Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động các NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 27)

1.2.1. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất và thƣờng xuyên xảy ra ở các NHTM xảy ra ở các NHTM

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhƣng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Các thống kê và nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm đến 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng. Mặc dù hiện nay đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng, theo đó thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hƣớng giảm xuống và thu từ dịch vụ có xu hƣớng tăng lên nhƣng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm từ ½ đến 2/3 thu nhập ngân hàng (Peter Rose, Quản trị NHTM). Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chập nhận đƣợc là bản chất ngân hàng.P.Volker, cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ(FED) cho rằng : “Nếu ngân hàng không có những khoản vay tồi thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”. Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân gây tổn thất và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến chất lƣợng kinh doanh ngân hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm tê liệt khả năng thanh toán của ngân hàng, thậm chí đƣa ngân hàng đến bờ vực phá sản. Chính vì vậy trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng không đƣợc xem nhẹ vấn đề rủi ro tín dụng.

1.2.2. Sự cần thiết của hạn chế rủi ro tín dụng

Đối với các NHTM trên thế giới, phần hoạt động tín dụng chỉ chiếm một tỷ lệ khoảng 1/3 trong hoạt động của NH trong khi đó, ở Việt Nam hoạt động tín dụng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 60 – 70% trong danh mục tài sản có. Đặc biệt, nguồn tín dụng này đang đóng vai trò kênh dẫn vốn chủ đạo cho các doanh nghiệp. Vì vậy vấn đề RRTD có ảnh hƣởng rất lớn đến sự an toàn của các NH ở Việt Nam và có tác động đáng kể đến toàn bộ nền kinh tế.

Đối với NH, việc không thu hồi đƣợc vốn tín dụng và lãi vay cùng với việc vẫn phải duy trì việc trả gốc và lãi cho các khoản tiền huy động là thu chi của NH mất cân đối. Hậu quả tiếp theo là vòng quay vốn tín dụng của NH giảm, việc kinh doanh của NH không hiệu quả. Khi gặp phải RRTD NH có nguy cơ cao bị rơi

vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, giảm sút uy tín, mất lòng tin đối với ngƣời gửi tiền. Nếu tình trạng này kéo dài, việc NH phá sản là không thể tránh khỏi, gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống NH và cả nền kinh tế.

Quản lý RRTD tốt sẽ tạo điều kiện cho NH sàng lọc những KH có tình hình tài chính tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có tiềm năng phát triển,… nhằm giúp việc tài trợ vốn của NH mang lại hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho NH trong cạnh tranh.

1.2.3. Các bứơc cụ thể của hạn chế rủi ro tín dụng

Xác định rủi ro tín dụng: Xác định rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống đối với các loại hoạt động kinh doanh của NH thông qua việc phân tích KH , môi trƣờng kinh doanh, đặc thù các sản phẩm, dịch vụ và quy trình nghiệp vụ. Xác định rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trƣờng hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của NH nhằm thống kê đƣợc tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo đƣợc những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp.

Xác đinh xác suất và mức độ thiệt hại có thể xảy ra của các rủi ro đã đƣợc xác định: Là việc thu thập số liệu và phân tích đánh giá, từ đó xác định xác suất và mức độ thiệt hại có thể xảy ra.

Phát triển các công cụ để giảm xác suất hoặc thiệt hại xảy ra: Là việc sử dụng các biện pháp , kỹ thuật, công cụ, chiến lƣợc, các chƣơng trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh và giảm thiểu những tổn thất không mong đợi có thể xảy ra với NH. Và khi rủi ro đã xảy ra, trƣớc hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, về nguồn lực, về giá trị pháp lý, sau đó có những biện pháp tài trợ rủi ro phù hợp, gồm tự khắc phục và chuyển giao rủi ro.

1.2.4 Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng

Mục tiêu quả quản lý RRTD là để tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở giữ mức độ RRTD hoặc tổ thất tín dụng ở mức NH có thể chấp nhận đƣợc, đƣợc kiểm soát và trong phạm vi nguồn lực tài chính của NH.

1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng

Tuy rủi ro tín dụng là khách quan, song ngân hàng phải quản lý rủi ro tín dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra. Từ những nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng cụ thể hoá thành những dấu hiệu phát sinh trong hoạt động tín dụng, phản ánh rủi ro tín dụng:

1.2.5.1 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) : là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của NHTM, đƣợc dùng để xác định khả năng của NH trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các RRTD, rủi ro vận hành.

1.2.5.2 Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng đã không thực hiện đƣợc nghĩa vụ

thanh toán một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi theo thời hạn đã cam kết.

Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm các khoản nợ đến hạn chƣa đƣợc thanh

toán đã chuyển thành nợ quá hạn. Tỷ lệ này phản ánh trực tiếp chất lƣợng tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn

1.2.5.3. Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu là các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3,4 và 5 (bao gồm nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn).

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ xấu so với tổng dƣ nợ ở một thời điểm nhất định, thƣờng là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng tín dụng tại các TCTD. Chỉ tiêu này đƣợc tính theo công thức (1.3) dƣới đây:

Vốn tự có

CAR (%) = x 100% (1.1)

Tổng tài sản có rủi ro quy đổi

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = x 100% (1.2)

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng, cho biết với 100 đơn vị tiền tệ khi ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà ngân hàng xác định khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi đƣợc đúng hạn tại thời điểm xác định. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng rủi ro càng cao. Tỷ lệ này dao động trong khoảng từ 3% đến 5% thì ngân hàng đƣợc đánh giá là có chất lƣợng tín dụng tốt, các khoản vay an toàn.

1.2.5.4. Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro / nợ xấu

Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn. Nếu tỷ lệ này cao, có nghĩa là khả năng quỹ dự phòng rủi ro đủ bù đắp các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng và ngƣợc lại.

1.2.5.5. Phân loại nợ

Phù hợp với thông lệ quốc tế cũng nhƣ phù hợp với thực tiễn Việt Nam, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005. Theo đó, việc xác định, phân loại nợ xấu của các TCTD đã bƣớc đầu theo sát với thông lệ quốc tệ (phân loại căn cứ vào thực trạng khách hàng chứ không chỉ căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản cấp tín dụng). Đồng thời, các TCTD có thể thực hiện xác định, phân loại các khoản nợ thành 5 nhóm nợ dựa trên phƣơng pháp định lƣợng hoặc định tính.

Phân loại nợ theo phƣơng pháp định lƣợng :

Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) :

Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = x 100 % (1.3) Tổng dƣ nợ tín dụng

- Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

- Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

- Các khoản nợ quá hạn đƣợc phân loại vào nhóm 1 khi khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 06 tháng đối với khoản nợ trung, dài hạn, 03 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ và lãi bị quá hạn và các TCTD có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1 khi khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 06 tháng đối với các khoản nợ trung dài hạn, 03 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ và lãi theo thời hạn đƣợc cơ cấu lại, và TCTD có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) để đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã đƣợc cơ cấu lại còn lại.

Nhóm 2 (nợ cần chú ý) :

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu).

- Các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 2.

Nhóm 3(nợ dưới tiêu chuẩn) :

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày .

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định.

- Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

- Các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 3.

Nhóm 4(nợ nghi ngờ) :.

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. - Các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 4.

Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) :

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý .

- Các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 5.

Cũng theo quy định của NHNN, các TCTD có đủ khả năng và điều kiện thì thực hiện phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính nhƣ sau :

Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ có khả năng thu hồi

đầy đủ nợ gốc và nợ lãi đúng hạn.

Nhóm 2 – Nợ cần chú ý bao gồm các khoản nợ đuợc đánh già là có khả

năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ đánh giá là không có

khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này đƣợc đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ bao gồm các khoản nợ đƣợc đánh giá là khả năng

Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn bao gồm nợ có đủ cơ sở để xác định

không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi không đáng kể.

Trên cơ sở kết quả phân loại nợ nêu trên, NHNN quy định tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ nhƣ sau : nhóm 1 là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50%, nhóm 5 là 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, TCTD trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của TCTD. Đồng thời các TCTD trích lập dự phòng chung với tỷ lệ 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 để dự phòng cho những tổn thất chƣa xác định. Tuy nhiên việc phân loại nợ phải đƣợc NHNN chấp thuận và phải dựa trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ có xem xét đến đặc điểm hoạt động kinh doanh, đối tƣợng khách hàng, tính chất rủi ro khoản nợ từng ngân hàng

1.2.5.6. Các chỉ tiêu khác

Ngoài các chỉ tiêu định lƣợng trên, ngân hàng còn dùng rất nhiều chỉ tiêu khác để đánh giá rủi ro tín dụng nhƣ : tính đa dạng hóa của tài sản, chấm điểm khách hàng, trích lập quỹ dự phòng, đặt giá đối với các khoản vay…

- Chấm điểm khách hàng : Bằng việc phân tích tình hình tài chính, hiệu quả phƣơng án đi vay, năng lực quản lý của doanh nghiệp… ngân hàng sẽ lập một bộ hồ sơ khách hàng và dựa vào những thông số trên để xếp loại và cho điểm. Ngân hàng sẽ lập một thang điểm chuẩn rồi dựa vào đó đánh giá và chấm điểm khách hàng.

- Quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng: Đối với những khách hàng có quan hệ lâu dài và tốt đẹp với ngân hàng thì ngân hàng sẽ yên tâm hơn, mức độ rủi ro sẽ thấp hơn. Những khách hàng này sẽ đƣợc ngân hàng cho vay với nhiều ƣu đãi nhƣ lãi suất thấp, có thể không cần bảo đảm tiền vay, không chịu nhiều sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng. Còn đối với những khách hàng mới lập quan hệ với ngân hàng chƣa lâu, chƣa có uy tín cao thì ngân hàng cần có nhiều thời gian để thu thập thông tin về khách hàng này, chi phí sẽ cao hơn và lƣợng thông tin có thể sẽ không đầy đủ. Do vậy đối với những đối tƣợng này thì ngân hàng rất có thể sẽ gặp nhiều rủi ro hơn.

- Các khoản vay có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo : Với những hình thức đảm bảo khác nhau thì mức độ rủi ro cũng khác nhau và ngân hàng cũng quản lý những khoản vay này theo những phƣơng thức khác nhau. Thông thƣờng thì khoản vay nào cũng cần có tài sản đảm bảo nhƣng đối với một số khoản vay theo chỉ thị của cấp trên, các khoản vay đối với các công ty uy tín thì không cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 27)