Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại BIDV Bảo Lộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 55)

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển

2.2.3 Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại BIDV Bảo Lộc

2.2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc.

Trong thời gian qua, BIDV Bảo Lộc đã đặc biệt chú trọng tới công tác hạn chế rủi ro tín dụng, vì vậy công tác này đã đạt đƣợc một số thành quả nhất định nhƣ:

STT Tên đơn vị Rủi ro ngân hàng đƣợc xử lý bằng DPRR theo thông báo Thu nợ lũy kế đến 31/12/2016 Rủi ro ngân hàng đƣợc xử lý bằng DPRR còn đến 31/12/2016 Tỷ lệ thu hồi nợ 1 Đồng Nai 51,807 45,760 6,047 88.33% 2 HCM 1,001,582 377,405 624,177 37.68% 3 Sở giao dịch 750,643 264,811 485,832 35.28% 4 Tân Thuận 255,770 80,138 175,632 31.33% 5 Đà Nẵng 168,920 50,710 118,210 30.02% 6 Cần Thơ 81,506 15,853 65,653 19.45% 7 Nha Trang 280,590 44,997 235,593 16.04% 8 Hà Nội 100,184 12,683 87,501 12.66% 9 Hải Phòng 55,736 3,231 52,505 5.8% 10 Huế 217,002 10,334 206,668 4.76%

Thứ nhất, tổ chức bộ máy tín dụng của BIDV Bảo Lộc ngày càng chuyên nghiệp hơn. BIDV Bảo Lộc đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao vừa tăng cƣờng khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng Khách hàng); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng Quản lý rủi ro); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ).

Thứ hai, theo phân tích phân loại dƣ nợ theo hình thức đảm bảo nợ vay thì hầu hết dƣ nợ cho vay của chi nhánh là có đảm bảo bằng tài sản thế chấp và chiếm khoảng 98% so với tổng dƣ nợ cho vay. Đây là một cơ sở để đảm bảo cho việc thu nợ của ngân hàng trong trƣờng hợp khách hàng không có khả năng trả nợ thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo. Với dƣ nợ có đảm bảo bằng tài sản chiếm trên 98%, hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ ít rủi ro hơn, khả năng thu hồi nợ từ cho vay sẽ cao hơn.

Thứ ba, tỷ lệ nợ quá hạn tại BIDV Bảo Lộc luôn đƣợc duy trì ở mức thấp hơn cho phép (dƣới 5% tổng dƣ nợ).

Trong những năm qua, cùng với việc dƣ nợ tín dụng tăng lên mạnh mẽ nhƣng tỷ lệ nợ quá hạn vẫn đƣợc khống chế dƣới mức cho phép của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, điều đó thể hiện kết quả và nỗ lực không ngừng của Chi nhánh trong việc mở rộng tín dụng nhƣng luôn quan tâm, chú trọng đến chất lƣợng tín dụng. Bên cạnh đó, sau khi triển khai thực hiện phân loại nợ theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN các tiêu chí phân loại nợ đã tiệm cận chuẩn mực theo thông lệ quốc tế, chi nhánh đã xây dựng và áp dụng đồng bộ chính sách phân loại nợ phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam, với quy định của BIDV Trung Ƣơng. Chất lƣợng tín dụng đã từng bƣớc đƣợc kiểm soát chặt chẽ, cụ thể từng khách hàng, từng ngành nghề, từng loại hình công ty, chi nhánh đã xây dựng cụ thể kế hoạch phân loại nợ, đề ra kế hoạch giảm nợ xấu đến từng khách hàng, chủ động hơn trong việc kiểm soát chất lƣợng tín dụng, sớm phát hiện rủi ro tiểm ẩn có thể phát sinh, dự kiến số tiền trích lập dự phòng rủi ro từng

tháng và thực hiện kế hoạch trích lập dự phòng rủi ro phân bổ từng quý để giảm bớt chi phí thay vì phải phải trích vào cuối năm để ngân hàng chủ động trong kế hoạch tài chính ngay từ đầu năm.

2.2.3.2. Những mặt còn yếu kém.

Bên cạnh những mặt đạt đƣợc trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Viêt Nam chi nhánh Bảo Lộc còn có một số tồn tại sau:

Một là, mức ủy quyền phán quyết tại Chi nhánh thấp. Mức ủy quyền phán quyết của giám đốc BIDV Chi nhánh Bảo Lộc là 35 tỷ đồng đối với một khách hàng, bao gồm tổng dƣ nợ cho vay, bảo lãnh. Những khách hàng có nhu cầu lớn hơn 35 tỷ đồng, Chi nhánh phải trình Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Viêt Nam. Điều này đòi hỏi mất một khoảng thời gian 10 đến 15 ngày từ lúc nhận hồ sơ của Chi nhánh đến khi có Quyết định từ Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Viêt Nam. Trong thời gian tới, khi nhu cầu các doanh nghiệp ngày càng cao nhằm mở rộng quy mô hoạt động thì điều này sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh của Chi nhánh.

Thứ hai, chƣa tiến hành chuyên môn hoá trong công tác xử lý nợ xấu.Công tác xử lý nợ xấu của chi nhánh còn chƣa tốt, chƣa tiến hành chuyên môn hoá trong công tác xử lý nợ xấu. Từ tháng 5/2009, thực hiện chỉ đạo của Tổng giám đốc về thành lập Tổ xử lý nợ các chi nhánh, chi nhánh đã lập ra một tổ xử lý nợ xấu gồm 3 thành viên: Giám đốc chi nhánh, trƣởng phòng Khách hàng và 1 cán bộ Khách hàng. Các thành viên trong tổ xử lý nợ xấu chỉ kiêm nhiệm thêm công tác xử lý nợ xấu, thêm vào đó do khối lƣợng công việc quá nhiều, các thành viên này chƣa bố trí đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu kỹ các văn bản chế độ mới ban hành của Nhà nƣớc cũng nhƣ hƣớng dẫn của ngành về xử lý nợ xấu.

Thứ ba, theo quy trình, nhiệm vụ phát hiện các dấu hiệu rủi ro chủ yếu do phòng Khách Hàng thực hiện bởi đây là bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng, thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay…nên có khả năng phát hiện kịp thời những biến động bất lợi. Trong công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng,

nhiệm vụ chủ yếu lại do phòng Quản lý rủi ro thực hiện trên cơ sở thông tin định lƣợng từ hệ thống có sự phối hợp cung cấp các thông tin của phòng Khách hàng. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy sự phối hợp giữa các bộ phận còn hạn chế, công tác phát hiện rủi ro tín dụng mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (phát sinh nợ quá hạn, nợ cơ cấu, khách hàng kinh doanh thua lỗ….).Khả năng phòng ngừa và dự báo từ xa chƣa tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ, hệ thống thông tin thị trƣờng và xử lý thông tin qua các phân tích, dự báo chƣa tốt, công tác kiểm tra sử dụng vốn còn hời hợt, chủ yếu dựa vào các báo cáo do khách hàng cung cấp.

Thứ tƣ, thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng là rất lớn. Khi xem xét cho vay đối với một khách hàng mới, ngân hàng hầu nhƣ không có những thông tin đủ độ tin cậy để ra quyết định. Trong công tác thẩm định thì những mối quan hệ với láng giềng, với đối tác… là những thông tin quan trọng, tuy nhiên, việc cán bộ khách hàng từ địa bàn này đến địa bàn khác xét vay, với cách sống biệt lập của ngƣời dân thành phố, ngân hàng không có thêm bất kỳ thông tin nào ngoài thông tin từ chính khách hàng vay. Nguồn duy nhất mà các ngân hàng có thể khai thác thông tin tín dụng hiện nay là Trung tâm Thông tin Tín dụng của NHNN (CIC).Tuy nhiên, chất lƣợng thông tin không đáp ứng đƣợc yêu cầu, đã có nhiều khách hàng phàn nàn với ngân hàng rằng thông tin CIC của họ vẫn còn dƣ nợ mặc dù khoản vay đã tất toán từ lâu. Từ đó có thể thấy thông tin chƣa theo đƣợc thực tế, đặc biệt là thông tin về tài chính của khách hàng. Chi nhánh Bảo Lộc nói riêng và toàn hệ thống BIDV nói chung chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống thông tin tín dụng đủ mạnh và đẩy đủ, nhanh chóng để tất cả các chi nhánh trong hệ thống đều có thể tra cứu thông tin về khách hàng mình, do đó đã gây chậm trễ trong khâu thẩm định, bỏ lỡ nhiều khách hàng tốt đang thực sự cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những thƣơng vụ sinh lời cao.

Thứ năm, do phải chạy theo kế họach về mức dƣ nợ tín dụng Trung ƣơng giao hàng năm mà chi nhánh bằng mọi cách phải tăng trƣởng tín dụng bằng các biện pháp nhƣ cho vay ồ ạt, thiếu chọn lọc, ép doanh nghiệp nhận nợ tại thời điểm kết

thúc năm tài chính trong khi doanh nghiệp chƣa cần vốn…. Đây là một sự bất hợp lý của cách thức làm việc và quản lý theo hệ thống chỉ tiêu, kế hoạch. Bằng mọi cách, lúc nào năm sau cũng phải hơn năm trƣớc mới đƣợc đánh giá là tốt, là hiệu quả bất kể tình hình kinh tế và điều kiện môi trƣờng kinh doanh tốt hay xấu.

Thứ sáu, Công tác quản lý và đào tạo cán bộ không đƣợc quan tâm đúng mức là nguyên nhân gây nên rủi ro đạo đức của cán bộ, vừa không khuyến khích đƣợc ngƣời tài vừa tạo ra một lớp cán bộ vừa thiếu vừa yếu. Công tác thẩm định cho vay còn nhiều sơ hở, không bao quát hết đƣợc các tình huống có thể xảy ra để chủ động ngăn ngừa và có biện pháp xử lý kịp thời. Sự tuân thủ quy trình tín dụng của hệ thống chƣa đƣợc tuân thủ nghiêm và thiếu thận trọng. Một số khoản tín dụng đƣợc phê duyệt một cách vội vàng, chạy theo yêu cầu của khách hàng, thiếu sự phân tích, thẩm định kỹ càng của cán bộ quản lý khoản vay. Quá trình kiểm tra, giám sát không đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích và cũng là nguyên nhân gây nên sự thông đồng giữa cán bộ ngân hàng và khách hàng vay vốn.

2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong thời gian qua tại BIDV Bảo Lộc Lộc

2.3.1. Nguyên nhân khách quan

2.3.1.1. Sự biến động của nền kinh tế thế giới trong thời gian qua

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam tiếp tục gánh chịu các bất ổn, thị trƣờng tiêu dùng trên thế giới sụt giảm mạnh do các tác động của cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu, làm ảnh hƣởng rất lớn đến nhu cầu tiêu thụ và giá cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu trong nƣớc, trong đó có một số ngành nông sản chủ chốt nhƣ điều, cà phê, chè,… Môi trƣờng kinh tế không ổn định gây ảnh hƣởng trực tiếp cho khách hàng và gián tiếp gây ra RRTD cho NH.

2.3.1.2. Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật và thực thi pháp luật

Hiện nay Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Dân sự, Luật tố tụng dân sự...và các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Tuy nhiên việc triển khai còn chậm và nhiều chồng chéo gây khó khăn cho ngân hàng. Ví dụ theo quy định ngân hàng đƣợc quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, tuy nhiên trong thực tế khi khách hàng đã vi phạm hợp đồng tín dụng thì phần lớn khách hàng không tự nguyện giao tài sản để ngân hàng xử lý. Khi đó không có cơ quan chức năng nào hỗ trợ ngân hàng mà ngân hàng phải kiện ra tòa, thời gian kể từ ngày nhận đơn đến khi thi hành án theo quy định tối đa là 07 tháng đối với vụ án kinh doanh thƣơng mại (bên vay vốn là tổ chức) và 10 tháng đối với vụ án dân sự (bên vay vốn là cá nhân). Tuy nhiên trong thực tế 1 vụ khiếu kiện thông thƣờng mất từ 1 đến 2 năm gây mất thời gian cho ngân hàng trong việc giải quyết nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng và hiệu quả kinh doanh của khoản vay xét về thời gian là không cao

2.3.1.3. Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chƣa hiệu quả của NHNN

Chức năng thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh ngân hàng của NHNN chƣa thực sự phát huy. Thực tế NHNN chỉ thực hiện thanh tra thực tế tại một ít ngân hàng, phần lớn là giám sát từ xa dựa trên báo cáo hàng tháng, quý của các NHTM. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra ngân hàng còn chƣa theo kịp. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm. Do vậy mà có những sai phạm của các ngân hàng không đƣợc thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp

2.3.1.4. Các nguyên nhân bất khả kháng của thời tiết

Bảo Lộc là địa phƣơng rất thuận lợi cho sự phát triển các ngành trồng cây công nghiêp nhƣ chè, cà phê,….Tuy nhiên đây cũng là những ngành vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết. Trong thời gian qua Bảo Lộc luôn phải gánh chịu những biến động bất thƣờng của thời tiết nhƣ : mƣa nhiều, khô hạn, mất mùa…. ảnh hƣởng nghiêm trọng đến họat động sản xuất kinh doanh của ngƣời đân địa phƣơng cũng nhƣ các doanh nghiệp trà, cà phê, gây khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng của các

doanh nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại chi nhánh BIDV Bảo Lộc.

2.3.2. Nguyên nhân chủ quan 2.3.2.1. Từ phía khách hàng vay 2.3.2.1. Từ phía khách hàng vay

- Do năng lực tài chính của khách hàng yếu kém

Quy mô tài sản và nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Với năng lực tài chính nhƣ vậy nên để hoạt động đƣợc thì họ phải dựa vào số vốn vay ngân hàng, tỷ trọng vốn tự có tham gia vào các dự án kinh doanh không đáng kể, cho nên mọi thua lỗ, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng sẽ tác động ngay tới ngân hàng, nếu doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản thì ngân hàng có nguy cơ mất vốn.

Ngoài ra do thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác và rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chƣa đƣợc các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cấp cho BIDV Bảo Lộc khi đề nghị vay vốn nhiều khi mang tính hình thức hơn thực chất. Và hiện nay chƣa có bất cứ chế tài nào buộc các doanh nghiệp phải kiếm toán báo cáo tài chính của mình nên ngân hàng không thể buộc khách hàng đƣợc. Cho nên khi cán bộ Khách hàng lập bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp thƣờng thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao BIDV Bảo Lộc vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp nhƣ là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.

Kết quả khảo sát về rủi ro tín dụng do năng lực tài chính khách hàng yếu kém

Thang trả lời

Thƣờng xảy ra Ít xảy ra Không xảy ra

57% 42% 1%

Đa số khách hàng khi vay vốn ngân hàng đều có phƣơng án kinh doanh cụ thể, khả thi. Để đảm bảo khả năng trả nợ theo nhƣ kế hoạch kinh doanh đã thẩm định thì đòi hỏi khách hàng phải sử dụng nguồn vốn đã giải ngân vào đúng mục đích kinh doanh đã giải trình thì mới đảm bảo vòng quay vốn và dòng tiền về đúng hạn trả nợ. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc này nên sau khi giải ngân, BIDV Bảo Lộc luôn yêu cầu các cán bộ phòng Khách hàng định kỳ phải trực tiếp đi xuống các khách hàng giám sát tình hình sử dụng vốn vay và phải làm báo cáo thực tế để đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích nhƣ đã cam kết và qua đó để biết tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng nhƣ thế nào? Có đảm bảo khả năng trả nợ vay cho ngân hàng hay không? Tuy nhiên sau khi kiểm tra thì không ít

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)