Tăng cƣờng giám sát trong và sau khi cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 73 - 75)

3.2. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh BIDV Bảo Lộc

3.2.2. Tăng cƣờng giám sát trong và sau khi cho vay

Tại chi nhánh, việc kiểm tra trong và sau khi giải ngân thực hiện hết sức lỏng lẻo và mang tính hình thức.Chỉ khi đƣợc thông báo có đoàn thanh tra hay kiểm toán sắp đến làm việc tại chi nhánh thì cán bộ mới vội vàng đi kiểm tra khách hàng và lập biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay (ghi lùi ngày thực hiện) để đối phó. Điều này dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích mà ngân hàng vẫn không biết. Việc kiểm tra trong và sau khi cho vay nhằm mục đích :

+ Đảm bảo việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích nhƣ đã thỏa thuận.

+ Cập nhật trông tin thƣờng xuyên về khách hàng, kể cả các khách hàng tốt.

+ Phát hiện kịp thời các dấu hiện rủi ro và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.

Do đó sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ Khách hàng phải thƣờng xuyên giám sát, kiểm tra sự biến động về tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng qua sổ sách kế toán tại ngân hàng đối chiếu với việc kiểm tra tại đơn vị một cách thƣờng xuyên đảm bảo 3 tháng/lần đối với cho vay ngắn hạn và 6 tháng/lần đối với cho vay dài hạn. Nội dung kiểm tra và kết quả kiểm tra phải đƣợc ghi nhận vào biên bản, trong đó nêu rõ :

+ Việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không? nêu rõ nguyên nhân gây ra sự sai lệch.

+ Về đối tƣợng vay vốn có phù hợp với dƣ nợ hay không (Giá trị vật tƣ hàng hóa có phù hợp với dƣ nợ hay không).Phù hợp ở đây nghĩa là giá trị vật tƣ hàng hóa ở đây bao gồm cả vốn vay ngân hàng và vốn tự có của khách hàng tham gia và phƣơng án, dự án theo quy định từng thời kỳ của ngân hàng.

+ Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của khách hàng (khách hàng doanh nghiệp) hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập (khách hàng cá nhân). Đánh giá ảnh hƣởng của các thay đổi này đến khả năng trả nợ.

+Tình hình yếu tố đầu vào, thị trƣờng tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật tại thời điểm kiểm tra.

+Tình hình doanh thu, công nợ.

+ Ý kiến của khách hàng về kế hoạch trả nợ trong trƣờng hợp có các thay đổi ảnh hƣởng đến việc trả nợ.

+ Sự hiện hữu và tình trạng của tài sản cầm cố, thế chấp.

+ Nhận xét của cán bộ Khách hàng về việc sử dụng vốn vay và tình hình của khách hàng vay.

Nếu có dấu hiệu bất thƣờng nào của khách hàng ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của khoản vay, cán bộ Khách hàng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Ban lãnh đạo để có hƣớng giải quyết kịp thời và thích hợp.Nếu nghi ngờ có dấu hiệu rủi ro cho khoản vay, phụ trách phòng Khách hàng phải trao đổi với cán bộ Khách hàng phụ trách và trực tiếp gặp khách hàng để xác minh thêm. Trách nhiệm của lãnh đạo phòng là phải luôn giám sát thƣờng xuyên danh mục cho vay của đơn vị mình, hiểu rõ các khách hàng vay và kiểm tra đƣợc công việc thực hiện của các bộ Khách hàng thuộc cấp.

Phòng khách hàng nên yêu cầu khách hàng chuyển các giao dịch về tài khoản chi nhánh để có thể quan sát và theo dõi tình hình kinh doanh của khách hàng có những thay đổi bất thƣờng nào không, trên cơ sở đó chi nhánh đƣợc quyền chủ động trích tài khoản khách hàng để thu hồi nợ, ngay cả khi món vay đó chƣa đến hạn nếu nhận thấy khoản vay có tiềm ẩn rủi ro cao.Đây là cách giám sát từ xa.

Ngân hàng ngoài tƣ cách là ngƣời cho vay hãy tham gia cùng doanh nghiệp với tƣ cách là nhà đầu tƣ vào dự án, cùng hƣởng lợi khi dự án hoạt động tốt và cùng chung sức khi dự án gặp trở ngại. Có nhƣ vậy, chất lƣợng phân tích, thẩm định cho vay của ngân hàng sẽ đƣợc nâng lên một tầm cao mới, vừa giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vừa nâng cao đƣợc thu nhập, uy tín và chất lƣợng hoạt động của ngân hàng.

Khi có sự thay đổi về nhân sự quản chuyển hồ sơ từ cán bộ Khách hàng sang cán bộ Khách hàng khác cần quy định cụ thể trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao. Có thể quy đinh việc lập sổ nhật ký tín dụng về các lần phát vay, thu nợ, biến động tài sản bảo đảm, tình hình kinh doanh và tài chính đảm bảo sự liên tục, thuận tiện trong việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ giữa các cán bộ Khách hàng.

Kết quả khảo sát ý kiến hạn chế rủi ro tín dụng là tăng cƣờng giám sát trong và sau khi cho vay

Thang trả lời

Thật sự cần thiết Ít cần thiết

90% 10%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)