Quy định về nội dung các loại hợp đồng

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá (Trang 77 - 96)

2.3 Thực trạng pháp luật về các hợp đồng có liên quan đến hoạt động mua

2.3.2Quy định về nội dung các loại hợp đồng

2.3.2.1. Nội dung của hợp đồng kỳ hạn

Theo các quy định của pháp luật hiện hành và dựa vào kinh nghiệm giao dịch hàng hóa tương lai của các nước cũng như thực tiễn giao dịch hàng hóa tương lai của các thưong nhân và các nhà môi giới Việt Nam trên các SGDHH nước ngoài, hợp đồng kỳ hạn có thể bao gồm các nội dung chính sau:

71

Đối tượng của hợp đồng kỳ hạn là hàng hóa (commodities), khi các bên giao kết hợp đồng kỳ hạn hướng tới việc giao, nhận hàng trên SGDHH. Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng rất đa dạng, chủ yếu là các hàng hóa đã có sẵn và phục vụ cho mục đích giao ngay thì đối tượng của hợp đồng kỳ hạn bị giới hạn, chủ yếu thuộc ba nhóm hàng: nông sản, năng lượng và kim loại. Đây là những mặt hàng tồn tại sự biến động lớn về giá cả và luôn tuân theo quy luật cung – cầu mà không chủ thể nào có thể chi phối được. Về mặt lý thuyết, không có sự hạn chế về loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường hàng hóa tương lai. Tuy nhiên, thực tiễn giao dịch hàng hóa tương lai cho thấy, những hàng hóa có sư biến động lớn về giá cả và dễ bị ảnh hưởng từ sự thay đổi của thị trường là những hàng hóa phát sinh nhu cầu mua bán hàng hóa tương lai nhiều nhất [5, tr.11].

Trước đây, Quyết định số 4361/QĐ-BCT được Bộ Công thương ban hành ngày 18/8/2010 về việc công bố Danh mục hàng hoá được phép giao dịch qua SGDHH, đối tượng cụ thể được mua bán trong hợp đồng mua bán hàng hoá qua SGDHH chỉ bao gồm: cà phê, cao su và thép với các quy định chi tiết về đặc tin sản phẩm, quy chuẩn kỹ thuật và mã ngành. Tuy nhiên, văn bản hướng dẫn này lại tỏ ra hạn chế lớn trong khi có rất nhiều mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như: gạo, hồ tiêu, hạt điều… chưa được phép giao dịch trên SGDHH. Dĩ nhiên, vấn đề cẩn trọng trong việc xác định các mặt hàng tham gia thị trường, tránh sự đầu tư ồ ạt và không có trọng điểm cũng có cơ sở riêng. Song nếu không mở rộng các mặt hàng được phép giao dịch, đồng nghĩa với việc chúng ta đang tự giới hạn khả năng của các doanh nghiệp có thể tham gia thị trường. Hơn nữa, dường như Việt Nam đang lãng phí trong việc tận dụng các thế mạnh đa dạng về hàng hoá nông sản sẵn có của mình nhằm bảo hộ các nhà sản xuất và nhà đầu tư trong nước.

Tuy nhiên, Nghị định số 51/2018/NĐ-CP được ban hành đã có quy định mở rộng danh mục hàng hóa kinh doanh niêm yết trên SGDHH (Khoản 26 Điều 1) theo hướng: (1) Đối với các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện, hạn chế kinh doanh, SGDHH phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền chấp thuận để niêm yết giao dịch; (2) Đối với những mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa bị

72

cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, SGDHH có trách nhiệm gửi một bộ hồ sơ thông báo với Bộ Công Thương trước khi chính thức niêm yết giao dịch 30 ngày.

Tuy nhiên, hiện nay, danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện vẫn chưa thực sự thống nhất. Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định về danh mục này vẫn có hiệu lực nhưng nhiều nội dung trong danh mục này hiện đang trái với Luật Đầu tư. Do đó, sẽ hợp lý hơn nếu Nghị định số 51/2018/NĐ-CP liệt kê rõ các loại hàng hóa không được mua bán qua sở giao dịch ngay thay vì dẫn chiếu đến danh mục bị cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh.

Qua nghiên cứu pháp luật một số nước trên thế giới, quy định hàng hóa là đối tượng của hợp đồng kỳ hạn khá đa dạng. Theo Luật mua bán hàng hóa tương lai của bang Otario, Canada (ban hành năm 1990, sửa đổi lần cuối năm 2010) thì: “Hàng hóa được hiểu là hàng hóa nông sản, lâm sản, hải sản, khoáng sản, kim loại, nhiên liệu hydrocarbon, tiền tệ hoặc đá quý, và bất kỳ một loại hàng hóa, vật phẩm, dịch vụ quyền hoặc lợi ích, dù ở dạng gốc hay đã qua chế biến được lựa chọn làm hàng

hóa theo các quy định trong Luật này” [24]. Với quy định này, Bang Otario, Canada

đã có những quy định mở rộng đối tượng của hợp đồng tương lai hơn so với pháp luật Việt Nam. Các loại hàng hoá được giao dịch qua SGDHH không chỉ dừng lại ở những mặt hàng nông sản, năng lượng và kim loại mà còn mở rộng ra nhiều loại mặt hàng khác nhau ở dạng sản phẩm hay dịch vụ, dù ở dạng gốc hay đã qua chế biến. Điều này cũng dễ dàng lý giải, bởi lẽ với bang Otario của Canada, hoạt động mua bán hàng hóa tương lai đã tồn tại lâu đời và mang tính chất chuyên nghiệp, còn với Việt Nam chúng ta, hoạt động này mới ở giai đoạn manh nha phát triển, năng lực hiểu biết cũng như cơ sở vật chất chưa hoàn thiện nên pháp luật cần giới hạn một số mặt hàng thế mạnh trước tiên, nhằm đảm bảo bước đi vững chắc hơn cho hoạt động mua bán hàng hóa tương lai sau này.

Cũng có ý kiến cho rằng, hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH là hoạt động mua bán hàng hóa qua tương lai, do đó, đối tượng của hợp đồng kỳ hạn phải là

73

những hàng hóa sẽ hình thành trong tương lai như lúa non, cà phê trước vụ thu hoạch… Tuy nhiên, tác giả không hoàn toàn đồng ý với quan điểm này bởi lẽ, phần lớn hàng hóa hình thành trong tương lai là đối tượng của hợp đồng kỳ hạn, nhưng chúng không chiếm toàn bộ tỉ lệ. Trên thực tế, có những hợp đồng kỳ hạn vẫn giao dịch những hàng hóa đã tồn tại tại thời điểm giao kết hợp đồng. Hơn nữa, cần nhấn mạnh rằng bản chất của hợp đồng kỳ hạn là cam kết mua bán với giá cả tại thời điểm giao kết hợp đồng, còn việc giao nhận hàng hóa diễn ra trong tương lai trong tương lai; đồng thời, mục đích bảo hộ rủi ro giá cả mới chính là ý nghĩa quan trọng của hình thức hợp đồng này.

Ngoài đối tượng là những hàng hóa thỏa mãn các yêu cầu của SGDHH, khi hợp đồng này hướng tới việc giao và nhận hàng thực trên SGD, hầu hết các trường hợp khi người bán, người mua trong hợp đồng không hướng tới việc giao và nhận hàng thực qua sở mà dùng hợp đồng này để đầu cơ về giá hàng hóa nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Lúc này, các bên hướng tới việc mua bán, trao đổi các công cụ tài chính phái sinh mà không giao dịch hàng thực. Đây mới là đối tượng giao dịch chủ yếu tại các SGDHH trên thế giới hiện nay.

(ii) Tháng giao hàng theo hợp đồng

Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành đều không có quy định cụ thể về tháng giao hàng theo hợp đồng. Thông thường, tháng giao hàng sẽ được quy định tại một số tháng cụ thể trong năm. Trong trường hợp các loại hàng hóa phải thu hoạch như đối với hàng nông sản, SGDHH thường xác lập các tháng giao hàng tương ứng với tháng thu hoạch. Tháng giao hàng chính là mốc để các bên xác định thời gian hết hạn của hợp đồng, từ đó có phương án cho việc thu hoạch hoặc sản xuất đảm bảo kịp tiến độ giao hàng thực; đối với các nhà đầu cơ, tháng giao hàng chính là căn cứ để họ đưa ra những phương án đầu cơ thích hợp.

Ở Việt Nam, các SGDHH cũng xác lập những tháng giao hàng cụ thể đối với từng loại hàng hóa được phép giao dịch. Chẳng hạn hợp đồng kỳ hạn về cà phê Robusta giao dịch tại BCCE được giao hàng vào các thán 1, 3, 5, 7, 9, 11. Tại VNX,

74

hợp đồng kỳ hạn về cà phê Robusta (VRC) có tháng giao hàng giống như tại BCCE. Đối với mặt hàng thép cuộn cán nóng (VNHRC) và cao su tờ xông khói (VRSS3) thì giao hàng trong 06 tháng liên tiếp [12].

Việc Luật Thương mại năm 2005 không đưa ra quy định cụ thể về tháng giao hàng theo hợp đồng là hợp lý vì điều này tạo điều kiện cho các SGDHH trong nước chủ động thiết lập những hợp đồng kỳ hạn phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng, với đặc tính của sản phẩm, đặc biệt phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế của hàng hóa trong nước. Quy định này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế khi hầu hết pháp luật các nước trên thế giới đều để mở quy định này cho các SGDHH tự lựa chọn.

(iii) Giá cả trong hợp đồng

Khi ký kết một hợp đồng, một trong những điều các bên đặc biệt quan tâm là giá cả trong hợp đồng. Có thể nói, giá cả chính là cơ sở để xác định mức lỗ lãi mà các bên có thể đạt được. Xa hơn, việc nắm bắt và tận dụng đúng những thời cơ về giá còn phản ánh được chiến lược cũng như năng lực của các nhà bảo hộ, nhà đầu cơ khi tham gia ký kết hợp đồng. Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường, giá cả được xác định là giá giao ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng, hay nói cách khác đó là giá trên thị trường hiện thời hoặc giá thành thanh toán ngay thì đối với hợp đồng kỳ hạn tại SGDHH, giá cả ở đây là giá giao sau. Điều này có nghĩa giá cả ở đây không phải giá cả thị trường tại thời điểm ký kết hợp đồng, cũng không phải giá trong tương lai, mà đây chính là giá được trả tại thời điểm ký kết hợp đồng mà các bên có thể chấp nhận (giá dự kiến). Giá này được tính dựa trên mức giá giao ngay và một số thông số khác phỏng đoán về mức tăng, giảm của giá cả hàng hóa tính cho đến thời điểm hàng thực sự được giao và nhận. Khi ký kết hợp đồng kỳ hạn, bên bán kỳ vọng giá sản phẩm sẽ giảm trong tương lai và bên mua kỳ vọng giá sẽ tăng trong tương lai. Nếu giá hàng hóa tại thời điểm xác định trong tương lai (thời điểm giao hàng) thấp hơn giá thỏa thuận theo hợp đồng đã kỳ hạn đã ký, bên bán hàng hóa được coi là thu được lợi nhuận. Ngược lại, nếu vào thời điểm tương lai, giá thị trường cao hơn giá đã đặt tại thời điểm mua và bán theo hợp đồng, lợi nhuận sẽ thuộc về bên mua.

75

Ngoài ra, đơn vị yết giá và bước nhảy về giá cũng được quy định trong hợp đồng. Theo đó, đơn vị yết giá chỉ đơn thuần là đơn vị mà theo đó giá được quy định. Ví dụ, cà phê Robusta được yết giá theo VNĐ/tấn và USD/tấn tại BCCE; hay tại VNX tất cả các mặt hàng đều được yết giá theo VNĐ. Bước nhảy về giá thường là đơn vị báo giá nhỏ nhất và những biến động giá tối thiểu không vượt qua bước nhảy về giá này. Ví dụ ở BCCE có quy định bước nhảy về giá là 1 USD/tấn đối với hợp đồng kỳ hạn cà phê Robusta, điều này có nghĩa là nếu yết giá là 20 USD/tấn thì thay đổi giá tối thiểu của một hợp đồng cũng chỉ diễn ra trong 1 USD/tấn, tương đương với giá lên 21 USD/tấn hoặc giá xuống 19 USD/tấn [3].

(iv) Quy mô hợp đồng hay số lượng đơn vị hàng hóa chuẩn cho mỗi hợp

đồng

Quy mô hợp đồng nghĩa là một đặc tính cơ bản của việc tiêu chuẩn hóa. Nó đề cập tới số lượng của hàng hóa được giao dịch trên mỗi hợp đồng và được các SGDHH quy định chặt chẽ. Số này được quy định khác nhau giữa các loại hàng hóa, có thể định danh là số thùng, số tấn, số kilogram… túy thuộc vào tính chất của từng loại hàng hóa. Quyết định quy mô hợp đồng là vấn đề quan trọng vì nếu quy mô quá nhỏ, nhà bảo hiểm và đầu cơ sẽ phải chịu chi phí giao dịch cao hơn vì việc giao dịch mỗi hợp đồng sẽ phải chịu một chi phí nhất định. Ngược lại, nếu quy mô quá lớn, các nhà đầu cơ và nhà bảo hiểm nhỏ sẽ không có khả năng tham gia thị trường, vì thế dẫn đến nguy cơ không có đủ số hợp đồng khớp nhau.

Quy mô hợp đồng cũng là một trong những điều khoản mở trong pháp luật Việt Nam, hay nói cách khác là Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định về vấn đề này. Quy mô của từng hợp đồng phù hợp với từng loại hàng hóa sẽ được các SGDHH quy định cho phù hợp với điều kiện hoạt động của mình. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời tạo tính chủ động cho các SGDHH trong việc điều hành và quản lý hoạt động mua bán hàng hóa tại sở mình.

76 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phẩm cấp cơ bản là phẩm cấp tiêu chuẩn của hàng hóa mà có thể được giao dịch trên một hợp đồng kỳ hạn. Nó được xác định bởi SGD mà các bên tiến hành giao dịch. Đây là điều mà cả người mua và người bán đặc biệt quan tâm, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cảu họ. Đối với mua bán hàng hóa thông thường hay mua bán hàng hóa tương lai ngoài SGDHH, điều khoản này rất hay bị vi phạm dẫn đến tranh chấp giữa các bên. Tuy nhiên, đối với mua bán hàng hóa qua SGDHH, mỗi sở đặt ra những quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn, phẩm cấp cơ bản của hàng hóa được giao dịch tại đây, và được hệ thống kho của sở kiểm định kỹ lưỡng khi nhận hàng từ người bán để giao cho người mua. Chính quy định này đã làm cho các giao dịch qua sở đạt độ chuẩn mực, qua đó bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia.

(vi) Phương thức giao hàng, thanh toán đối với giao dịch hàng thực hoặc

phương thức tất toán hợp đồng đối với giao dịch công cụ phái sinh

Đến thời điểm hợp đồng kỳ hạn đến hạn, nếu vẫn giữ hợp đồng, người bán có nghĩa vụ giao hàng cho Trung tâm giao nhận hàng hóa, còn người mua có nghĩa vụ nhận hàng ở đây (Khoản 1 Điều 65 Luật Thương mại năm 2005). Việc thanh toán và nhận tiền hàng được thực hiện tại Trung tâm thanh toán của SGD thông qua thành viên kinh doanh (đối với Việt Nam) hoặc thông qua chủ thể trung gian trực tiếp giao dịch (đối với các nước). Người bán, người mua hàng hóa không trực tiếp thanh toán và giao hàng cho nhau; nếu có tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ giao hàng hay thanh toán, họ cũng không chịu trách nhiệm trước mà SGDHH, cụ thể là Trung tâm giao nhận hàng hóa và Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ chịu trách nhiệm thông qua thành viên kinh doanh. Nếu đặt lệnh đối ứng để thoát khỏi vị thế trên SGDHH trước khi hợp đồng đến hạn, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên sẽ được Trung tâm thanh toán bù trừ của SGDHH bảo đảm. Họ sẽ được hưởng lợi nhuận hoặc chịu rủi ro sau khi tất toán các vị thể đối ứng và trừ đi chi phí giao dịch do SGDHH và thành viên kinh doanh đặt ra (theo tinh thần của Khoản 2, 3 Điều 65 Luật Thương mại năm 2005).

Như vậy, có thể thấy nội dung hợp đồng kỳ hạn không hoàn toàn giống nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường mà có nhiều đặc thù riêng. Những

77

nội dung này hầu như không được quy định trong Luật mua bán hàng hóa tương lai hay Luật về SGDHH ở các nước. Tuy nhiên, chính vì vậy mà Quy tắc giao dịch của SGDHH phải quy định cụ thể và chi tiết về những nội dung cơ bản của hợp đồng kỳ hạn để làm cơ sở giao dịch hợp đồng này khi SGDHH hoạt động ở Việt Nam.

2.3.2.2. Nội dung của hợp đồng quyền chọn

Tương tự như hợp đồng kỳ hạn, các nội dung của hợp đồng quyền chọn không được quy định cụ thể trong Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. SGDHH đầu tiên ở Việt Nam chưa bắt đầu hoạt động, vì vậy, chưa có các

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá (Trang 77 - 96)