Đánh giá nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh quảng cáo Hoàng Phi (Trang 43 - 44)

2.4. Thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty

2.4.3. Đánh giá nguyên vật liệu

- Đánh giá NVL là xác định giá trị của chúng theo một nguyên tắc nhất định. Và thường trong các DN hiện nay nói chung và Công ty Quảng Cáo Hoàng Phi nói riêng thường dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của chúng trong công tác hạch toán nhập xuất hằng ngày. Doanh nghiệp tuân thủ theo các nguyên tắc:

Nguyên tắc giá gốc: Nguyên vật liệu là hàng tồn kho nên theo chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho thì NVL phải được đánh giá theo nguyên tắc giá gốc. NVL gồm nhiều loại và được nhập từ nhiều nguồn khác nhau nên mỗi loại có một mức giá gốc khác nhau. Đối với hình thức kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ của DN thì giá gốc của NVL là giá bao gồm giá mua trên hóa đơn (giá không có thuế GTGT), chi phí thu mua thực tế (chi phí vận chuyển, bốc dỡ,..)

SVTH: Trần Ngọc Diễm - Lớ Page 31 và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh trong quá trình mua NVL về nhập kho sản xuất. Đối với phế liệu thu hồi: giá trị thực tế nhập kho là giá ước tính thực tế có thể sử dụng được hay giá trị thu hồi tối thiểu.

Giá thực tế NVL nhập kho =

Giá mua ghi trên hóa đơn +

Chi phí mua liên quan (nếu có) -

Các khoản giảm trừ (nếu có)  Nguyên tắc nhất quán: DN phải đảm bảo các phương pháp kế toán áp dụng đánh giá NVL phải nhất quán, phương pháp được DN lựa chọn áp dụng phải nhất quán áp dụng trong suốt niên độ kế toán. DN có thể thay đổi phương pháp đã chọn nhưng phải đảm bảo phương pháp thay thế cho phép trình bày thông tin kế toán một cách trung thực và hợp lý và DN phải đảm bảo giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi đó.

 Hiện nay DN không tiến hành lập dự phòng giảm giá NVL vì vậy không tuân theo nguyên tắc thận trọng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh quảng cáo Hoàng Phi (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)