dịch là điều kiện quan trọng đối với thành viên kinh doanh; tuy nhiên, pháp luật không quy định chi tiết mà dành cho Điều lệ hoạt động của SGDHH quy định cụ thể.

Ngoài ra, quy định về trình độ của người quản lý đã được loại bỏ theo Nghị định 51/2006/NĐ-CP. Quy định về trình độ của người quản lý là không hoàn toàn hợp lý, bởi vì kinh doanh, đầu tư trên SGDHH là hoạt động phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của những người tham gia, đặc biệt là người quản lý điều hành. Để chứng tỏ họ có đủ khả năng, những người quản lý phải có chứng chỉ hành nghề, song vấn đề này chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.

2.2.2.3. Đối với thành viên môi giới của Sở giao dịch hàng hoá

Điều 19 Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Khoản 20 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP quy định điều kiện trở thành và chấm dứt tư cách của thành viên môi giới của SGDHH tương tự như thành viên kinh doanh, nhưng điều kiện về vốn điều lệ tối thiểu là 5 tỷ đồng trở lên. Khi thỏa mãn điều kiện, cũng như thành viên kinh doanh, thành viên môi giới phải được sự chấp thuận của SGDHH. Các quy định về

51

điều kiện trở thành thành viên môi giới của SGDHH là cần thiết và có ý nghĩa đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể tham gia.

Từ những phân tích trên, một điều dễ thấy là Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định 158/2006/NĐ-CP điều chỉnh không đồng bộ về thành viên kinh doanh và thành viên môi giới. Luật Thương mại năm 2005 quy định về thành viên môi giới nhưng không đề cập tới thành viên kinh doanh. Còn Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì quy định chi tiết về thành viên kinh doanh, nhưng về thành viên môi giới thì chỉ hướng dẫn cụ thể quy định của Luật Thương mại năm 2005 về điều kiện trở thành thành viên môi giới; quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới được Nghị định 158/2006/NĐ-CP dẫn chiếu áp dụng trở lại Luật Thương mại năm 2005. Từ việc điều chỉnh không đồng bộ về thành viên kinh doanh và thành viên môi giới dẫn đến việc quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới không được đầy đủ như quy định đối với thành viên kinh doanh; và khái niệm “hoạt động môi giới” – hoạt động mà chỉ thành viên môi giới được thực hiện trong hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH chưa được giải thích cụ thể, trong khi các khái niệm “hoạt động tự doanh” và “nhận ủy thác” – hai hoạt động của thành viên kinh doanh trong mua bán hàng hóa qua SGDHH lại được làm rõ.

Mặc dù có sự bất cập trong việc điều chỉnh của các văn bản quy pháp pháp luật, nhưng theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều kiện đối với các chủ thể tham gia mua bán hàng hóa qua SGDHH khá phù hợp với vai trò, chức năng của từng chủ thể giao dịch và điều kiện kinh tế xã hội hiện tại của nước ta. Tuy nhiên, nếu so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới – những nước đã phát triển thị trường SGDHH trước Việt Nam hàng trăm năm hoặc những nước có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng với nước ta, các quy định về điều kiện trở thành chủ thể giao dịch theo pháp luật Việt Nam có một số điểm khác biệt cơ bản.

Về địa vị pháp lý và vai trò của thành viên môi giới, theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì trong hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH, thành viên kinh doanh giữ vai trò quan trọng nhất bởi họ là

52

người tạo lập thị trường và thực hiện các nghiệp vụ mua bán. Tuy nhiên, theo pháp luật của một số nước thì thành viên môi giới được hiểu là những chủ thể quan trọng trong thị trường mua bán hàng hóa qua SGDHH, là người kết nốt các giao dịch kỳ hạn, giao dịch quyền chọn giữa người bán và người mua; còn thành viên kinh doanh không được thực hiện các hoạt động làm trung gian mua bán cho khách hàng. Khi đề cập tới “trung gian môi giới” trong thị trường mua bán hàng hoa qua SGDHH, trong cuốn sách “Thị trường hàng hóa giao sau” của Viện Nghiên cứu thương mại – Bộ Thương mại có nội dung như sau: “Tất cả các nhà giao dịch có mặt ở SGD kỳ hạn đều hoặc là trung gian ăn hoa hồng hoặc là người buôn bán tự do. Trung gian hoa hồng đơn giản là người thực hiện các giao dịch cho người khác. Trung gian hoa hồng có thể là một nhà buôn bán độc lập thực hiện các giao dịch cho cá nhân, tổ chức hoặc là đại diện giao dịch cho một hãng trung gian lớn. Trong ngành buôn bán kỳ hạn các hãng trung

gian này được gọi là Hãng buôn Hoa hồng kỳ hạn (FCM)…” [14].

Hay theo Luật mua bán hàng hóa tương lai của Singapore (sửa đổi năm 2001) cũng quy định tại Phần I – Mục 2: Giải thích như sau: “Người môi giới hàng hóa tương lai là một người có thể nhân danh mình hoặc đại diện cho người khác thực hiện các hoạt động mời chào hoặc chấp nhận đơn hàng để mua bán hàng hóa theo

một hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai ở một SGDHH tương lai” [26].

Luật về SGD hàng hóa nông sản Thái Lan (2001) cũng quy định rõ “Người môi giới kỳ hạn là người được Tổng thư ký cấp phép hoạt động trong lĩnh vực môi

giới và chấp thuận các lệnh mua hoặc bán của khách hàng” (Điều 3); và “Người

được cấp giấy phép môi giới kỳ hạn coi như đã có giấy phép Giao dịch kỳ hạn” (Điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29) [28].

Như vậy, so sánh với pháp luật của hai quốc gia phát triển trong khu vực Đông Nam Á là Singapore và Thái Lan, có thể thấy thành viên môi giới của SGDHH có tư cách pháp lý, vị trí và vai trò cao hơn so với thành viên môi giới theo pháp luật Việt Nam.

Liên quan đến điều kiện để trở thành thành viên SGDHH, Luật hiện đại hàng hóa tương lai Mỹ (2000), thành viên của SGDHH có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Một

53

cá nhân muốn trở thành thành viên của SGDHH phải thỏa mãn các điều kiện: “Phải từ 21 tuổi trở lên, có phẩm chất đạo đức và khả năng tài chính có thể chấp nhận được. Những thành viên tương lai này phải đăng ký tư cách thành viên tại SGDHH

và được SGDHH chấp thuận” [25]. Như vậy, luật của Mỹ chỉ quy định về thành viên

của SGDHH mà không chia thành thành viên kinh doanh và thành viên môi giới. Hơn nữa, thành viên của SGDHH theo pháp luật của quốc gia này không nhất thiết phải là doanh nghiệp. Tuy nhiên, xem xét điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay thì quy định thành viên SGDHH phải là doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp là phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và pháp luật. Thông thường, doanh nghiệp thường có khả năng đáp ứng các điều kiện về tài chính tốt hơn so với các chủ thể khác như cá nhân. Đặc biệt, do điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam còn thấp, thị trường giao dịch tương lai còn non trẻ, khả năng quản lý các chủ thể tham gia giao dịch còn hạn chế nên quy định như vậy là phù hợp. Sau một thời gian hoạt động hiệu quả, các nhà lập pháp có thể học hỏi, cân nhắc và xem xét về việc mở rộng đối tượng là chủ thể tham gia giao dịch như pháp luật Mỹ.

Luật mua bán hàng hóa tương lai của Singapore (sửa đổi năm 2007), đối tượng có quyền trở thành người môi giới hàng hóa tương lai của Trung tâm giao dịch hàng hóa tương lai Singapore là tổ chức và cá nhân không nằm trong các trường hợp bị từ chối cấp mới hoặc cấp lại giấy phép. Các trường hợp bị Hội đồng từ chối cấp mới hoặc cấp lại giấy phép được quy định tại Phần 15 của Luật, theo đó, rất nhiều tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện trở thành người môi giới hàng hóa tương lai. Như vậy, Luật của Singapore không đưa ra các điều kiện cụ thể đối với chủ thể muốn trở thành người môi giới hàng hóa tương lai, mà chỉ đưa ra các trường hợp mà nếu rơi vào một trong các trường hợp đó, tổ chức hoặc cá nhân sẽ không được cấp phép trở thành người môi giới hàng hóa tương lai [26]. Cách quy định này vừa thể hiện sự tôn trọng quyền tự do kinh doanh của cá nhân, tổ chức trong khuôn khổ pháp luật, vừa là cơ sở pháp lý để Nhà nước quản lý hoạt động của các chủ thể muốn trở thành thành viên của SGDHH. Trở lại với pháp luật Việt Nam, việc quy định các điều kiện cụ thể đối với từng thành viên của SGDHH là hết sức cần thiết vì hiện nay SGDHH ở Việt Nam

54

mới “chập chững” hoạt động nên chứng ta cần phải quản lý chặt chẽ để tránh những tiêu cực có thể phát sinh.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá (Trang 55 - 61)