Về tổ chức công tác kế toán NVL

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh quảng cáo Hoàng Phi (Trang 63 - 65)

3.1. Nhận xét về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quảng Cáo

3.1.1. Về tổ chức công tác kế toán NVL

Phƣơng pháp quản lý NVL

- Hiện tại, công ty đang áp dụng phương pháp Kê khai thường xuyên để hạch toán tổng hợp NVL. Kết hợp đồng thời với kế toán chi tiết NVL, để quản lý sự biến động tình hình nhập – xuất – tồn của NVL tại kho DN, Thủ kho đã sử dụng Thẻ kho để ghi chép NVL xuất – nhập – tồn theo số lượng theo phương pháp Thẻ song song.

 Việc DN áp dụng phương pháp Kê khai thường xuyên sẽ giúp theo dõi tình hình của NVL tồn kho được liên tục, thường xuyên và có hệ thống. Góp phần giúp cho kế toán chi tiết NVL và Thủ kho có thể theo dõi và giám sát chặt chẽ hơn tình hình biến động của NVL.

 Phương pháp Thẻ song song được Thủ kho áp dụng đơn giản ở khâu ghi chép, dễ hiểu và dễ làm, thuận tiện, dễ đối chiếu số liệu với kế toán để phát hiện ra sai sót. Đồng thời cung cấp thông tin cần thiết chính, xác kịp thời và thường xuyên cho Giám đốc.

Phƣơng pháp tính giá NVL

- Doanh nghiệp đã và đang áp dụng phương pháp Bình quân gia quyền cuối kỳ để tính giá xuất kho NVL. Áp dụng phương pháp này, DN chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ, đơn giản và dễ làm, giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán. Đây là phương pháp tỏ ra hiệu quả nhất so với các phương pháp tính giá NVL xuất kho trong điều kiện sản xuất của công ty. Nhất là khi giá cả vật tư đã và đang

SVTH: Trần Ngọc Diễm - Lớ Page 51 có xu hướng tăng thì áp dụng phương pháp này công ty có mức lãi nhiều hơn so với các phương pháp khác. Chính vì vậy, phương pháp này có khuynh hướng che dấu sự biến động về giá của vật tư.

- Tuy nhiên, trường hợp giá cả thị trường NVL có sự biến động lớn thì việc tính giá NVL xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chính xác. Độ chính xác của việc tính giá phụ thuộc vào tình hình biến động giá cả NVL. Vô hình chung công việc kế toán sẽ bị cộng dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng được yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Về việc hạch toán NVL

- Trong thời gian thực tập tại DN, em thấy kế toán NVL đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong việc theo dõi, ghi chép, hạch toán tình hình nhập – xuất – tồn của vật tư. Đồng thời định kỳ kết hợp với Thủ kho để kiểm tra, đối chiếu, sổ sách, chứng từ nhằm phát hiện những chênh lệch, sai sót, ngăn ngừa và xử lý kịp thời.

- Quy trình hạch toán cũng như sổ sách, chứng từ ghi chép đều được tuân thủ theo đúng quy định hiện hành. Linh hoạt trong việc điều chỉnh sổ sách và chứng từ, tài khoản phù hợp với đặc điểm sản xuất của DN.

- Tuy nhiên, công việc hạch toán NVL đôi khi còn mang nặng tính thủ tục rườm rà. Thực tế phát sinh tại DN có những trường hợp mua NVL xuất thẳng đến xưởng để sản xuất mà không qua kho, nhưng kế toán không hạch toán thẳng vào chi phí NVL trực tiếp sản xuất mà tiến hành thủ tục nhập kho sau đó mới làm thủ tục xuất kho NVL để sản xuất gây tốn nhiều thời gian và công sức cho kế toán cũng như Thủ kho.

Kiến nghị và giải pháp

- Theo em, DN có thể xem xét bỏ thủ tục xuất nhập kho nếu trường hợp có NVL không nhất thiết phải nhập qua kho mà làm thủ tục xuất thẳng vào xưởng để sản xuất. Trong trường hợp đó, chứng từ dung để ghi nhận NVL xuất thẳng để sản xuất là Hóa đơn GTGT khi mua hàng và Biên bản giao nhận hàng giữa bộ phận giao hàng với bộ phận sản xuất. Với cách làm này sẽ giúp kế toán không bị hao phí thời gian cũng như công sức.

Về luân chuyển chứng từ

- Song song với tình hình nhập – xuất – kho NVL thường xuyên nhằm đảm bảo yêu cầu sản xuất của DN là việc luân chuyển chứng từ giữa Phòng thiết kế (Kế hoạch mua NVL), Phòng kế toán và Thủ kho cũng diễn ra thường xuyên. Với số lượng cũng như lần nhập NVL diễn ra xuyên suốt luôn đi đôi với số lượng chứng từ phát sinh giữa các bộ phận nhiều nhưng trên thực tế giữa các phòng ban bộ phận không có Sổ giao nhận chứng từ, dễ xảy ra tình trạng mất mát, thất thoát chứng từ.

SVTH: Trần Ngọc Diễm - Lớ Page 52  Kiến nghị và giải pháp

- Tại DN nên lập Sổ giao nhận chứng từ khi luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận với nhau nhằm kiểm soát chặt chẽ tình hình chứng từ phát sinh, ngăn chặn những rủi ro thất thoát chứng từ. Mỗi khi tiến hành lưu chuyển chứng từ, các bên giao nhận sẽ ký xác nhận vào sổ. Trường hợp mất chứng từ có thể kiểm soát, đồng thời truy cứu trách nhiệm và có biện pháp xử lý đúng người, đúng bộ phận. Cách làm này sẽ giúp DN có thể kiểm soát chặt hơn các chứng từ phát sinh thực tế hàng ngày, hơn nữa, góp phần nâng cao trách nhiệm trong công việc cho các bộ phận nói chung cũng như từng nhân viên trong công ty nói riêng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh quảng cáo Hoàng Phi (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)